Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Covid-19 và Du lịch: “Lửa thử vàng”

TBV - Dịch Covid-19 đã khiến du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới, nghiêm trọng hơn nhiều so với dịch SARS năm 2003. Tuy nhiên, nhìn một cách tích cực, Covid-19 cũng đã phơi bày những điểm yếu và nhờ đó ngành du lịch có cơ hội khắc phục khuyết điểm, “tăng sức đề kháng” để bứt phá hơn trong tương lai.
Tìm cơ hội trong thách thức

Theo con số của Tổng cục Du lịch Việt Nam công bố, ước tính trong vòng 3 tháng tới, ngành du lịch sẽ mất trắng 5,9 – 7,7 tỷ USD tương ứng với lượng sụt giảm du khách cả quốc tế và nội địa lên tới gần 30 triệu lượt vì Covid-19. Các dịch vụ liên quan như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm đều bị “thổi bay” trung bình 1 – 1,8 tỷ USD mỗi ngành.

Dịch “đánh” đúng thời điểm mùa du xuân, lễ hội nên thiệt hại lại càng nặng nề. Hầu hết các đơn vị lữ hành, khách sạn những ngày này đều bị ám ảnh bởi những thông tin "hủy tour, hủy phòng, hủy vé". Không chỉ những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những “ông lớn” trong ngành du lịch bắt đầu “thấm đòn”. Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Tổng Giám đốc công ty lữ hành Vietravel cho biết, hiện khoảng 70% khách hàng tại Việt Nam và 6 quốc gia Vietravel đặt văn phòng đã hủy tour hoặc dời ngày khởi hành vì e ngại dịch bệnh. Là Tập đoàn lớn trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, Sun Group cũng không nằm ngoài “tâm bão”. Ông Đặng Minh Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn cho biết, lượng khách đến với lượng khách đến với các khu Sun World trong 2 tháng qua sụt giảm mạnh. Sun World Fansipan Legend sụt giảm tới 70%, Sun World Ba Na Hills giảm tới 65%, Sun World Halong Complex giảm 85%...


Có thể thấy, chưa khi nào du lịch Việt lại hứng chịu một cơn “bạo bệnh” lớn đến thế. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là mặc dù đang phải gồng mình chống chọi, ngành du lịch lại thể hiện khả năng ứng phó nhanh, kịp thời đưa ra những giải pháp bài bản và chuyên nghiệp để xoay chuyển tình hình.

Hàng loạt các liên minh kích cầu, chương trình kích cầu được thành lập, triển khai nhằm vực dậy hoạt động du lịch. Mới đây nhất, Tổng cục Du lịch Việt Nam (TCDLVN) ban hành Chương trình kích cầu quốc tế và nội địa ứng phó với dịch Covid-19, huy động sự tham gia tích cực của tất cả các đối tượng từ các địa phương, doanh nghiệp du lịch, hàng không, cơ quan truyền thông… Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng đã kịp thời tung ra các chương trình quảng bá, khuyến mãi, ưu tiên nhắm vào thị trường khách nội địa vì đây được xem là “át chủ bài” để phục hồi du lịch.

Hậu Covid-19 – những thay đổi sống còn

Năm 2003, khi dịch SARS bùng phát, 400.000 du khách nước ngoài huỷ tour đến Việt Nam. Năm nay với Covid-19, thiệt hại lên tới hàng triệu du khách và hàng tỷ đô la. Tuy nhiên, nhìn một cách tích cực, Covid-19 như một “phép thử”, một lần tổng duyệt khả năng ứng phó, thử thách bản lĩnh của du lịch Việt Nam.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung nhận định: “Doanh nghiệp du lịch (DNDL) phải coi đây không chỉ là giai đoạn nguy cơ, khó khăn của mình, mà là điều kiện thuận lợi để mình xem xét đánh giá lại chiến lược phát triển, năng lực của doanh nghiệp, từ đó có bước phát triển tiếp theo một cách bền vững”.


Thời gian qua, nhiều DNDL đã chủ động xoay chuyển tình thế với nhiều giải pháp. Công ty du lịch Lửa Việt đang tiến hành tái cơ cấu hoạt động, điều động hướng dẫn viên qua làm mới danh sách khách hàng, tham gia huấn luyện nhân sự hoặc chuyển làm nhân viên kinh doanh, xây dựng lại tour tuyến mới... Đại diện Sun Group cũng cho biết, tập đoàn này đã buộc phải triển khai những giải pháp ứng phó ngay lập tức như: tái cơ cấu bộ máy nhân sự, sắp xếp, bố trí lại công việc; một số vị trí nhân sự ở khách sạn, khu vui chơi, giải trí được bố trí nghỉ luân phiên…

Tuy nhiên, cùng với việc “đổi mới” chính mình, nhiều doanh nghiệp cho rằng, để có thể tăng sức đề kháng cho ngành du lịch vượt qua khủng hoảng Covid-19, cần có một chương trình hành động cấp quốc gia.

