Học nghề, nên nghiệp

LNV - Mỗi năm có hàng trăm nghìn thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học nhưng không phải ai cũng trúng tuyển. Mặt khác, nhiều thí sinh dù mức điểm có khả năng đỗ đại học đã chủ động ưu tiên chọn học nghề.
Lựa chọn học cao đẳng, trung cấp hoặc học nghề để tiếp tục phát triển bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai là con đường được nhiều thí sinh lựa chọn hiện nay.

Không nhất thiết phải học đại học

Với 29 điểm 3 môn tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa qua, em Đặng Văn Duy, quê ở Lào Cai, có thể đỗ một số ngành của các trường đại học “tốp đầu”. Tuy nhiên, Duy vẫn chọn học ngành công nghệ ô tô của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. Duy bộc bạch: “Thời gian đào tạo nghề ngắn sẽ giúp em tiết kiệm khá nhiều thời gian và tiền bạc. Vả lại, học tại trường, em được nâng cao kỹ năng nghề, sau khi ra trường được nhà trường giới thiệu việc làm đúng ngành nghề đã học và có mức thu nhập ổn định”. Giống như Duy, mùa tuyển sinh năm nay, em Nguyễn Quang Trường chọn học Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội vì ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam đang phát triển, trường lại liên kết với nhiều công ty lớn, cộng với các kỹ năng thực hành nghề tốt và phù hợp nên khi ra trường, người học có việc làm luôn.

Học viên thực hành nghề tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.


Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết thúc tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm đợt 1 (tính đến ngày 30-9), có 81,7% số thí sinh trúng tuyển hoàn thành xác nhận nhập học. Như vậy, có đến hơn 103.000 thí sinh đã trúng tuyển nhưng không xác nhận nhập học trên hệ thống. Nguyên nhân có thể kể đến là thí sinh đăng ký nhưng không để ý đến học phí. Khi biết mình trúng tuyển và mức học phí quá cao so với kinh tế của gia đình nên chuyển hướng học. Quy trình đăng ký, xét tuyển, xác nhận nhập học kéo dài và rườm rà cũng khiến các em chọn hướng đi khác chắc chắn hơn. Thực tế, nhiều trường hợp không trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ chọn nơi khác học. Ngoài tham gia xét tuyển đợt 2, các em chọn bậc cao đẳng, học nghề.

Với chính sách doanh nghiệp tham gia từ khâu tuyển sinh đến khâu tuyển dụng trong các trường nghề đã thu hút số lượng thí sinh đăng ký học nghề tăng đều trong 3 năm trở lại đây. Nhiều người nhận ra việc học được nghề và có tay nghề quan trọng hơn bằng cấp. Điều này phù hợp với xu thế phát triển ở nhiều nước trên thế giới.

“Của rề rề không bằng một nghề trong tay”

Những năm trở lại đây, trước thực trạng cử nhân thất nghiệp gia tăng mỗi năm, học sinh không còn cố vào đại học bằng mọi giá và cũng dần ý thức việc lựa chọn học tại các hệ đào tạo khác. Các em dần thực tế hơn khi chọn hệ đào tạo vừa sức mình, quan tâm đến việc làm sau khi tốt nghiệp.

Theo số liệu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)-đơn vị quản lý các trường cao đẳng, trung cấp-hiện có tới 85% sinh viên học nghề ra trường có việc làm. Thậm chí, nhiều trường còn cam kết trả lại tiền học phí nếu sinh viên ra trường không xin được việc. Điều này đã tạo thêm sức hút với học nghề, trong bối cảnh tỷ lệ cử nhân thất nghiệp không nhỏ và Việt Nam vẫn trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

Với 50 năm kinh nghiệm đào tạo trong các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế, công nghệ thông tin và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành, địa phương và xã hội, Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội có 20 ngành nghề đào tạo, trong đó có 9 ngành chất lượng cao. Chương trình đào tạo với 70% thời gian thực hành, 30% thời gian lý thuyết, nhiều sinh viên đã đạt thành tích cao trong các cuộc thi kỹ năng nghề trong nước và quốc tế khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho rằng: “Học gì thì học, dù ngắn hạn, trung cấp hay cao đẳng, đại học thì chúng ta đều phải làm bằng nghề. Không có nghề nào là "hot" vĩnh viễn, vì vậy, tôi khuyên các em lựa chọn nghề mà mình có năng lực và yêu thích”.

Không phủ nhận thực tế học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông phần lớn mong muốn vào đại học, ông Nguyễn Văn Huy, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội chia sẻ: “Học sinh có rất nhiều lựa chọn, nhưng "của rề rề không bằng một nghề trong tay". Các em nên xác định một nghề phù hợp để phát triển tốt bản thân. Hiện nay, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đang có nhiều triển vọng phát triển. Với đà phục hồi của nền kinh tế-xã hội, sự tăng tốc phát triển của doanh nghiệp sau đại dịch thì nhu cầu nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có kỹ năng nghề trong thời gian tới rất lớn. Nắm bắt cơ hội này, nhiều trường nghề tạo dựng mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp để tìm đầu ra cho sinh viên. Do vậy, học sinh, sinh viên trường nghề có việc làm ngay khi vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường”.

