Hà Nội: 18°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị: Tạo bước đột phá lớn

LNV - Đến nay thành phố Hà Nội đã có 12/18 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện các địa phương đang tích cực đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với các tiêu chí đô thị nhằm tạo bước đột phá lớn, để sớm hoàn thành mục tiêu: Đến năm 2025, có 5 huyện và đến năm 2030 có thêm 3 huyện trở thành quận.


Huyện Gia Lâm đã, đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Ảnh: Nguyễn Quang​


Nhiều khó khăn, thách thức

Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025” (Chương trình số 04-CTr/TU) xác định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị; đồng thời xác định rõ mục tiêu phát triển 5 huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng trở thành quận trong giai đoạn 2021-2025 và các huyện Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh trở thành quận trong giai đoạn 2026-2030.

Để đạt được tiêu chí phát triển thành quận, các huyện nêu trên đã, đang đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với phát triển đô thị. Tại Thanh Trì, thời gian qua, huyện tập trung nâng cao các tiêu chí, chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp đô thị. Đến nay, Thanh Trì đã đạt 24/27 tiêu chí huyện phát triển thành quận. Trong khi đó, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh cho biết, trên địa bàn huyện đã và đang triển khai nhiều dự án như: Công viên Kim Quy, Trung tâm Triển lãm quốc gia, các dự án phát triển đô thị hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp và đường Trường Sa… Đông Anh hướng đến trở thành một đô thị thông minh bên bờ Bắc sông Hồng.

Với mục tiêu xây dựng xã Yên Sở thành phường khi huyện Hoài Đức trở thành quận, Bí thư Đảng ủy xã Yên Sở Nguyễn Đình Khoa cho biết, địa phương chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị như hệ thống giao thông, chiếu sáng, trung tâm thể thao, vườn hoa, cây xanh...

Tuy nhiên, việc xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với các tiêu chí trở thành quận của các huyện còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đơn cử như theo UBND huyện Gia Lâm, nhiều dự án trên địa bàn chưa thể triển khai vì phải chờ điều chỉnh quy hoạch các phân khu đô thị N9, N10, N11 của thành phố… Trong khi đó, huyện Đan Phượng còn 7 tiêu chí chưa đạt đó là: Cân đối thu - chi ngân sách, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, tỷ lệ đường đô thị được chiếu sáng, mật độ đường giao thông đô thị, đất cây xanh công cộng, tỷ lệ nước thải được xử lý, tỷ lệ tuyến phố văn minh...

“Với tiêu chí cân đối thu - chi ngân sách, huyện Đan Phượng mới đạt 30% so với tiêu chuẩn của một quận. Để tăng thu ngân sách là một việc làm khó và cần có thời gian. Cũng do ngân sách còn hạn hẹp nên huyện vẫn khó bố trí vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng theo tiêu chí của quận”, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Hữu Hoàng cho biết.

Tuyến đường trên địa bàn xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) được xây dựng khang trang trong quá trình xây dựng nông thôn mới.


Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Để đạt được mục tiêu đề ra, tại hội nghị giao ban quý I-2021 của Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU vào ngày 23-4-2021, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu, các huyện đã hoàn thành nông thôn mới tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với thực hiện các tiêu chí xây dựng đô thị. Trong đó, chú trọng quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh tập trung, làng nghề, các khu, cụm công nghiệp làng nghề..; phát triển dịch vụ gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch sinh thái...

Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh cho biết: “Huyện đối chiếu, so sánh các tiêu chí nông thôn mới nâng cao và tiêu chí của một quận, từ đó, hợp nhất bộ tiêu chí xã, thị trấn thành phường và xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (gồm 21 tiêu chí) để tổ chức thực hiện. Đặc biệt, Đông Anh chú trọng công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo nền tảng phát triển đô thị...”.

Còn Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Hữu Hoàng cho biết, huyện đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Về nguồn vốn đầu tư, huyện đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất để có thêm nguồn đầu tư cho cơ sở hạ tầng; đồng thời, kiến nghị thành phố có cơ chế hỗ trợ như ứng vốn để các huyện phát triển theo tiêu chí đô thị.

