Đà Lạt: Đẩy mạnh chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân

LNV - Hướng đến mục tiêu hơn 80% diện tích nông nghiệp trên địa bàn thành phố ứng dụng công nghệ cao, thời gian qua, Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt đã tăng cường phối hợp với Hội Nông dân và các ban, ngành, đoàn thể khuyến khích, hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Thông qua các lớp dạy nghề, tập huấn, chuyển đổi giống cây trồng gắn với nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm đã giúp nông dân phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững.
Đà Lạt hiện có hơn 10.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có hơn 7.000 ha (xấp xỉ 67%) sản xuất nông nghiệp cao. Với phương châm phát triển ngành Nông nghiệp thành phố theo hướng hiện đại, bền vững và an toàn sinh học, ông Nguyễn Văn Quang - Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt cho biết, những năm qua, Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương triển khai, tổ chức hiệu quả các lớp dạy nghề nông thôn, chương trình chuyển đổi giống cây trồng gắn với chương trình nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cho bà con nông dân.

Trong việc tổ chức các lớp dạy nghề nông thôn, theo ông Quang, đơn vị đã phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội khảo sát nhu cầu, tư vấn học nghề cho hội viên nông dân, từ đó, triển khai các lớp dạy nghề về kỹ thuật trồng hoa, canh tác rau tiêu chuẩn VietGAP và chế biến hồng khô theo công nghệ Nhật Bản.

Nhiều nông dân đã chủ động đầu tư để đưa công nghệ mới vào sản xuất.


Từ năm 2018 đến nay, đã có hơn 100 học viên tại các xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành, Phường 9 được cấp giấy chứng nhận. Tại các lớp học, học viên được trang bị các kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, vừa lý thuyết, vừa thực hành. Nhờ đó, nhiều nông dân đã mạnh dạn áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh các lớp dạy nghề, chương trình chuyển đổi giống cây trồng cũng được Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt chú trọng. Nhiều chương trình thử nghiệm, các mô hình sản xuất, trồng giống mới được đơn vị triển khai tại các xã, phường trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, giai đoạn 2018 - 2021, Trung tâm đã thực hiện chương trình quản lý dinh dưỡng, phân tích mẫu đất theo các chỉ tiêu lý, hóa tại Phường 5, Phường 7 và xã Xuân Thọ. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu phát triển ghép cải tạo hồng ăn trái truyền thống Đà Lạt; xây dựng trồng các loại dâu tây giống mới như Akihime, Nhật cao, Samyong, bạch tuyết má hồng… Từ đó, góp phần đa dạng, phong phú các chủng loại giống dâu tây, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ngoài ra, Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt phối hợp cùng các đơn vị phát triển Mô hình Sản xuất nông nghiệp theo hướng thông minh với internet vạn vật (IoT) ở Phường 5 và xã Xuân Thọ với quy mô 2,8 ha; xây dựng mô hình kho lạnh bảo quản nông sản sau thu hoạch; mô hình lưới che nắng và điều chỉnh nhiệt độ canh tác hoa; áp dụng đề tài phòng trừ tổng hợp bệnh virus hại hoa cúc tại một số vùng trồng hoa cúc như Phường 7, Phường 12, TP Đà Lạt và triển khai Dự án Lắp đặt hệ thống cảm biến theo dõi tiểu khí hậu cho các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Ngoài những công tác trên, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển ngành Nông nghiệp được Trung tâm xem đây là nhiệm vụ quan trọng, giúp nông dân nắm bắt được những kiến thức, kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Ông Quang cho biết, thời gian qua, đơn vị đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ, hội thảo chuyên đề với hàng nghìn lượt nông dân tham dự. Tại các lớp học này, nông dân được tiếp cận với các kiến thức, kỹ thuật về chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà phê; kỹ thuật trồng và chăm sóc rau theo chuẩn VietGAP; kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cao cấp; kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản… Đơn vị còn tổ chức đưa nông dân ở các phường, xã trên địa bàn thành phố đi tham quan các mô hình dâu tây, trồng rau hoa theo hướng công nghệ cao; trồng chuối Laba; nuôi trùn quế trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh; trồng trà hoa vàng; chăn nuôi bằng đệm sinh học… “Riêng trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát, Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt đã mở các lớp học trực tuyến giúp nông dân tiếp cận được các kỹ thuật sản xuất mới” - ông Quang nói.