Cũng cam kết việc làm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp, ông Nguyễn Văn Huy cho biết: “Quá trình học và thi tốt nghiệp có sự kết nối với doanh nghiệp. Ngay tại buổi thi tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã được doanh nghiệp tham gia đánh giá và nhận vào làm việc với mức lương khởi điểm từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng”.

Nhiều chuyên gia cũng nhận định, thu nhập của sinh viên tốt nghiệp từ trường nghề không thua kém học đại học, đặc biệt những em có tay nghề trong những ngành “khát” nhân lực như: Công nghệ thông tin, tự động hóa, điện công nghiệp, cơ điện tử... Tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng thấp, thậm chí còn ít hơn cử nhân đại học.

Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay: “Nhận thức của xã hội về học nghề đã thay đổi. Các em học sinh đã có nhiều lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Bên cạnh đó, việc nhiều người chọn học nghề thể hiện chất lượng của khối các trường nghề đã có bước tiến đáng kể, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, được sự chấp nhận của thị trường lao động”.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Ngày nay, kỹ năng được coi là đơn vị tiền tệ mới của thị trường lao động toàn cầu, bởi vậy đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức xã hội về tầm quan trọng và giá trị của kỹ năng lao động. Điều đó cho thấy, đại học không phải là con đường duy nhất để người học phát triển bản thân. Nâng cao kỹ năng của người lao động cũng là chìa khóa để đưa Việt Nam vươn tới hoàn thiện hơn về chất lượng của lực lượng lao động, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng.

QĐND

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

LNV - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND về triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác

LNV - Những năm qua, tuổi trẻ Lâm Đồng không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, gắn với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị mình. Từ đó xuất hiện nhiều công trình, phần việc có ý nghĩa, tạo sức lan tỏa trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) nói riêng và trong xã hội nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bình Định chăm lo cho thế hệ trẻ vùng biển đảo Nhơn Châu

Bình Định chăm lo cho thế hệ trẻ vùng biển đảo Nhơn Châu

LNV - Chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên của xã Nhơn Châu đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mà còn là động lực quan trọng để hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao cho xã đảo, nơi đang từng bước phát triển du lịch, dịch vụ và bảo tồn tài nguyên biển đảo.
Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số

Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số

OVN - Ngày 11/6, tại Trường Đại học Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định khai mạc khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Định năm 2025.
Bình Định đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

Bình Định đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

LNV - Bình Định đặt mục tiêu đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân, kỹ sư thực hành và nhân lực trình độ cao, trở thành trung tâm công nghệ cao của khu vực miền Trung và cả nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số và công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025

Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025

LNV - Tỉnh Bình Định dự kiến sẽ dành 6,79 tỷ đồng để đào tạo cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Tin khác

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

LNV - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn huyện Ứng Hòa ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên phấn đấu thực hiện tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 80%, trong đó qua đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 55%.
Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

LNV - Chiều 4/3, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi giới thiệu về hệ thống giáo dục quốc tế Quality International Schools (QSI). Đây là chương trình giáo dục của Mỹ theo chuẩn quốc tế, đang được triển khai tại 31 quốc gia trên thế giới.
Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Ngày 27/2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Y tế Việt Nam - 70 năm làm theo lời Bác” và vinh danh các Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú trên địa bàn tỉnh.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

LNV - Năm 2025, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 800 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 25,52%.
Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

LNV - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

LNV - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề là giải pháp căn cơ nhằm tạo việc làm, nâng thu nhập, giảm nghèo cho lao động khu vực nông thôn. Do vậy, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng thực hiện công tác này, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

LNV - Sở hữu nhiều đầm sen lớn, ẩn chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm sen độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Cách làm này góp
Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

LNV - Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các hợp tác xã, người dân tổ chức chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn sinh học.
Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch

LNV - Nghị quyết vừa được HĐND thành phố thông qua, mở ra cơ hội khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch.
Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9

LNV - Hà Nội lắp đặt 14 màn hình LED tại 11 điểm thuộc 3 tuyến diễu binh, diễu hành; 7 màn hình LED tại 6 điểm cửa ngõ Thủ đô; 136 màn hình LED tại các điểm công cộng…
Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng

LNV - Tại lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam, bà Đỗ Thị Diệu Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai khẳng định, sự ra đời của tỉnh Gia Lai mới từ ngày 1/7/2025 là bước ngoặt mang tính lịch sử. Với lợi thế “rừng
Giao diện di động