Đối với huyện Gia Lâm, bên cạnh việc kiến nghị thành phố rà soát, điều chỉnh quy hoạch trên địa bàn, huyện tích cực xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít diện tích đất…; đồng thời tập trung chuyển đổi cơ cấu lao động, đẩy mạnh đô thị hóa gắn với kinh tế đô thị…

Theo Bí thư Đảng ủy xã Yên Sở (huyện Hoài Đức) Nguyễn Đình Khoa, để trở thành phường, xã còn 2 tiêu chí chưa đạt là cân đối thu chi ngân sách và tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý. Xã đã đề xuất với huyện Hoài Đức cho phép quy hoạch xây dựng khu trung tâm thương mại, bãi đỗ xe để tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Đặc biệt, thời gian tới, khi Nhà máy Xử lý nước thải Sơn Đồng hoàn thành, nước thải trên địa bàn sẽ được thu gom, xử lý theo quy định...

Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt từ thành phố, các huyện đã, đang quyết tâm tạo bước đột phá nhằm xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với phát triển đô thị, sớm trở thành quận theo lộ trình đã đề ra; qua đó, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Nguyễn Mai/Theo HNM

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu

Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu

LNV - Với nhiều cách làm sáng tạo, nỗ lực và quyết tâm cao trong thực hiện kế hoạch, chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục đạt được những kết quả toàn diện, đi vào chiều sâu, duy trì xây dựng nông thôn mới đứng trong tốp đầu khu vực miền núi phía Bắc.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Xã Vạn Thắng cách trung tâm huyện Ba Vì 07 km, diện tích 990,67 ha, dân số 3.904 hộ, 16.469 khẩu, nền kinh tế của xã đa thành phần gồm sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp, dịch vụ thương mại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ xã Vạn Thắng, sự đồng thuận của nhân dân, năm 2021 Vạn Thắng đã về đích nông thôn mới, năm 2022 xã tiếp tục về đích NTM nâng cao.
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

LNV -Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng. Buổi lễ là một trong những nỗ lực nhằm bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tại địa phương.
Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới

Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Duy Xuyên đã phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”

Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”

LNV - Với việc có thêm 7 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, huyện Sóc Sơn đã có tổng số 18/25 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương về đích “Huyện nông thôn mới nâng cao” trong năm 2025.
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngọc Mỹ có địa giới hành chính nằm cách trung tâm huyện Quốc Oai 1,5km về phía Tây. Có tổng diện tích đất tự nhiên 556,5ha, trong đó đất phi nông nghiệp 195,87ha chiếm 35,2%; đất nông nghiệp 360,63ha chiếm 64,8%. Xã có tổng dân số 12.483 người/3.163 hộ được chia 2 thôn: Ngọc Than, Phú Mỹ. Ngọc Mỹ có làng nghề truyền thống tại 2 làng riêng: nghề nón, mũ lá; Nghề mộc đục chạm cao cấp, mộc dân dụng. Kinh tế của nhân dân chủ yếu sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại nhỏ lẻ. tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, kinh tế hàng năm đạt tăng trưởng khá, đời sống của người dân từng bước nâng cao.

Tin khác

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - Xã La Phù, huyện Hoài Đức (Hà Nội) ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương.
Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì

Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì

LNV - Trường THCS Đồng Thái, huyện Ba Vì, (Hà Nội), tiền thân là trường phổ Thông dân lập cấp 2 Đồng Khánh, được thành lập từ năm 1959. Sau nhiều năm hoạt động liên cấp 1-2, đến năm 1992 UBND huyện Ba Vì ra quyết định thành lập Trường THCS Đồng Thái.
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong những năm qua, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. Họ đã tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn mới thông qua những việc làm cụ thể và thiết thực, góp phần quan trọng vào sự đổi thay tích cực của các vùng quê.
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển

Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển

LNV - Bên dòng sông Hậu êm đềm, làng nghề sản xuất dây keo tại xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) là một minh chứng sống cho sự cần cù và sáng tạo của người dân An Giang. Gần 2 thập kỷ qua, nghề làm dây keo đã gắn bó mật thiết với đời sống của hàng trăm hộ dân nơi đây, mang lại nguồn thu nhập ổn định và giữ một nền văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, để tiếp tục tồn tại và phát triển, làng nghề cần có những thay đổi mang tính đột phá.
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới

Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Ngày 24/12, UBND huyện Quỳnh Nhai tổ chức Lễ công bố xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Tới dự có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Quỳnh Nhai và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã.
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngọc Mỹ có địa giới hành chính nằm cách trung tâm huyện lị Quốc Oai 1,5km về phía Tây. Có tổng diện tích đất tự nhiên 556,5ha, trong đó đất phi nông nghiệp 195,87ha chiếm 35,2%; đất nông nghiệp 360,63ha chiếm 64,8%. Xã có tổng dân số 12.483 người/3.163 hộ được chia 2 thôn: Ngọc Than, Phú Mỹ.
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

LNV - Thời gian qua, Đoàn xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà đã tích cực triển khai nhiều công trình, phần việc thanh niên ý nghĩa, góp phần cùng với chính quyền địa phương và người dân thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn. Các hoạt động này không chỉ tạo ra những công trình thiết thực mà còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng quê hương, phát triển cộng đồng.
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

LNV - Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn Thành phố Sơn La tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng; hạ tầng đô thị, nông thôn từng bước hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

LNV - Với những giải pháp linh hoạt, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân cho nên thời gian qua chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại tỉnh Bắc Kạn đang mang lại những kết quả khả quan. Nhờ xây dựng NTM, đến nay diện mạo vùng nông thôn một số huyện tại tỉnh Bắc Kạn đang thay đổi từng ngày, cuộc sống người dân được nâng lên.
Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ

Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ

LNV - Một số mô hình sản xuất theo chuỗi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, mà còn cung ứng cho thị trường một lượng lớn nông sản rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Đặc biệt nhờ xây dựng tốt vùng nguyên liệu đến quy trình sản xuất đến nay công ty cổ phần công nghệ dược liệu Bắc Hà, xã Nông Thượng (TP. Bắc Kạn) đã có các sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia và đang từng bước vươn ra thị trường lớn.
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức

Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức

LNV - Với những thế mạnh của mình nhằm phát huy hiệu quả của chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã có những kết quả nổi bật.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn

Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn

LNV - Những năm qua, công tác tổ chức, triển khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

LNV - Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân toàn huyện. Ngay từ đầu giai đoạn, Ban chỉ đạo cấp huyện, xã đã xây dựng và ban hành Quy chế thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nội dung của chương trình.
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn

LNV - Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thành đã ban hành công văn số 1545-CV/HU ngày 4/6/2024 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện trong 2 năm 2024 - 2025.
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững

LNV - Trong những năm qua, huyện Thạch Thành luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện. Trong đó, nổi bật các mô hình sinh kế giảm nghèo từng bước mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho các hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

LNV - Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt, xã Tam Đa (huyện Phù Cừ) đã và đang trở thành một trong những địa phương tiêu biểu về các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm OCOP cam Bố Hạ. Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm người dân nơi đây lại “phấn khởi” bước vào vụ thu hoạch để cung cấp những trái cam đạt chất lượng cao phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán.
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua

Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua

LNV - Khi người Hà Nội thất truyền thì ở Bắc Ninh vẫn có một địa danh nổi tiếng món bánh đúc riêu cua khiến nao lòng bao du khách.
Quảng Ngãi:  Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

LNV - Xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, (tỉnh Quảng Ngãi) từ lâu được biết đến là làng nghề chuyên sản xuất các loại bánh truyền thống, không những phục vụ trong tỉnh mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành khác. Ngoài bánh mì xốp, nơi này còn có những lò sản xuất bánh nổ, bánh thuẫn. Dẫu không còn nhiều hộ sản xuất như thời hưng thịnh, nhưng những sản phẩm từ nơi đây vẫn được duy trì phát triển và có vị trí trên thị trường.
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

LNV - Nghệ An là một tỉnh có nhiều nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển thăng trầm của lịch sử. Xuất phát từ việc tranh thủ khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn nguyên vật liệu tại địa phương, người nông dân đã làm ra các sản phẩm thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân, gia đình. Dần dần, việc sản xuất các sản phẩm thủ công được phát triển và chuyên môn hóa.
Làng xôi Phú Thượng

Làng xôi Phú Thượng

LNV - Ẩn mình bên bờ Tây Hồ, làng Phú Thượng, thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Được mệnh danh là "làng xôi", Phú Thượng không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp bình yên của làng quê mà còn bởi những món xôi độc đáo với hương vị đặc biệt.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động