Mặt khác, Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt còn kết hợp với các công ty doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thực hiện hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng rau, hoa nâng cao năng suất, phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Có thể thấy, thông qua các chương trình dự án, hội thảo và các lớp tập huấn, nhận thức về sản xuất của nhiều nông hộ đã chuyển biến tích cực. Nhiều nông dân đã chủ động đầu tư vốn, nhân lực để đưa công nghệ mới vào sản xuất. Hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun tự động, công nghệ thông minh… được nông dân áp dụng đại trà trên nhiều vùng sản xuất. Đặc biệt, canh tác nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố đang chuyển dần theo hướng canh tác bền vững, bảo vệ môi trường.

Trong thời gian tới, theo ông Nguyễn Văn Quang, Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt sẽ tăng cường phối hợp với Hội Nông dân các cấp và UBND các phường, xã chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả. Đồng thời, phối hợp với Viện Nghiên cứu hạt nhân, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Cao đẳng Nghề, Phân viện sinh học Đà Lạt, Trung tâm Nghiên cứu Rau, Hoa và Khoai tây; Trung tâm Xúc tiến thương mại... để nghiên cứu, chuyển giao, trao đổi các thông tin về sản xuất, chế biến và hướng tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Bài, ảnh: Nhật Quỳnh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Trồng ngô sinh khối kết hợp chăn nuôi bò thịt

Trồng ngô sinh khối kết hợp chăn nuôi bò thịt

LNV - Với lợi thế có sông Lam chảy qua được bồi đắp một lượng phù sa lớn, thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp trong đó có trồng ngô sinh khối, chị Nguyễn Thị Thanh (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An) đã kết hợp chăn nuôi bò thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

LNV - Những năm gần đây, vấn nạn “thực phẩm bẩn” đang là nỗi lo của cả xã hội, khi một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã đem ra thị trường bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc, được ngâm, tẩm hóa chất, phun chất kích thích sinh trưởng…
Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

LNV - Với thâm niên 20 năm công tác, chị Nguyễn Thị Trang - Tổ phó Tổ Khuyến nông, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã trải qua phụ trách địa bàn 6 xã gắn với những kỷ niệm, nhọc nhằn của một khuyến nông viên (KNV) cơ sở.
Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

LNV - Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương tổ chức Hội nghị tập huấn Dự án “Xây dựng mô hình nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” (sau đây gọi tắt là dự án) cho 30 học viên là các hộ tham gia mô hình và các hộ ngoài mô hình có nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa trên địa bàn xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ.
Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

LNV - Trong 19 mô hình khuyến nông thực hiện trong năm 2023 tại thị xã Hoài Nhơn (Bình Định), có nhiều mô hình thành công ngoài mong đợi, nhất là mô hình nuôi lươn không bùn.
Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

LNV - Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, được thuần hóa để nuôi lấy thịt và xạ hương. Thời gian qua, ngành chức năng cũng đã cấp phép cho người dân nuôi loài động vật có nguồn gốc tự nhiên này nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường một cách hợp pháp. Thịt chồn hương có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng. Xạ hương chồn hương cũng là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.

Tin khác

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

LNV - Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng được thành phố Hà Nội quan tâm triển khai những năm gần đây và đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng về giá trị và ngày càng bền vững hơn. Đây là tiền đề, động lực để Hà Nội tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tạo bước chuyển mạnh mẽ, hướng đến những mục tiêu tăng trưởng cao hơn.
Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

LNV - Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030 theo hướng thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo thế mạnh của từng vùng, nhu cầu của thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyển dịch theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.
Năm 2024: Ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng

Năm 2024: Ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng

LNV - So cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch năm nay có chiều hướng gia tăng (35,93%) song số lợn phải tiêu hủy tại các ổ dịch giảm 37,16%. Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 87 ổ dịch tại 21 tỉnh, số lợn chết và tiêu hủy là 3.030 con.
TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

LNV - Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại TP. HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao TP. HCM chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2024 với diện tích hơn 190 ha.
Thực hiện chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, đồng thời bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về môi trường.
Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

LNV - Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng và mang lại giá trị kinh tế cao của vùng ĐBSCL. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL đã tạo điều kiện cho kinh tế vùng phát triển.
Hơn 50% diện tích gieo cấy lúa xuân đã được cấp đủ nước