Theo ông Đặng Minh Trường –Chủ tịch HĐQT Sun Group: “Trong bối cảnh này, ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng rất cần sự hỗ trợ thiết thực, cụ thể của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương để có thể cứu vãn hoạt động du lịch”. Đại diện Sun Group cũng có những đề xuất triển khai chiến dịch phục hồi Du lịch ở hai giai đoạn: “Sống chung với dịch” và “Phục hồi sau dịch”.

Cụ thể, ở giai đoạn “Sống chung với dịch”, bên cạnh những giải pháp kích cầu du lịch trong nước và quốc tế theo Công văn mới nhất của Tổng cục Du lịch Việt Nam, việc xây dựng các sản phẩm du lịch mới để cung cấp cho du khách nhiều lựa chọn tham quan, vui chơi giải trí cũng rất cần thiết. Cần tạo điều kiện, đẩy nhanh tiến độ cấp phép các dự án cải tạo, xây dựng những sản phẩm du lịch, công trình mới, đặc biệt là các dự án, sản phẩm, dịch vụ vui chơi, giải trí về đêm nhằm thu hút du khách vui chơi, tiêu tiền.


“Để hỗ trợ một cách thiết thực các doanh nghiệp du lịch ngay trong giai đoạn này, chúng tôi cũng kiến nghị Chính phủ cho phép giảm 50% thuế VAT & thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020, cho phép chậm nộp thuế VAT quý 4-2019 và thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019, đề xuất lùi sang quý 3 hoặc quý 4-2020”, ông Trường nói.

“Ở giai đoạn phục hồi mạnh mẽ sau dịch, chúng ta cần tăng cường triển khai chiến dịch “VietnamNow” trên khắp các thị trường quốc tế tiềm năng, với những chương trình ưu đãi hấp dẫn, những điểm đến mới, sản phẩm du lịch độc đáo, nhấn mạnh những sản phẩm du lịch về đêm mới mẻ được triển khai tại các thành phố lớn. Đặc biệt triển khai quảng bá riêng về du lịch tàu biển với các chương trình khuyến mãi sâu, hấp dẫn du khách ở các thị trường khách phù hợp như: Nhật Bản, Tây Âu… Triển khai mạnh mẽ các sự kiện lớn rộng khắp cả nước, đặc biệt là tại những điểm đến nổi tiếng như: Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế, Carnival quốc tế, Lễ hội Mùa đông…. để thu hút sự quan tâm của du khách” – đại diện Sun Group đề xuất.

Du lịch Việt đã có một khởi đầu năm mới không suôn sẻ. Tuy nhiên, cùng với những biện pháp phòng chống dịch bệnh được thực hiện rất quyết liệt, ngành du lịch cũng đang có những thay đổi mạnh mẽ, kịp thời và mang tính bền vững để ứng phó với tình hình mới. Dịch bệnh corona một cách nào đó là giúp các doanh nghiệp được thanh lọc, điều chỉnh để “tăng sức đề kháng” cho chính mình, đón đầu cho những bước phát triển mới tốt đẹp hơn.

Duy Dũng (TH)

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Bình Định: Định hướng phát triển du lịch làng nghề

LNV - Sở Du lịch Bình Định vừa có báo cáo về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Đề án “Thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025”. Việc triển khai Đề án tại 4 làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh Bình Định đã tạo ra những kết quả nổi bật đáng ghi nhận.
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

LNV - Phát triển làng nghề gắn với du lịch là hướng đi nhiều triển vọng, mang lại lợi ích kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời, gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh đã hình thành nhiều tour du lịch trải nghiệm tại các làng nghề.
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

LNV - Những ngày qua, do ảnh hưởng của Cơn bão lịch sử (Bão Yagi), mưa lớn xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc, nước lũ sông Hồng dâng cao khiến hàng chục ha trồng đào, quất tại làng Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội bị hư hỏng do úng nước
Hiệp hội du lịch tỉnh Hải Dương: Tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ II mở rộng

Hiệp hội du lịch tỉnh Hải Dương: Tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ II mở rộng

LNV - Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị Âu Cơ thành phố Hải Dương, (tỉnh Hải Dương), Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ II mở rộng để triển khai công tác chuẩn bị Đại hội Hiệp hội lần thứ III sẽ diễn ra tháng 11/2024. Đồng thời trao quyết định kết nạp hội viên mới.
Khách du lịch đến Bình Định ước đạt hơn 200 nghìn lượt khách

Khách du lịch đến Bình Định ước đạt hơn 200 nghìn lượt khách

LNV - Theo thống kê lượng khách du lịch đến Bình Định ước đạt 204.044 lượt khách, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023 (dịp lễ 2/9/2023 đạt 180.570 lượt); doanh thu từ khách du lịch ước đạt 555 tỷ đồng, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Đến Mù Cang Chải trải nghiệm mùa vàng Tây Bắc

Đến Mù Cang Chải trải nghiệm mùa vàng Tây Bắc

LNV – Tháng 9 tới Mù Cang Chải (Yên Bái) du khách đều “choáng ngợp” trước vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang chuẩn bị bước vào mùa thu hoạch, một vẻ đẹp được tạo nên từ thiên nhiên và bàn tay chăm bón của người dân nơi đây.

Tin khác

Bình Định: “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt”

Bình Định: “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt”

LNV - Từ ngày 2 đến ngày 4/9, tại thành phố Quy Nhơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao - Tự hào bản sắc Việt”. Mở đầu chuỗi sự kiện là chương trình Du lịch Việt Nam qua không gian ảnh.
Du lịch làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Quảng Trị

Du lịch làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Quảng Trị

LNV - Du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giúp du khách hiểu hơn về ý nghĩa và tinh hoa văn hóa địa phương kết tinh trong từng sản phẩm làng nghề cũng như nâng cao thu nhập cho người dân khi bán các sản phẩm cho du khách. Tuy nhiên, du lịch làng nghề truyền thống hiện vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng.
Phát triển du lịch từ lợi thế làng nghề, nông nghiệp và sản phẩm OCOP

Phát triển du lịch từ lợi thế làng nghề, nông nghiệp và sản phẩm OCOP

LNV - Thạch Thất là huyện nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội, là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch với nhiều danh thắng đẹp và làng nghề truyền thống. Địa phương này cũng có các sản phẩm du lịch nông nghiệp, sản phẩm OCOP có thể gắn với phát triển du lịch.
Hà Giang: Công nhận Làng văn hóa du lịch thôn Tha là điểm du lịch

Hà Giang: Công nhận Làng văn hóa du lịch thôn Tha là điểm du lịch

LNV - Ngày 12.8, UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định số 992 công nhận điểm du lịch Làng văn hóa du lịch thôn Tha, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang.
Phát triển du lịch gắn với làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Thái Nguyên

Phát triển du lịch gắn với làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Thái Nguyên

LNV - Toàn tỉnh Thái Nguyên có 277 làng nghề được công nhận, gồm 184 làng nghề truyền thống và 93 làng nghề. Đây là lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch gắn với làng nghề. Chính vì thế, ngành chức năng của tỉnh đã và đang tích cực hỗ trợ các làng nghề và người dân khơi dậy những tiềm năng này.
Quảng Ngãi: điểm du lịch Rừng dừa nước Tịnh Khê

Quảng Ngãi: điểm du lịch Rừng dừa nước Tịnh Khê

LNV - Rừng dừa nước Tịnh Khê nằm ở hạ lưu sông Trà Khúc thuộc xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi vừa được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch, tổ chức quản lý, khai thác và đầu tư xây dựng điểm du lịch Rừng dừa nước Tịnh Khê theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo hiệu quả, phát triển bền vững.
Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”

Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”

OVN - Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi” sẽ tổ chức vào ngày 1/9/2024 tại Bãi cỏ Đồng Vuông, cao nguyên La Vuông, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Một gian hàng sản phẩm OCOP của thị xã Hoài Nhơn và 5 gian hàng của các địa phương (Kbang, Đức Phổ, Hoài Ân, An Lão, Phù Mỹ) sẽ tham gia Ngày hội.
Thịt lợn cắp nách - Lưu luyến hương vị đặc sản Lào Cai

