Chương Mỹ: Phát triển các sản phẩm làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP
Theo báo cáo số 819/BC-UBND huyện Chương Mỹ cho biết: Toàn huyện có 35 làng nghề/16 xã được UBND TP Hà Nội công nhận.
Trong đó nhóm nghề về mây tre xuất khẩu chiếm tới 27 làng nghề của huyện. Đây là điều kiện thuận lợi để Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với thực hiện xây dựng Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.
Làng nghề Phú Vinh (xã Phú Nghĩa) với bề dày hơn 400 năm, ban đầu làng có tên gọi là Phú Hoa Trang, nghĩa là trời phú cho dân có đôi bàn tay lụa, tài hoa cộng thiên phú, người dân nơi đây có đôi bàn tay vô cùng điệu nghệ, khéo léo tạo ra hàng nghìn sản phẩm độc đáo.
Trao quyết định công nhận sản phẩm OCOP năm 2022 cho các chủ thể tham gia chương trình huyện Chương Mỹ. |
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh, Giám đốc Công ty TNHH mây tre đan Việt Quang ( làng nghề Phú Vinh, xã Phú Nghĩa) chia sẻ: Ngay sau khi xã, huyện phát động tổ chức chương trình OCOP, công ty đã mạnh dạn đăng ký tham gia chương trình. Đến nay, công ty đã có 15 sản phẩm OCOP, trong đó có 11 sản phẩm được đánh giá phân hạng 4 sao, như: Bộ đèn đan vảy rồng, Bát bộ ba, Khay để hoa quả… Điều đó đã tạo động lực cho các nghệ nhân làng nghề có cơ hội phát triển, nghiên cứu sáng tạo được nhiều sản phẩm, mở rộng cơ hội thị trường không những trong nước mà còn quốc tế.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh, GĐ Công ty TNHH mây tre đan Việt Quang thực hiện những công đoạn cuối cùng của sản phẩm |
Tương tự, Nghệ nhân ưu tú Hoàng Văn Hạnh – Giám đốc Công ty TNHH thương mại Mây Việt cho biết: Các sản phẩm mây tre đan sau khi đạt được chứng nhận OCOP chất lượng tốt hơn, đa dạng mẫu mã, chủng loại hơn nên đã giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội quảng bá rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước, từ đó nâng tầm thương hiệu sản phẩm mây tre đan Phú Vinh. Hiện tại, các sản phẩm mây tre đan tại làng nghề được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và được du khách quốc tế: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… ưa chuộng.
Sau khi tham gia chương trình OCOP các sản phẩm đã định vị được thương hiệu, có mã truy suất nguồn gốc rõ ràng. |
Thông qua chương trình OCOP không chỉ bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề mà còn khích lệ các nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề sáng tạo các mẫu mã mới từ mây tre giang. Từ đó, tạo ra các sản phẩm thủ công đảm bảo chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật đáp ứng yêu cầu ngày càng cao thị trường. Khơi dậy tiềm năng làng nghề
Đến đất nghề Chương Mỹ mà chỉ nhắc đến làng nghề mây tre đan thôi thì chưa đủ, Chương Mỹ còn có hàng trăm các làng nghề truyền thống khác như: thêu ren ở Hồng Phong; làng nghề mộc Phụ Chính, xã Hòa Chính; mộc Phù Yên, xã Trường Yên; nón lá Văn La, xã Văn Võ…Đây chính là nguồn sản phẩm OCOP tiềm năng của huyện Chương Mỹ.
Tại thôn 5 xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ người dân nơi đây hàng ngày cần mẫn, gắn bó với cây kim, sợi chỉ, luôn ấp ủ bảo tồn nghề thêu truyền thống của địa phương. Bàn tay khéo léo, khối óc sáng tạo, những người thợ thêu hàng ngày vẫn tạo ra những sản phẩm phong phú đa dạng chủng loại từ thêu chăn, ga, gối; thêu trang phục, áo dài đến phục chế cổ mẫu, thêu truyền thần…
Nghệ nhân thêu Lục Quốc Hội bên những sản phẩm đạt OCOP 3 sao. |
Nghệ nhân thêu Lục Quốc Hội cho hay: Trước đây, các sản phẩm thêu của gia đình chủ yếu là các mặt hàng đơn giản như: túi, chăn, gối, áo dài, các sản phẩm chủ yếu bán theo quen biết, tiêu thụ tại chỗ trong khu vực, không có logo thương hiệu riêng. Nhưng khi tham gia chương trình OCOP, cơ sở đã khắc phục được bài toán thương hiệu, đặt tên cho các sản phẩm, có mã truy suất nguồn gốc rõ ràng. Các sản phẩm được nhiều người biết đến, thu hút được các đơn hàng lớn.