Hơn 50% diện tích gieo cấy lúa xuân đã được cấp đủ nước

LNV - Ngày đầu tiên của đợt 1 lấy nước đổ ải, gieo cấy lúa xuân, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ đã vận hành tối đa công trình, cấp đủ nước cho hơn 50% diện tích sản xuất nông nghiệp.
Quy hoạch Đồng Tháp thành trung tâm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Quy hoạch Đồng Tháp thành trung tâm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Ngày 11/01/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thành một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Mô hình ngô sinh khối - Giải pháp bên vững cho ngành chăn nuôi

Mô hình ngô sinh khối - Giải pháp bên vững cho ngành chăn nuôi

LNV - Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ các địa phương của Thủ đô trồng ngô sinh khối vụ đông trên đất hai lúa (đất trồng được hai vụ lúa trở lên trong một năm). Cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phù hợp làm thức ăn chăn nuôi vào mùa đông và cho hiệu quả kinh tế cao.
Điện Biên: Nông nghiệp nỗ lực vượt khó thành công

Điện Biên: Nông nghiệp nỗ lực vượt khó thành công

LNV - Dù gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp cùng với sự biến động thị trường tiêu thụ một số mặt hàng, song, ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên đã có nhiều nỗ lực vượt khó thành công. Tỉnh cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tránh được rủi ro do thiên tai, dịch hại… góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của kinh tế Hà Nội

Ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của kinh tế Hà Nội

LNV - Năm 2023, ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, đóng góp vào sự phát triển chung, khẳng định vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế Hà Nội.
Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

LNV - Năm 2023, ngành Nông nghiệp Hà Nội triển khai nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả, nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, các mô hình này không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật, mà còn giúp nông dân sản xuất theo hình thức liên kết, mở rộng quy mô vùng nguyên liệu.
Phát triển tôm hữu cơ Long Hoà - Hoà Minh

Phát triển tôm hữu cơ Long Hoà - Hoà Minh

LNV - Chính nhờ con tôm mà đã thay đổi cả cuộc sống của người dân xứ cù lao của tỉnh Trà Vinh. Người dân không còn bỏ xứ đi nữa mà thay vào đó bám quê để phát triển nghề nuôi tôm, đời sống khá giả.
Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!

Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!

LNV - Nhờ quy trình nuôi và chế biến sạch, sản phẩm trứng và gà thịt của Tổ hợp tác chăn nuôi gà xã Tân Hương (Đức Thọ- Hà Tĩnh) đang cho chất lượng tốt và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, thương hiệu trứng gà đồi Trại Cốc, sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao đang khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Xã An Dũng (Đức Thọ- Hà Tĩnh):  Trồng hoa Tết, người dân khoác áo mới cho làng quê

Xã An Dũng (Đức Thọ- Hà Tĩnh): Trồng hoa Tết, người dân khoác áo mới cho làng quê

LNV - Vài năm trở lại đây nhiều hộ nông dân ở xã An Dũng có thêm nghề trồng hoa bán trong dịp tết Nguyên Đán cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống, làm đẹp thêm cho một vùng quê vốn còn nghèo ở huyện Đức Thọ.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng

Bình Định: Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng

LNV - Xác định giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết chỉ đạo
Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhân dân, du khách cổ vũ nồng nhiệt các khối diễu binh, diễu hành

Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhân dân, du khách cổ vũ nồng nhiệt các khối diễu binh, diễu hành

LNV - Sáng 5/5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, TP. Điện Biên Phủ, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Khánh Hoà: Triển lãm 100 hình ảnh và 600 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khánh Hoà: Triển lãm 100 hình ảnh và 600 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

LNV - Chiều 4-5, tại khu vực Tháp Trầm hương (TP. Nha Trang), Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa khai mạc Triển lãm ảnh và trưng bày, giới thiệu sách, tài liệu kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
Hà Nội: Thêm 2 di tích lịch sử được xếp hạng cấp thành phố tại huyện Đan Phượng

Hà Nội: Thêm 2 di tích lịch sử được xếp hạng cấp thành phố tại huyện Đan Phượng

LNV - Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bắc Giang: Khuyến công tích cực trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng

Bắc Giang: Khuyến công tích cực trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng

LNV - Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động