Thịt lợn cắp nách - Lưu luyến hương vị đặc sản Lào Cai

LNV - Lào Cai nổi tiếng với nhiều món ngon và khác biệt, một trong những món ăn đó, là được chế biến từ thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai.
Quy Nhơn hướng đến thành phố du lịch, văn minh, hiện đại

Quy Nhơn hướng đến thành phố du lịch, văn minh, hiện đại

LNV - Bình Định đặt mục tiêu xây dựng Quy Nhơn trở thành thành phố du lịch, văn minh, hiện đại, năng động, phát triển nhanh, bền vững và thu hút du khách bằng những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn.
Thừa Thiên Huế: Phát huy giá trị văn hoá gắn với du lịch làng nghề

Thừa Thiên Huế: Phát huy giá trị văn hoá gắn với du lịch làng nghề

LNV - Cùng với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên địa bàn, du lịch làng nghề truyền thống đã và đang được du khách ưa chuộng khi nhiều cơ sở kinh doanh, làng nghề triển khai nhiều cách làm hay vừa giúp tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình, vừa bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.
Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách mở ra hướng đi mới

Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách mở ra hướng đi mới

LNV - Du lịch làng nghề ở nước ta đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy tiềm năng là to lớn nhưng du lịch làng nghề hiện vẫn chưa xứng tầm với những lợi thế sẵn có, bởi các hoạt động còn mang tính tự phát cùng nhiều bất cập trong vấn đề môi trường và cơ sở hạ tầng.
Thèn Pả: Ngôi làng Mông yên bình

Thèn Pả: Ngôi làng Mông yên bình

LNV - Thèn Pả, nằm dưới chân cột cờ Lũng Cú, còn giữ nguyên vẹn nhiều nét truyền thống của người Mông như nếp sinh hoạt hay nhà trình tường với mái ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.
Chung tay gìn giữ, bảo vệ di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên

Chung tay gìn giữ, bảo vệ di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên

LNV - Tại Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO diễn ra vào tháng 9/2023 đã thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng) là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây thực sự là niềm vinh dự, tự hào cho Việt Nam nói chung, Quảng Ninh - Hải Phòng nói riêng khi sở hữu di sản liên tỉnh đầu tiên.
Bình Định: Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch đảo Cù Lao Xanh

Bình Định: Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch đảo Cù Lao Xanh

LNV - Ngày 23/4, trong chuyến khảo sát quy hoạch xã đảo Nhơn Châu để phát triển du lịch, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng bày tỏ sự trăn trở, làm sao đánh thức tiềm năng phát triển du lịch xã đảo Nhơn Châu, để Cù Lao Xanh trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
Lợi ích kép từ phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Lợi ích kép từ phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

LNV - Phát triển làng nghề gắn với du lịch, một giải pháp hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội. Cách làm này mang lại lợi ích kép cho cư dân các làng nghề truyền thống. Bởi cùng tạo thêm việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân còn là cách gìn giữ, bảo tồn, quảng bá và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc thông qua hoạt động du lịch.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Trong 2 ngày 26 - 27/9, các đoàn kiểm tra của thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn điện đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê- làng nghề ô nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Đã có 12 cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê viết đơn xin dừng hoạt động.
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 20/9, Đảng ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cẩm Thanh, TP. Hội An cho hay, vừa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (27/9/1964 - 27/9/2024). Đây là dịp để ôn lại trang sử hào hùng của quân và dân địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.
Khuyến công Đắk Lắk: Hỗ trợ thiết bị tiên tiến trong sản xuất hạt Mắc ca

Khuyến công Đắk Lắk: Hỗ trợ thiết bị tiên tiến trong sản xuất hạt Mắc ca

LNV - Ngày 17/ 9/ 2024, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất hạt Mắc ca” tại HTX Sản xuất Thương mại Dịch vụ thanh niên Tek Eco. Nhằm tạo điều kiện cho cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng hoạt động kinh doanh, phát triển bền vững.
Triển lãm thêu ren, lụa, túi vải quy tụ 400 mẫu sản phẩm từ các làng nghề

Triển lãm thêu ren, lụa, túi vải quy tụ 400 mẫu sản phẩm từ các làng nghề

LNV - Ngày 26/9, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề ngành thêu ren - lụa - áo dài - túi vải năm 2024. Triển lãm nhằm trưng bày, giới thiệu, quảng bá và kết nối giao thương các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo ngành thêu ren - lụa - áo dài - túi vải của các nghệ nhân, chuyên gia, nhà thiết kế trẻ trên địa bàn Hà Nội.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động