Hà Nội: 17°C Hà Nội
Đà Nẵng: 22°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 21°C Thừa Thiên Huế

Cứng hóa giao thông nội đồng – Đòn bẩy cho sản xuất nông nghiệp

LNV - Phát triển giao thông nội đồng (GTNĐ) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình xây dựng NTM. Với hàng trăm km được cứng hóa, phong trào xây dựng GTNĐ đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân, nhất là ở các xã miền núi của tỉnh.


Đường giao thông nội đồng xã Hợp Lý, huyện Lập Thạch được xây dựng theo chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Thế Hùng

Theo số liệu được đưa ra trong Đề án cứng hóa đường trục chính GTNĐ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2020, toàn tỉnh có hơn 2.100 km GTNĐ, bao gồm hơn 1.100 km đường trục chính và trên 1.000 km đường nhánh.

Tuy vậy, đến năm 2010, tỷ lệ đường GTNĐ được cứng hóa mới chỉ đạt 7,2%, tập trung ở các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, và thành phố Phúc Yên.

Tại các xã miền núi của tỉnh, tỉ lệ GTNĐ được cứng hóa gần như bằng 0. Các tuyến đường đất nhỏ hẹp khiến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân từ khu dân cư đến đồng ruộng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong mùa mưa.

Không chỉ vậy, thực trạng này còn gây trở ngại trong việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, kìm hãm sự phát triển kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp của các địa phương.

Trước thực tế đó, năm 2011, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 02 về hỗ trợ phát triển đường GTNĐ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020.

Với quan điểm: Để phương tiện cơ giới đường bộ đến được tất cả các khu sản xuất, khu chăn nuôi trong mọi điều kiện thời tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng gia sản xuất và mở rộng các ngành nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao, cuộc sống ấm no cho nhân dân, các địa phương được hỗ trợ 100% kinh phí cho các công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thanh quyết toán theo quy định hiện hành (không bao gồm hỗ trợ hạng mục bồi thường giải phóng mặt bằng của các công trình).

Sau 10 năm triển khai, đến nay, toàn tỉnh đã cứng hóa được 874 km trục chính nội đồng, đạt 80.9%. Trong đó, tỷ lệ cứng hóa của Lập Thạch là 56,5%, Tam Đảo là 79%, Sông Lô là 65,45%...

Kết quả này đã đưa đến một làn gió mới, góp phần làm thay đổi diện mạo của hầu khắp các địa phương, đặc biệt là các xã trung du, miền núi của tỉnh.

Là một xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Lập Thạch, xã Hợp Lý có 4,3/8 km trục chính GTNĐ được cứng hóa, đạt 53,8%. Mặc dù tỷ lệ này chưa thể coi là “lý tưởng”, song đã tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Lý Nguyễn Xuân Hồng chia sẻ: “Trước đây, 100% các tuyến GTNĐ trong xã là đường đất. Vào mùa mưa, đường xá lầy lội; việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, vật tư nông nghiệp của bà con trong xã rất khó khăn.

Hiện nay, nhiều tuyến GTNĐ được đầu tư xây dựng, không chỉ giúp bà con đi lại, vận chuyển hàng hóa dễ dàng, mà tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp cũng được đẩy lên cao”.

Cụ thể, tại Hợp Lý hiện nay, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch lúa đã đạt gần 100%. Ngoài ra, người dân cũng bắt đầu áp dụng cơ giới hóa trong gieo cấy với tỷ lệ cấy máy đạt 10 -15%.

Trong xã đã bắt đầu xuất hiện các mô hình sản xuất quy mô lớn. Các hộ dân chuyển dần sang phát triển TTCN, TM-DV, tuy nhiên nhờ sản xuất nông nghiệp thuận tiện dễ dàng hơn trước nên tỷ lệ bỏ ruộng rất ít, chủ yếu là trong vụ mùa với tỷ lệ chỉ khoảng 15 -20%. Năm 2020, tổng giá trị thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp của xã đạt 100 tỷ đồng.

Tương tự, tại xã Hồ Sơn (Tam Đảo) việc đầu tư hệ thống GTNĐ cũng góp phần tích cực vào thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đưa Hồ Sơn trở thành một trong những địa phương đi đầu của huyện Tam Đảo về sản xuất rau màu.

Trên những con đường bê tông trải dài ra tận đồng ruộng, ông Nhâm Đức Cải, Giám đốc HTX Rau an toàn Thanh Hà, xã Hồ Sơn hồ hởi: "GTNĐ nhiều năm về trước vẫn còn là đường đất nhỏ hẹp, gồ ghề, xói lở.

Tuy nhiên, được sự quan tâm của nhà nước đến nay, việc cứng hóa trục chính GTNĐ của xã đã đạt tỉ lệ khá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện, xe cộ ra tận cánh đồng, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển vật tư nông nghiệp, hàng hóa của các thành viên HTX.

Cũng nhờ vậy mà HTX có điều kiện phát triển sản xuất, cung ứng ra thị trường trên 500 tấn rau su su, 500 tấn rau cải các loại mỗi năm".

Trên cơ sở tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của các địa phương, phong trào làm đường GTNĐ đã góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đưa nông nghiệp của tỉnh từng bước phát triển bền vững.

Tiếp tục những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn 2021 -2025, tỉnh tiếp tục cứng hóa toàn bộ hệ thống GTNĐ, tập trung cho công tác duy tu, bảo dưỡng và cải tạo nâng cấp tuyến đường được đầu tư từ những năm trước. Phấn đấu đến hết năm 2022, toàn bộ các huyện đạt chuẩn NTM, hết năm 2025 có 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Bài, ảnh: Nguyễn Hường

Tin liên quan

Tin mới hơn

Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

LNV - Lực lượng Người có uy tín của tỉnh Quảng Ngãi được xem là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và bảo tồn văn hóa dân tộc.
Bình Định phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2025

Bình Định phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2025

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch số 25 về thực hiện xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), xã đạt chuẩn NTM nâng cao, xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2025.
Thanh Oai về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Thanh Oai về đích huyện nông thôn mới nâng cao

LNV - Năm 2024, Thanh Oai đã hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, về đích trước 1 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.
Huyện Phúc Thọ (Hà Nội): Hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ (Hà Nội): Hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

LNV - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.
Huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Tăng cường công tác tuyên truyền trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Tăng cường công tác tuyên truyền trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài. Đòi hỏi cần một nguồn lực vật chất lớn, phải được thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát triển, có lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của các xã và đặc điểm cụ thể của từng thôn, xóm, cụm dân cư. Trong đó, công tác tuyên truyền, vận động đặt lên hàng đầu, đi trước một bước và được triển khai theo lộ trình, xác định từng nội dung, cách thức triển khai cụ thể trong từng thời điểm, giai đoạn. Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân phát huy vai trò trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới.
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030

LNV - Trung tâm điều phối nông thôn mới huyện Quốc Oai đánh giá Ngọc Liệp đạt 16/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Theo đó, Ngọc Liệp đang trong diện phê duyệt và xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030.

Tin khác

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Phong Vân về đích NTM kiểu mẫu trước thềm xuân mới Ất Tỵ 2025

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Phong Vân về đích NTM kiểu mẫu trước thềm xuân mới Ất Tỵ 2025

LNV - Là xã đồi gò ven sông Đà, Sông Hồng của huyện Ba Vì, Hà Nội, năm 2015 xã Phong Vân đã về đích nông thôn mới (NTM). Không bằng lòng với kết quả đó, Đảng bộ chính quyền và cả hệ thống chính trị xã Phong Vân đã lãnh đạo nhân dân thực hiện NQ Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ (2020- 2025), tiếp tục phấn đấu, triển khai xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội và huyện Ba Vì. Sau gần 08 năm nỗ lực phấn đấu, vượt mọi khó khăn, đến cuối năm 2023 xã Phong Vân đã về đích NTM nâng cao với chất lượng các tiêu chí đạt được rất cao.
Huyện Gia Lâm đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Gia Lâm đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng 15/1, Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân (HĐND), Ủy Ban Nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Gia Lâm, long trọng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 và tổng kết Phong trào thi đua năm 2024.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tham dự chúc mừng huyện Phù Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tham dự chúc mừng huyện Phù Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Ngày 15/1, UBND tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ công bố huyện Phù Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 theo Quyết định 1570/QÐ-TTg ngày 13/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Về dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hồ Đức Phớc.
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

LNV - Hồng Hà là xã ven Sông Hồng, nằm ở phía bắc huyện Đan Phượng của Hà Nội, nền kinh tế chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề. Năm 2020 xã Hồng Hà đã về đích NTM nâng cao, năm 2022 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hồng Hà đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xây dựng xã NTM kiểu mẫu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cao.
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

LNV - Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 của huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), địa phương có 17/27 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 62,9%); 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Thái Bình, Mỹ Bằng, Hoàng Khai, Kim Quan, Phúc Ninh, Nhữ Hán); 03 xã Thái Bình, Mỹ Bằng, Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, năm 2024 có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Lang Quán); 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Nhữ Hán); xã Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu

Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu

LNV - Với nhiều cách làm sáng tạo, nỗ lực và quyết tâm cao trong thực hiện kế hoạch, chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục đạt được những kết quả toàn diện, đi vào chiều sâu, duy trì xây dựng nông thôn mới đứng trong tốp đầu khu vực miền núi phía Bắc.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Xã Vạn Thắng cách trung tâm huyện Ba Vì 07 km, diện tích 990,67 ha, dân số 3.904 hộ, 16.469 khẩu, nền kinh tế của xã đa thành phần gồm sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp, dịch vụ thương mại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ xã Vạn Thắng, sự đồng thuận của nhân dân, năm 2021 Vạn Thắng đã về đích nông thôn mới, năm 2022 xã tiếp tục về đích NTM nâng cao.
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

LNV -Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng. Buổi lễ là một trong những nỗ lực nhằm bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tại địa phương.
Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới

Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Duy Xuyên đã phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”

Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”

LNV - Với việc có thêm 7 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, huyện Sóc Sơn đã có tổng số 18/25 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương về đích “Huyện nông thôn mới nâng cao” trong năm 2025.
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngọc Mỹ có địa giới hành chính nằm cách trung tâm huyện Quốc Oai 1,5km về phía Tây. Có tổng diện tích đất tự nhiên 556,5ha, trong đó đất phi nông nghiệp 195,87ha chiếm 35,2%; đất nông nghiệp 360,63ha chiếm 64,8%. Xã có tổng dân số 12.483 người/3.163 hộ được chia 2 thôn: Ngọc Than, Phú Mỹ. Ngọc Mỹ có làng nghề truyền thống tại 2 làng riêng: nghề nón, mũ lá; Nghề mộc đục chạm cao cấp, mộc dân dụng. Kinh tế của nhân dân chủ yếu sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại nhỏ lẻ. tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, kinh tế hàng năm đạt tăng trưởng khá, đời sống của người dân từng bước nâng cao.
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - Xã La Phù, huyện Hoài Đức (Hà Nội) ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương.
Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì

Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì

LNV - Trường THCS Đồng Thái, huyện Ba Vì, (Hà Nội), tiền thân là trường phổ Thông dân lập cấp 2 Đồng Khánh, được thành lập từ năm 1959. Sau nhiều năm hoạt động liên cấp 1-2, đến năm 1992 UBND huyện Ba Vì ra quyết định thành lập Trường THCS Đồng Thái.
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong những năm qua, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. Họ đã tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn mới thông qua những việc làm cụ thể và thiết thực, góp phần quan trọng vào sự đổi thay tích cực của các vùng quê.
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển

Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển

LNV - Bên dòng sông Hậu êm đềm, làng nghề sản xuất dây keo tại xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) là một minh chứng sống cho sự cần cù và sáng tạo của người dân An Giang. Gần 2 thập kỷ qua, nghề làm dây keo đã gắn bó mật thiết với đời sống của hàng trăm hộ dân nơi đây, mang lại nguồn thu nhập ổn định và giữ một nền văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, để tiếp tục tồn tại và phát triển, làng nghề cần có những thay đổi mang tính đột phá.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

LNV - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng tin tưởng với sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng tâm, sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đưa Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc,
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

LNV - Sáng 5/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, thảo luận cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, xây dựng kịch bản tăng trưởng của các
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

LNV - Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

LNV - Lực lượng Người có uy tín của tỉnh Quảng Ngãi được xem là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triể
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

LNV - Nghề sản xuất nón lá trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có từ rất lâu đời gắn với làng nghề truyền thống nón lá Gò Găng của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làm thế nào để bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch là những trăn trở của lãnh đạo xã Nhơn Mỹ h
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động