Chổi hanh hao lên vùng cao, qua biên giới
Cô giáo Hùng cho biết: Hanh hao (có nơi gọi là thanh hao, sa tùng) là loài cây nhỏ nhắn, thân thẳng, lá kim và thường sinh sống thành từng vạt trên sườn đồi cao của dãi núi Sơn Triều (thuộc địa phận xã Phước An). Cây hanh hao trưởng thành chỉ cao hơn 1m nên khi khai thác chỉ cần dùng câu liêm (liềm) hoặc rựa bén cắt dễ dàng.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân có truyền thống sản xuất chổi hanh hao nên từ thuở thiếu thời, cô Hùng đã từng theo bà, theo mẹ lên núi Sơn Triều cắt cây hanh hao về bó chổi để mang ra các chợ Diêu Trì, Bình Định bán kiếm tiền. Hồi ấy, cả xóm tham gia làm nghề sản xuất chổi hanh hao nên nhà nào cũng chất đầy những bó chổi.
Kể từ ngày Tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Mầm non ra trường đến nay đã 30 năm nhưng cô giáo Hùng vẫn luôn gắn bó với nghề bó chổi hanh hao; mặc cho sóng gió thị trường có thăng trầm, chao đảo. Tranh thủ ngoài giờ đứng lớp dạy dỗ, chăm sóc các cháu mầm non, cô Hùng luôn dành thời gian còn lại để làm nghề truyền thống này. Có lẽ cũng chính vì vậy mà đã hơn mười mấy năm nay kể từ ngày người mẹ kính yêu của cô mãi mãi ra đi về cõi vĩnh hằng; cô giáo Hùng vẫn cứ âm thầm lặng lẽ làm nên những sản phẩm bình dị, thân quen ngày nào để luôn chào đón khách hàng gần xa.
Cô giáo Hùng vẫn miệt mài giữ gìn nghề truyền thống làm chổi hanh hao.
Theo cô, để có được một sản phẩm hoàn thiện thì người sản xuất phải tuân thủ các bước từ khâu chọn nguyên liệu đến phơi héo (khô), giũ sạch, sắp xếp và bó. Đặc biệt, trong khâu bó, muốn cho cây chổi đẹp cần có kỹ thuật như cộng ngắn thì giữ đọt (ngọn), cộng dài thì chặt gốc để cho chúng bằng đọt với chiều dài trung bình của cây chổi không quá 1 mét. Bên cạnh, chú ý phần cán chổi thon dài, nhẵn nhụi và không xương xóc; phần đọt chổi nở to và bằng đầu. Đồng thời, cây chổi phải được bó chặt chẽ bằng lạt tre một cách tròn trịa để khiến cho khách hàng ưa thích.
Được biết, cây chổi hanh hao từ lâu đã có nhiều hữu ích nhờ vào sự mềm mại và dẻo dai của nó nên được dùng để quét nhà nền đất, quét sân, quét lúa và các mặt nông sản khi mùa thu hoạch, phơi phóng cũng rất cần dùng đến cây chổi hanh hao để khỏi bị trầy xước. Có lẽ cũng chính từ đặc điểm đó mà hiện nay cây chổi hanh hao đã được đưa lên các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh ở 2 nước bạn là: Lào, Cam-pu-chia, để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
Cô giáo Hùng phấn khởi nói: “Từ năm 2010 đến nay, cứ vào mỗi mùa nghỉ hè là tôi bó được trung bình 100 cây chổi/ ngày với giá bán sỉ gần 9.000 đồng/ cây, tính theo hợp đồng mua bán mỗi chuyến xe đến chở 1.000 cây. Sau khi trừ chi phí thu mua nguyên liệu đầu vào 8.000 đồng/ kg hanh hao phơi khô thì còn thực lãi trên dưới 250.000 đồng/ ngày”.
Có thể nói, mức thu nhập từ nghề sản xuất chổi hanh hao của cô giáo Hùng chưa phải là cao so với một số ngành nghề khác hiện nay. Tuy nhiên, điều đáng quý ở cô Hùng là đã giữ được nghề truyền thống của gia đình nói riêng và địa phương nói chung. Đặc biệt là có được tín hiệu đáng mừng từ đầu ra sản phẩm đang vươn xa qua miền biên giới đến với đất nước Chùa Tháp và đất nước Triệu Voi anh em cùng dãi Trường Sơn hùng vĩ.
“Cô Hùng không những là người biết giữ gìn và phát huy giá trị nghề truyền thống mà còn là một giáo viên đạt danh hiệu Lao động tiên tiến nhiều năm liền của Trường Mầm non xã Phước An. Hiện nay, các ngành nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một, việc cô giáo Hùng giữ gìn và phát huy nghề làm chổi hanh hao là một điều đáng quý và trân trọng. Sắp tới, địa phương sẽ có sự quan tâm tích cực hơn nữa để nghề làm chổi hanh hao tồn tại và phát triển, góp phần cải thiện đời sống người dân”, ông Lê Văn Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước An, chia sẻ.
Kim Cương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức