Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Để kinh tế trang trại Hà Nội phát triển xứng tầm

LNV - Kinh tế trang trại của thành phố Hà Nội mạnh cả về số lượng và chất lượng, doanh thu cao, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Tuy nhiên, khu vực này còn không ít rào cản về đất đai, vốn, nhân lực, ứng dụng công nghệ cao, kết nối tiêu thụ sản phẩm... đòi hỏi ngành Nông nghiệp, các địa phương, chủ trang trại... nỗ lực hơn nữa, tạo động lực cho kinh tế trang trại phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành Nông nghiệp bền vững.
Đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng còn khó khăn

Đời sống người dân tăng lên nhờ phát triển mô hình kinh tế trang trại - đó là khẳng định của anh Phùng Văn Thụy ở thôn Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì). Nhờ phát triển trang trại chăn nuôi lợn quy mô 600 con lợn nái, gần 1.000 con lợn thịt, mỗi năm trừ chi phí, gia đình thu lãi khoảng 1 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Nguyễn Chí Viễn chia sẻ: Việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện đang có sự chuyển biến rõ rệt trong sản xuất, kinh doanh, sản phẩm hàng hóa phù hợp với yêu cầu của thị trường, đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều trang trại đã chủ động được giống và sản xuất giống cây trồng, vật nuôi tốt cung ứng cho nông dân trong vùng. Toàn huyện đã có 201 trang trại, tổng doanh thu từ các trang trại đạt gần 2.200 tỷ đồng/năm, lợi nhuận trung bình 412 tỷ đồng/năm.

Trang trại trồng rau hữu cơ của Công ty cổ phần Sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn Vinh Hà (thôn Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên).


Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất Hoàng Chí Lượng, toàn huyện có 144 trang trại. Nhiều trang trại sản xuất hàng hóa chuyên canh, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo dựng được thương hiệu cho nông sản... Điển hình là trang trại Hoa Viên tại xã Yên Bình với sản phẩm rau hữu cơ Đại Ngàn.

Về lĩnh vực này, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) Nguyễn Văn Chí cho biết, đến hết năm 2019, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 3.150 trang trại, tăng khoảng 500 trang trại so với năm 2015. Kinh tế trang trại đã cung cấp cho thị trường Thủ đô hàng trăm nghìn tấn lương thực, thực phẩm các loại. Loại hình kinh tế này sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có, đặc biệt là nguồn lực lao động và đất đai, nội lực vốn của chủ hộ.

Nhiều trang trại đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, hiệu quả kinh tế cao. Trong ảnh: Một trang trại trồng dưa lưới ở xã Hồng Quang (huyện Ứng Hòa).


Tuy nhiên, phát triển kinh tế trang trại vẫn còn nhiều khó khăn. Hà Nội hiện mới có 178 trang trại được cấp giấy chứng nhận, quy mô diện tích đất các trang trại còn nhỏ, đạt trung bình 1,5ha. Nguồn vốn đầu tư vào sản xuất chủ yếu là vốn hộ gia đình tự có; trình độ chuyên môn của chủ trang trại chưa đáp ứng được yêu cầu; mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều... Kinh tế trang trại cần được gỡ khó để thúc đẩy tăng trưởng.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa) cho biết: Trang trại mong muốn được các cấp chính quyền tạo điều kiện vay vốn phát triển sản xuất; tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Thêm hỗ trợ để phát triển bền vững

Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí, áp dụng Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28-2-2020 quy định tiêu chí kinh tế trang trại nên hiện nay, Chi cục đang rà soát số lượng các trang trại để báo cáo thành phố, có thể số trang trại sẽ giảm. Dự kiến đến 31-12-2020, toàn thành phố còn khoảng 1.816 trang trại.

Thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện phát triển trang trại trên địa bàn thành phố; đồng thời, tạo môi trường thuận lợi nhằm tác động trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tính tự chủ, khai thác tối đa tiềm lực, lợi thế từ các thành phần kinh tế tập thể, nâng cao vai trò của kinh tế tập thể trong sự phát triển chung của thành phố... Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2025, tổng số trang trại trên địa bàn là 1.950 trang trại, số lao động làm việc trong các trang trại là 7.730 người.

Để hỗ trợ kinh tế trang trại, ngành Nông nghiệp Hà Nội chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp các quận, huyện, thị xã xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; tổ chức tập huấn về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, bảo quản chế biến và cung cấp thông tin thị trường, đào tạo quản lý từ chương trình khuyến nông để các chủ trang trại ứng dụng vào sản xuất đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, ngành cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh đầu tư, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thương mại, kết nối cung - cầu “từ trang trại tới bàn ăn”. Các quỹ hỗ trợ nông dân và quỹ khuyến nông cũng sẽ tạo điều kiện cho các trang trại tiếp cận nguồn vốn vay hiệu quả; đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận cho các trang trại để được hưởng các chính sách khuyến khích của Nhà nước.

Trồng rau hữu cơ ở Trang trại Hoa Viên (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất).


Dưới góc độ địa phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Hồ Việt Hùng cho biết, huyện Sóc Sơn sẽ đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới gắn với quy hoạch nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển bền vững. Huyện cũng sẽ phát triển kinh tế trang trại phù hợp với 3 vùng sinh thái, sản xuất tập trung bảo đảm theo tiêu chí quy định.

Tương tự, theo ông Nguyễn Trọng Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên, địa phương sẽ tập trung, khuyến khích phát triển mô hình trang trại ứng dụng công nghệ cao, trang trại sản xuất theo hướng thực phẩm sạch, có quản lý chất lượng nông sản trong sản xuất, kinh doanh theo hướng VietGAP nhằm cung cấp cho thị trường sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. Huyện cũng có chính sách hỗ trợ các chủ trang trại về đất đai, miễn giảm thuế, vay vốn ưu đãi... giúp các trang trại phát triển sản xuất lâu dài; tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất chế biến, tiêu thụ hàng hóa nông sản...

Theo HNM

Tin liên quan

Tin mới hơn

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
TPHCM: Phấn đấu có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu

TPHCM: Phấn đấu có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu

LNV - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn vùng nông thôn TP.HCM với mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025, có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố giai đoạn 2021 – 2025.
Phú Yên thành lập mới ít nhất 15 hợp tác xã vào năm 2030

Phú Yên thành lập mới ít nhất 15 hợp tác xã vào năm 2030

LNV - Tỉnh Phú Yên đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ tư vấn, hỗ trợ thành lập mới ít nhất 15 hợp tác xã (HTX), 45 tổ hợp tác (THT) trong nông nghiệp; củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cho 34 HTX nông nghiệp.
Đại Phác - vùng quê có nhiều đổi thay

Đại Phác - vùng quê có nhiều đổi thay

LNV - Về xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu Đại Phác, huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) điều khiến ai cũng phải ấn tượng là bởi vùng quê này đã có nhiều đổi thay rõ nét. Nhiều ngôi nhà xây mới mọc lên, những con đường rợp bóng cây xanh và các loài hoa khoe sắc, đồng lúa xanh màu no ấm...
Làng nông thôn mới - Saemaul ở Hậu Giang

Làng nông thôn mới - Saemaul ở Hậu Giang

LNV - Cuối năm 2015, UBND tỉnh Hậu Giang ký kết hợp tác cùng quỹ toàn cầu hóa nông thôn mới (NTM) Saemaul Undong Hàn Quốc triển khai Dự án Làng NTM-Saemaul
Hà Giang: Xã Đồng Tâm hân hoan, phấn khởi về đích Nông thôn mới

Hà Giang: Xã Đồng Tâm hân hoan, phấn khởi về đích Nông thôn mới

LNV - Đồng Tâm là một trong ba xã của huyện Bắc Quang được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) năm 2023; đây là kết quả đáng tự hào sau hơn 10 năm đồng lòng, chung sức nỗ lực vượt khó của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Về đích NTM đem lại cho người dân niềm phấn khởi, nguồn động lực để không ngừng cố gắng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Tin khác

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký các Quyết định số 632, 633/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Đất Đỏ và huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Sơn La: Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Tiêu chí môi trường, là một trong những tiêu chí khó trong hành trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương trong tỉnh triển khai nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân hoàn thiện, duy trì và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu thuộc tiêu chí môi trường; chủ động lồng ghép các nội dung của chương trình vào từng ngành, lĩnh vực có liên quan... góp phần xây dựng nông thôn mới.
Tuyên Quang: Thêm 5 xã được công nhận nông thôn mới nâng cao

Tuyên Quang: Thêm 5 xã được công nhận nông thôn mới nâng cao

LNV - UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành quyết định công nhận thêm 12 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM), trong đó có 05 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Thanh Hoá: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong phong trào XDNTM đã được các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tập trung chỉ đạo, nhằm lưu giữ và phát triển nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân.
Nghệ An: Trên 39.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Nghệ An: Trên 39.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

LNV - Trong giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh Nghệ An có thêm 39 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và thêm 32 thôn, bản đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã NTM toàn tỉnh lên 319 xã/411 xã.
Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Phấn đấu về đích Nông thôn mới nâng cao

Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Phấn đấu về đích Nông thôn mới nâng cao

LNV - Huyện Yên Định phấn đấu đạt huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024 nên còn rất nhiều việc phải làm và tập trung cao, chỉ đạo quyết liệt, nỗ lực lớn mới hoàn thành.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Cách trung tâm huyện 07 km, Vạn Thắng là xã thuộc vùng nội đồng của huyện Ba Vì (Hà Nội), có tổng diện tích đất tự nhiên 990,67 ha, dân số 3.904 hộ, 16.469 nhân khẩu cư trú tại 07 thôn trong xã. Nền kinh tế của xã đa thành phần, gồm sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

LNV - Đến nay, toàn tỉnh có 09/09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 85/85 xã đạt chuẩn NTM; 51/85 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 639/640 ấp đạt chuẩn văn hóa, ấp NTM (99,8%); 82 ấp NTM kiểu mẫu (12,8%); 02 huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt NTM nâng cao.
Xã Quảng Ninh đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Xã Quảng Ninh đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao

LNV - Sáng ngày 30/6, xã Quảng Ninh huyện Quảng Xương tổ chức lễ công bố và đón nhận quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Nghệ An: Thêm 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao

Nghệ An: Thêm 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao

LNV - Ngày 28/6, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2023. ​​​​​​
Phước Quang vinh dự là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bình Định

Phước Quang vinh dự là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bình Định

LNV - Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Phước Quang, huyện Tuy Phước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, chung sức, đồng lòng về đích đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023. Đây là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bình Định.
Long An: Hội LHPN huyện Cần Giuộc chung tay xây dựng nông thôn mới

Long An: Hội LHPN huyện Cần Giuộc chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Đóng góp vào phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đã triển khai, thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Từ đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.
Nam Định: Mặt trận Tổ quốc Xuân Trường vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định: Mặt trận Tổ quốc Xuân Trường vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

LNV - Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện Xuân Trường xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ và tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), thấy được quyền lợi, trách nhiệm của mình để từ đó chủ động tham gia.
Hà Nội: Xã Dương Quang được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Xã Dương Quang được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng 17/05, Đảng uỷ-HĐND-UBND-UBMTTQ xã Dương Quang, huyện Gia Lâm tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” và kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 19/05/2024).
Thanh Hóa: Huyện Hà Trung về đích nông thôn mới

Thanh Hóa: Huyện Hà Trung về đích nông thôn mới

LNV - Huyện Hà Trung là huyện đồng bằng nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 25km. Là địa phương giàu truyền thống cách mạng, văn hóa. Sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đến nay Hà Trung đã cán đích ngoạn mục.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động