Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...

Mang nghề truyền thống về làm giàu cho quê hương

Đến xã Thanh Liên, nơi có 2 làng nghề là làng bánh bún Liên Hương và làng hương trầm Liên Đức, trong đó làng nghề hương trầm Liên Đức được hình thành và phát triển theo cách thức khác biệt. Với quy mô hơn 30 hộ, nghề làm hương được sản xuất tập trung tại một khu đất rộng 2.500m2 của gia đình ông Phan Bá Bảy và bà Nguyễn Thị Lương (xóm Liên Trường, xã Thanh Liên). Ông Bảy được xem như người đi đầu trong việc tạo dựng và phát triển nghề làm hương ở nơi đây.

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
Làng nghề Hương trầm Liên Đức (xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương) thu hút hơn 30 hộ tham gia sản xuất.

Theo bà Nguyễn Thị Lương – vợ ông Bảy, một trong những trở ngại lớn nhất khi mở rộng nghề làm hương là tìm kiếm và đào tạo nguồn lao động. Người dân ở Thanh Liên vốn đã quen với công việc đồng áng, dù thu nhập không cao nhưng họ đã quen với sản xuất nông nghiệp nên việc vận động tham gia vào nghề mới gặp nhiều trở ngại. Mặc dù vậy, sau quá trình vận động và thuyết phục thì đã có hàng chục hộ dân đồng ý tham gia học nghề làm hương của gia đình. Từ khi có thêm nhân công lao động, cơ sở tích cực truyền dạy nghề cho các hộ dân tham gia, trung bình mỗi người sẽ mất khoảng 2 tháng để thành thạo nghề làm hương.

Với bí quyết làm nghề của gia đình kết hợp cùng máy móc và nguồn nhân lực dồi dào, nghề làm hương trầm ở Thanh Liên dần trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Số lượng người tham gia lao động tăng đến hơn 30 người, có những thời gian sản xuất cao điểm có thể đạt đến 70 người, với mức thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng. Năm 2010, làng nghề Hương trầm Liên Đức được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là Làng nghề truyền thống. Từ đây, với vai trò là người đi đầu trong phát triển nghề làm hương trầm truyền thống ở Thanh Liên, ông Phan Bá Bảy tiếp tục đầu tư thêm máy móc thiết bị, hệ thống nhà xưởng sản xuất chuyên nghiệp.

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
Bà Nguyễn Thị Lương (bên trái) giới thiệu sản phẩm làng nghề cho khách hàng.

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, làng nghề hương trầm Liên Đức đã được nguồn ngân sách tỉnh Nghệ An hỗ trợ mua máy nghiền và máy sấy. Cùng với đó, chúng tôi thường xuyên được tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình thực tế về phát triển nghề truyền thống, xây dựng sản phẩm nông nghiệp… Cơ quan chính quyền cấp xã, cấp huyện thường xuyên quan tâm, hỗ trợ làng nghề đề xuất các giải pháp nhằm duy trì và phát triển nghề làm hương Liên Đức”, ông Phan Bá Bảy chia sẻ.

Chủ tịch UBND xã Thanh Liên Phan Bá Ngọc cho biết, sự phát triển của các làng nghề có ảnh hưởng lớn để kinh tế chung của địa phương, làng nghề tạo ra việc làm ổn định cho lao động, đóng góp vào việc nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân. Làng nghề Hương trầm Liên Đức đã thành công xây dựng được một nghề mới ở quê hương, thu hút được nhiều người lao động tham gia học nghề và sản xuất theo hướng bền vững. Sản phẩm Hương trầm Liên Đức còn đạt chất lượng OCOP 4 sao.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Thanh Chương, hiện nay, huyện đang có 10 làng nghề được tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống.

Hiện các làng nghề vẫn giữ được tốc độ phát triển khá tốt. Theo tính toán, doanh thu từ làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận năm 2020 là 37,8 tỷ đồng. Tổng số lao động thường xuyên khoảng 850 người, trong đó số người có tay nghề cao khoảng 120 người. Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề đạt mức từ 3,3 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Hữu Hiền – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết, để bảo tồn và phát triển các làng nghề trên địa bàn, thời gian qua, huyện đã có nhiều cơ chế chính sách và lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ: Đầu tư hơn 12 tỷ đồng đầu tư xây dựng giao thông ở 3 làng (làng nghề kết chổi đót Thôn Sơn xã Thanh Lĩnh, làng nghề rèn Ba Ba xã Thanh Lương, làng nghề mộc dân dụng Dinh Chu xã Thanh Tường); Đầu tư các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực làng nghề với kinh phí 161 triệu đồng; Hỗ trợ kinh phí bảo vệ môi trường làng nghề; Hỗ trợ làng nghề mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất…

Từ đó tạo nguồn lao động để duy trì và phát triển các làng nghề giúp tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ dân làm nghề, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, các làng nghề cũng là nơi tạo ra các sản phẩm đặc trưng cho địa phương như Hương trầm Liên Đức (đạt chứng nhận OCOP 4 sao), Bánh đa làng Vịnh (đạt chất lượng OCOP 3 sao), chổi tre giang, chổi đót Thanh Lĩnh...​”

Các giải pháp để đào tạo nghề và phát triển kinh tế làng nghề

Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc đào tạo nghề tại các làng nghề cũng đang có nhiều khó khăn. Việc truyền nghề phần lớn theo phương thức truyền thống là cầm tay chỉ việc hoặc tổ chức những lớp học ngắn ngày, rất ít làng nghề có thể tổ chức đào tạo chuyên nghiệp. Việc dạy nghề truyền thống ở một số trường đào tạo nghề cũng chưa gắn với nhu cầu, do đó, nhiều người học xong vẫn không tìm được việc làm.

Nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển bền vững gắn với bảo tồn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề, trong thời gian tới chính quyền và các làng nghề ở huyện Thanh Chương sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nói riêng, phát triển kinh tế làng nghề nói chung.

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
Sản phẩm Hương trầm Liên Đức đạt chất lượng OCOP 4 sao.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, Thanh Chương tập trung đi sâu vào chất lượng và hiệu quả hoạt động của các làng nghề, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, bản sắc của từng địa phương, góp phần tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho người dân ở vùng nông thôn, đặc biệt là những xã nghèo của huyện. Triển khai các cơ chế chính sách phát ngành nghề nông thôn (Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về một số cơ chế chính sách phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An), để hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề, thưởng cho các làng đạt tiêu chí làng nghề, hỗ trợ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề. Tiếp tục chỉ đạo phát triển ổn định các làng nghề hiện có. Quan tâm, hướng dẫn và tạo điều kiện để các ngành nghề, làng nghề đủ điều kiện lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống.

Để thực hiện được những mục xoá đói giảm nghèo, huyện Thanh Chương đề nghị UBND tỉnh và các ngành liên quan đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận; tạo cơ chế cho vay vốn ưu đãi thuận lợi đối với các hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề; hỗ trợ kinh phí để các làng nghề đi tham quan học tập mô hình phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh, góp phần khôi phục phát triển Làng nghề Việt Nam.

Thuý Vi

Tin liên quan

Tin mới hơn

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

LNV - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn huyện Ứng Hòa ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên phấn đấu thực hiện tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 80%, trong đó qua đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 55%.
Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

LNV - Chiều 4/3, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi giới thiệu về hệ thống giáo dục quốc tế Quality International Schools (QSI). Đây là chương trình giáo dục của Mỹ theo chuẩn quốc tế, đang được triển khai tại 31 quốc gia trên thế giới.
Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Ngày 27/2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Y tế Việt Nam - 70 năm làm theo lời Bác” và vinh danh các Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú trên địa bàn tỉnh.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

LNV - Năm 2025, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 800 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 25,52%.

Tin khác

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

LNV - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

LNV - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề là giải pháp căn cơ nhằm tạo việc làm, nâng thu nhập, giảm nghèo cho lao động khu vực nông thôn. Do vậy, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng thực hiện công tác này, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy Phước được triển khai lồng ghép với các tiêu chí giảm nghèo bền vững, dạy nghề và tạo việc làm, góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đa chiều, bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

LNV - Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.
2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

LNV - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu nhiều phương án nhận BHXH 1 lần, nhưng không có phương án nào khác ngoài 2 phương án nêu trong dự luật.
Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

LNV - Sáng 3-5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thông tin về việc tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

LNV -Vừa qua, tại 71 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững,từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ đã giải quyết việc làm tăng thêm cho hơn 54.000 người, trong đó, lao động là người dân tộc thiểu số là 9.684 người, chiếm 17,8%.
Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề được xác định là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

LNV - Làng Đọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với nghề làm trống độc đáo. Nơi đây đã gìn giữ và phát triển nghề làm trống qua bao thế hệ. Làng nằm ở phía Tây Bắc chân núi, phía giữa vẫn còn ngôi đình cổ thờ thành hoàng là hai ông tổ nghề. Với lịch sử phát triển hơn 1.000 năm, làng nghề ngày hôm nay vẫn được duy trì và phát triển với những người con quê hương Đọi Tam là những nghệ nhân, thợ giỏi.
Huyện nông thôn mới nâng cao Chợ Gạo ngày càng khởi sắc

Huyện nông thôn mới nâng cao Chợ Gạo ngày càng khởi sắc

LNV - Huyện Chợ Gạo là một trong những địa phương có tình hình kinh tế - xã hội phát triển ổn định ở tỉnh Tiền Giang. Sau thời gian nỗ lực xây dựng, từng bước hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM), huyện Chợ Gạo vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhậ
Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP

LNV - Xác định chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là động lực phát triển kinh tế nông thôn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) tập trung hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất và doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện, phát triển sản phẩm OCOP.
Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn

Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn

LNV - Trong chiến lược phát triển không gian đô thị và kinh tế xanh của thành phố Quy Nhơn, núi Vũng Chua với địa hình đồi núi liền kề biển và hệ sinh thái rừng thông đặc trưng đang được tỉnh Bình Định định hướng trở thành một vùng lõi quan trọng, kết nối
Giao diện di động