Học nghề, nên nghiệp

LNV - Mỗi năm có hàng trăm nghìn thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học nhưng không phải ai cũng trúng tuyển. Mặt khác, nhiều thí sinh dù mức điểm có khả năng đỗ đại học đã chủ động ưu tiên chọn học nghề.
Lựa chọn học cao đẳng, trung cấp hoặc học nghề để tiếp tục phát triển bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai là con đường được nhiều thí sinh lựa chọn hiện nay.

Không nhất thiết phải học đại học

Với 29 điểm 3 môn tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa qua, em Đặng Văn Duy, quê ở Lào Cai, có thể đỗ một số ngành của các trường đại học “tốp đầu”. Tuy nhiên, Duy vẫn chọn học ngành công nghệ ô tô của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. Duy bộc bạch: “Thời gian đào tạo nghề ngắn sẽ giúp em tiết kiệm khá nhiều thời gian và tiền bạc. Vả lại, học tại trường, em được nâng cao kỹ năng nghề, sau khi ra trường được nhà trường giới thiệu việc làm đúng ngành nghề đã học và có mức thu nhập ổn định”. Giống như Duy, mùa tuyển sinh năm nay, em Nguyễn Quang Trường chọn học Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội vì ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam đang phát triển, trường lại liên kết với nhiều công ty lớn, cộng với các kỹ năng thực hành nghề tốt và phù hợp nên khi ra trường, người học có việc làm luôn.

Học viên thực hành nghề tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.


Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết thúc tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm đợt 1 (tính đến ngày 30-9), có 81,7% số thí sinh trúng tuyển hoàn thành xác nhận nhập học. Như vậy, có đến hơn 103.000 thí sinh đã trúng tuyển nhưng không xác nhận nhập học trên hệ thống. Nguyên nhân có thể kể đến là thí sinh đăng ký nhưng không để ý đến học phí. Khi biết mình trúng tuyển và mức học phí quá cao so với kinh tế của gia đình nên chuyển hướng học. Quy trình đăng ký, xét tuyển, xác nhận nhập học kéo dài và rườm rà cũng khiến các em chọn hướng đi khác chắc chắn hơn. Thực tế, nhiều trường hợp không trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ chọn nơi khác học. Ngoài tham gia xét tuyển đợt 2, các em chọn bậc cao đẳng, học nghề.

Với chính sách doanh nghiệp tham gia từ khâu tuyển sinh đến khâu tuyển dụng trong các trường nghề đã thu hút số lượng thí sinh đăng ký học nghề tăng đều trong 3 năm trở lại đây. Nhiều người nhận ra việc học được nghề và có tay nghề quan trọng hơn bằng cấp. Điều này phù hợp với xu thế phát triển ở nhiều nước trên thế giới.

“Của rề rề không bằng một nghề trong tay”

Những năm trở lại đây, trước thực trạng cử nhân thất nghiệp gia tăng mỗi năm, học sinh không còn cố vào đại học bằng mọi giá và cũng dần ý thức việc lựa chọn học tại các hệ đào tạo khác. Các em dần thực tế hơn khi chọn hệ đào tạo vừa sức mình, quan tâm đến việc làm sau khi tốt nghiệp.

Theo số liệu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)-đơn vị quản lý các trường cao đẳng, trung cấp-hiện có tới 85% sinh viên học nghề ra trường có việc làm. Thậm chí, nhiều trường còn cam kết trả lại tiền học phí nếu sinh viên ra trường không xin được việc. Điều này đã tạo thêm sức hút với học nghề, trong bối cảnh tỷ lệ cử nhân thất nghiệp không nhỏ và Việt Nam vẫn trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

Với 50 năm kinh nghiệm đào tạo trong các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế, công nghệ thông tin và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành, địa phương và xã hội, Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội có 20 ngành nghề đào tạo, trong đó có 9 ngành chất lượng cao. Chương trình đào tạo với 70% thời gian thực hành, 30% thời gian lý thuyết, nhiều sinh viên đã đạt thành tích cao trong các cuộc thi kỹ năng nghề trong nước và quốc tế khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho rằng: “Học gì thì học, dù ngắn hạn, trung cấp hay cao đẳng, đại học thì chúng ta đều phải làm bằng nghề. Không có nghề nào là "hot" vĩnh viễn, vì vậy, tôi khuyên các em lựa chọn nghề mà mình có năng lực và yêu thích”.

Không phủ nhận thực tế học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông phần lớn mong muốn vào đại học, ông Nguyễn Văn Huy, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội chia sẻ: “Học sinh có rất nhiều lựa chọn, nhưng "của rề rề không bằng một nghề trong tay". Các em nên xác định một nghề phù hợp để phát triển tốt bản thân. Hiện nay, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đang có nhiều triển vọng phát triển. Với đà phục hồi của nền kinh tế-xã hội, sự tăng tốc phát triển của doanh nghiệp sau đại dịch thì nhu cầu nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có kỹ năng nghề trong thời gian tới rất lớn. Nắm bắt cơ hội này, nhiều trường nghề tạo dựng mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp để tìm đầu ra cho sinh viên. Do vậy, học sinh, sinh viên trường nghề có việc làm ngay khi vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường”.

Cũng cam kết việc làm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp, ông Nguyễn Văn Huy cho biết: “Quá trình học và thi tốt nghiệp có sự kết nối với doanh nghiệp. Ngay tại buổi thi tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã được doanh nghiệp tham gia đánh giá và nhận vào làm việc với mức lương khởi điểm từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng”.

Nhiều chuyên gia cũng nhận định, thu nhập của sinh viên tốt nghiệp từ trường nghề không thua kém học đại học, đặc biệt những em có tay nghề trong những ngành “khát” nhân lực như: Công nghệ thông tin, tự động hóa, điện công nghiệp, cơ điện tử... Tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng thấp, thậm chí còn ít hơn cử nhân đại học.

Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay: “Nhận thức của xã hội về học nghề đã thay đổi. Các em học sinh đã có nhiều lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Bên cạnh đó, việc nhiều người chọn học nghề thể hiện chất lượng của khối các trường nghề đã có bước tiến đáng kể, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, được sự chấp nhận của thị trường lao động”.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Ngày nay, kỹ năng được coi là đơn vị tiền tệ mới của thị trường lao động toàn cầu, bởi vậy đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức xã hội về tầm quan trọng và giá trị của kỹ năng lao động. Điều đó cho thấy, đại học không phải là con đường duy nhất để người học phát triển bản thân. Nâng cao kỹ năng của người lao động cũng là chìa khóa để đưa Việt Nam vươn tới hoàn thiện hơn về chất lượng của lực lượng lao động, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng.

QĐND

Tin liên quan

Tin mới hơn

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

LNV - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.

Tin khác

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề là giải pháp căn cơ nhằm tạo việc làm, nâng thu nhập, giảm nghèo cho lao động khu vực nông thôn. Do vậy, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng thực hiện công tác này, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy Phước được triển khai lồng ghép với các tiêu chí giảm nghèo bền vững, dạy nghề và tạo việc làm, góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đa chiều, bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

LNV - Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.
2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

LNV - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu nhiều phương án nhận BHXH 1 lần, nhưng không có phương án nào khác ngoài 2 phương án nêu trong dự luật.
Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

LNV - Sáng 3-5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thông tin về việc tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

LNV -Vừa qua, tại 71 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững,từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ đã giải quyết việc làm tăng thêm cho hơn 54.000 người, trong đó, lao động là người dân tộc thiểu số là 9.684 người, chiếm 17,8%.
Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề được xác định là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương cơ sở 4

Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương cơ sở 4

LNV - Tiếp tục hành trình xây dựng môi trường học tập vui chơi lành mạnh, giúp trẻ nhỏ rèn luyện sức khỏe tốt, Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương thêm lớp năng khiếu mới tại quận Gò Vấp, TP. HCM.
Thành phố Hạ Long không còn hộ nghèo

Thành phố Hạ Long không còn hộ nghèo

LNV - Bằng nhiều giải pháp và hành động, cùng sự chung tay của toàn xã hội, đến nay TP Hạ Long không có hộ nghèo. Người dân khó khăn đã vươn lên mức sống trung bình.
Hà Nội: Phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố lần thứ nhất

Hà Nội: Phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố lần thứ nhất

LNV - Sáng 23-5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố Hà Nội lần thứ nhất. Cuộc thi nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, áp dụng có hiệu quả các đề tài, giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Lào Cai: Gỡ khó trong việc đào tạo nghề nông thôn

Lào Cai: Gỡ khó trong việc đào tạo nghề nông thôn

LNV - Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) tỉnh Lào Cai tích cực triển khai. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các trung tâm vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên dạy nghề, cần có giải pháp tháo gỡ.
Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nghề nghiệp

Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nghề nghiệp

LNV - Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có vai trò quan trọng cho phát triển nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức Ngày hội việc làm kết nối nhà tuyển dụng

Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức Ngày hội việc làm kết nối nhà tuyển dụng

LNV - Sáng ngày 26/3 Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Ngày hội việc làm kết nối nhà tuyển dụng năm 2023 (Job Fair 2023, khai trương Cổng thông tin việc làm trực tuyến cho sinh viên.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

LNV - Tối 12/12, Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Ba Vì khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP huyện Ba Vì.
Sáng kiến Tủ sách Tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Sáng kiến Tủ sách Tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Tối 3/12, tại Nhà hát Lớn đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và đào tạo) đã đạt giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Trình chiếu 8 bộ phim đặc sắc

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Trình chiếu 8 bộ phim đặc sắc

LNV - Tối 2/12, tại Điện ảnh Quân đội nhân dân đã diễn ra lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), 80 năm Ngày Truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024).
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

LNV - Từ những hạt lạc tròn mẩy, mật mía ngọt ngào, gừng tươi cay nồng, những người nghệ nhân đã khéo léo đem nấu và kết hợp cùng bánh đa tạo nên món Cu đơ Ông bà Thư Viện thơm ngon nức tiếng – xứng tầm là đặc sản xứ Nghệ.
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

LNV - Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Phạm Văn Toàn ở thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã đầu tư phát triển mô hình liên kết trồng và tiêu thụ rau, củ, quả. Hợp tác xã (HTX) của anh mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn rau sạch qua 5 chợ đầu mối lớn ở miền Bắc.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động