Từ đó, nghề thêu ở đây được phát triển hơn, cơ sở thêu của ông Hội đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương, theo hình thức thêu giao khoán sản phẩm, dựa trên mẫu mã đặt hàng từ các công ty, doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện cho bà con nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Thành lập Trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm OCOP
Xác định OCOP là chương trình quan trọng nhằm phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, Ban chỉ đạo Chương trình OCOP huyện Chương Mỹ đang tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP địa phương trên thị trường.
Những sản phẩm đa dạng trong xưởng sản xuất của Công ty TNHH Mây tre đan Việt Quang. |
Theo đó, UBND huyện Chương Mỹ đã ban hành kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 26/4/2023 về Phát triển Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch trên địa bàn huyện Chương Mỹ năm 2023.
Theo kế hoạch, trong năm 2023, huyện Chương Mỹ sẽ thành lập một Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại xã Phú Nghĩa.
Theo ông Nguyên Đình Hoa - Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ: Việc thành lập Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn, chủ thể sản xuất kinh doanh làng nghề hình thành và phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển các hình thức du lịch trải nghiệm.Từ đó từng bước nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề phát triển hơn.
Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Thành phố Hà Nội, việc ra đời các trung tâm trên nhằm kiến tạo môi trường triển khai hoạt động hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn, chủ thể sản xuất - kinh doanh làng nghề hình thành, phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển các hình thức du lịch trải nghiệm. Từ đó góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn trên địa bàn Hà Nội.
Mô hình cũng được kỳ vọng tạo môi trường liên kết giữa nghệ nhân, đội ngũ thiết kế trẻ với tinh thần khởi nghiệp; Các viện nghiên cứu, trường đại học chuyên ngành, tổ chức quốc tế phát huy ưu thế văn hóa địa phương, khát vọng phát triển kinh tế của cộng đồng tại làng nghề truyền thống trên địa bàn các huyện, thị xã.
Lũy kế đến tháng 06 năm 2023, trên địa bàn huyện Chương Mỹ có 18 xã, thị trấn có sản phẩm OCOP với 145 sản phẩm của 28 Mỹ có 18 xã, thị trấn có sản phẩm OCOP với 145 sản phẩm của 28 chủ thể được phân hạng cấp sao từ 03 sao trở lên. Trong đó có 44 chủ thể được phân hạng cấp sao từ 03 sao trở lên. Trong đó có 44 sản phẩm 3 sao, 99 sản phẩm 4 sao và có 02 sản phẩm sản phẩm 3 sao, 99 sản phẩm 4 sao và có 02 sản phẩm tiềm năng 5 sao. tiềm năng 5 sao |
Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội
Tin liên quan
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao năng lực marketing sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:17 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam – ASEAN hợp tác chiến lược toàn diện
00:00 | 12/11/2024 Tin tức
Tin mới hơn
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 | 13/11/2024 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
14:56 | 11/11/2024 OCOP
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
14:20 | 06/11/2024 OCOP
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
08:47 | 05/11/2024 OCOP
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
10:32 | 04/11/2024 OCOP
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Tin khác
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
14:27 | 31/10/2024 OCOP
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP
14:21 | 31/10/2024 OCOP
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP
09:48 | 30/10/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề
09:25 | 25/10/2024 OCOP
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP
09:23 | 25/10/2024 OCOP
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao
09:21 | 25/10/2024 OCOP
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao
19:57 | 21/10/2024 OCOP
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề
11:12 | 14/10/2024 OCOP
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP
09:29 | 07/10/2024 OCOP
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
09:16 | 07/10/2024 OCOP
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 | 05/10/2024 OCOP
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 | 04/10/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
10:53 | 03/10/2024 OCOP
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân