Cúm mùa: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm tấn công hệ hô hấp của người bệnh. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao khi bị biến chứng cúm.
Cúm mùa có xu hướng lan rộng thành dịch và có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi.
Nguyên nhân của bệnh cúm là do Virus cúm (Influenza virus), virus này liên tục biến chủng, biến thể. Những biến đổi nhỏ liên tục gây nên các vụ dịch vừa và nhỏ. Khi những biến đổi nhỏ dần tích tụ lại thành những biến đổi lớn, tạo nên type kháng nguyên mới, đó là do sự tái tổ hợp giữa các chủng virus cúm động vật và cúm người. Những phân type kháng nguyên mới này sẽ gây dịch lớn.
Những triệu chứng lâm sàng thường gặp ở người bị bệnh cúm.
Biểu hiện và những biến chứng của cúm mùa
Dấu hiệu cảm cúm diễn tiến từ nhẹ đến nặng và có thể dẫn đến tử vong. Khác với cảm lạnh, cúm thường xuất hiện đột ngột.
Người bị cúm thường biểu hiện một số hoặc tất cả các triệu chứng như sốt, cảm thấy sốt, ớn lạnh, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi. Ở trẻ em có thể bị nôn mửa và tiêu chảy.
Bệnh cảm cúm lây lan chủ yếu qua các hạt nước bọt do người bệnh bắn vào không khí. Khoảng thời gian virus cúm phát tán thường bắt đầu trước khi người bệnh cảm thấy không khỏe hoặc chỉ xuất hiện một vài triệu chứng đầu tiên.
Mặc dù có những biểu hiện nhẹ và phổ biến, nhưng nếu chủ quan thì sẽ dễ dẫn đến những biến chứng bệnh cúm vô cùng nguy hiểm.
Khi bệnh cúm chuyển nặng sẽ dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi, hen phế quản, suy tim, đái tháo đường, bệnh mạch vành, suy giảm miễn dịch, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu... trẻ em và người già trên 65 tuổi là đối tượng dễ gặp biến chứng nhất.
Đối với phụ nữ mang thai, biến chứng bệnh cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong 3 tháng đầu như sảy thai hoặc bệnh lý thai nhi.
Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm tấn công hệ hô hấp của người bệnh.
Cúm thông thường là bệnh lành tính và thường tự khỏi sau 5 - 7 ngày, không có thuốc điều trị bệnh cúm đặc hiệu nhưng người bệnh có thể điều trị triệu chứng của bệnh bằng một số loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ như: Giảm triệu chứng sốt, đau đầu, đau họng… Nếu các triệu chứng của cảm cúm kéo dài hơn một tuần, bệnh nhân sốt cao kéo dài, sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường không đỡ, ho nhiều, tức ngực, khó thở, đau nhức, mệt mỏi tăng thì nên đến các cơ sở y tế để theo dõi, điều trị kịp thời.
Một số trường hợp bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như: Viêm phổi tim mạch, nhiễm trùng huyết... gây đe dọa tính mạng của nhiều người.
Các dấu hiệu và biến chứng của bệnh cúm:
Sốt cao 39 độ C – 40 độ C.
Nhức đầu, đau nhức toàn thân.
Ho dữ dội, suy nhược nặng, tiêu chảy, nôn ói...
Lời khuyên của thầy thuốc
Virus cúm có khả năng lây lan trực tiếp từ người này sang người khác, vì vậy mỗi người cần chủ động phòng ngừa bệnh cúm bằng các biện pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước.
- Lau chùi thường xuyên các bề mặt tiếp xúc hay các vật dụng có thể bị lây nhiễm bệnh cúm.
- Xây dựng chế độ ăn cân bằng chất dinh dưỡng, ăn uống đúng giờ.
- Tập thể dục hàng ngày, rửa tay trước và sau khi ăn cũng như mỗi khi ở ngoài về nhà, bàn tay sạch là một trong các biện pháp quan trọng để ngừa cúm.
- Bệnh cúm mùa được dự phòng bằng cách tiêm chủng vaccine phòng bệnh cúm.
BS. Nguyễn Thị Khánh (Bệnh viện 103)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Vinamilk Sure Prevent Gold đồng hành thăm khám sức khỏe miễn phí cho hàng chục nghìn người cao tuổi
16:00 | 04/12/2023 Sức khỏe - Đời sống

VINAMILK ĐƯỢC VINH DANH “DOANH NGHIỆP ĐẠT CHUẨN VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM”
09:18 | 29/11/2023 Sức khỏe - Đời sống

Bạn có biết ruột và não tuy hai mà một?
12:00 | 26/11/2023 Sức khỏe - Đời sống

Vinamilk cùng Câu lạc bộ Điều dưỡng trưởng Việt Nam tập huấn chăm sóc dinh dưỡng bệnh lý cho điều dưỡng phía Bắc
13:00 | 23/11/2023 Sức khỏe - Đời sống

Bạn có biết ‘đường ruột’ ảnh hưởng lớn đến ‘sức khỏe tinh thần?’
13:00 | 22/11/2023 Sức khỏe - Đời sống

Những loại rau quả nên ăn vào thời tiết giao mùa đông
10:55 | 22/11/2023 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Bí quyết giúp giải toả căng thẳng của giới trẻ ngày nay.
15:11 | 20/11/2023 Sức khỏe - Đời sống

Bạn có biết “hệ thần kinh ruột" giống như bộ não thứ hai của con người?
11:00 | 17/11/2023 Sức khỏe - Đời sống

Những lợi ích tuyệt vời của cà rốt đối với sức khỏe
14:16 | 15/11/2023 Sức khỏe - Đời sống

Tại sao đường ruột khỏe mạnh lại giúp tinh thần thư thái?
10:42 | 15/11/2023 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm có công dụng an thần, tốt cho giấc ngủ
09:05 | 01/11/2023 Sức khỏe - Đời sống

Lợi ích tuyệt vời của việc ăn gạo lứt đối với sức khoẻ
09:15 | 18/10/2023 Sức khỏe - Đời sống

Hơn 87.700 ca mắc sốt xuất huyết, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ các biện pháp phòng bệnh
09:03 | 28/09/2023 Sức khỏe - Đời sống

Công dụng tuyệt vời của hạt vừng có thể bạn chưa biết
08:08 | 28/09/2023 Sức khỏe - Đời sống

Dưỡng sinh đông y Tâm An - Xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ động
20:27 | 25/09/2023 Sức khỏe - Đời sống

Một số thực phẩm tốt cho sức khoẻ giúp tăng tuổi thọ
13:49 | 20/09/2023 Sức khỏe - Đời sống

Tác dụng phòng chống ung thư của gừng
09:27 | 18/09/2023 Sức khỏe - Đời sống

Một số thực phẩm giúp thải độc gan, tăng cường chức năng gan
10:33 | 12/09/2023 Sức khỏe - Đời sống

200 suất khám mắt miễn phí cho các nghệ nhân làng nghề, người có công
00:00 | 29/08/2023 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng giúp khắc phục còi xương ở trẻ
09:16 | 25/08/2023 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn giúp thận khoẻ mạnh
10:29 | 21/08/2023 Sức khỏe - Đời sống



Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu
13:37 Tin tức

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề
12:00 Du lịch làng nghề

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang
11:28 Tin tức

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội
11:27 Tin tức

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề
11:27 Tin tức










