Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Câu chuyện về bánh tẻ Phú Nhi - Thương hiệu OCOP nổi tiếng

LNV - Xứ Đoài vốn nổi tiếng với làng cổ Đường Lâm thị xã Sơn Tây (Hà Nội) - địa danh được nhắc đến nhiều với cái tên “đất Hai Vua”. Đến xứ này là tìm về miền quê tưởng chừng như chỉ còn trong kí ức xa ngái với cây đa, bến nước, mái đình và những món ăn giản dị mà mang đậm hồn quê hương.

Người xứ Đoài có nhiều món ngon dân dã, được chế biến bởi các nguyên liệu từ đồng quê. Bánh tẻ là thứ bánh mà những con người hồn hậu nơi đây thường dùng vào mỗi dịp cúng lễ, đãi khách hay thậm chí chỉ ăn chơi. Sơn Tây vốn có nhiều làng làm bánh này nhưng chỉ có làng Phú Nhi với nghề làm bánh tẻ được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống và đã đăng kí thương hiệu.

Câu chuyện về bánh tẻ Phú Nhi - Thương hiệu OCOP nổi tiếng
Chiếc bánh tẻ ra đời từ truyền thuyết chàng Phú – nàng Nhi.

Câu chuyện sản phẩm bánh tẻ Phú Nhi

Sự tích bánh tẻ Phú Nhi bắt đầu từ chuyện tình của chàng Nguyễn Phú và nàng Hoàng Nhi. Làng Phú Nhi xưa có nghề nấu bánh đúc, còn gọi là làng Bần Nhi, nay là phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Nguyễn Phú ở Giáp Ðoài, thông minh, sáng sủa, con bà Trọng làm nghề bán dầu vỏ, bố là người nông dân hiền lành chất phác. Hoàng Nhi là con bà Hương làm nghề nấu bánh đúc.

Phú và Nhi biết nhau qua những buổi chợ hằng ngày, vì Nhi phải đem hàng cho mẹ. Cuộc tình cứ thế lớn dần theo ngày tháng. Nguyễn Phú đánh bạo sang nhà nàng chơi - đúng lúc Nhi đang khuấy nồi bánh đúc. Vì vội ra mở cổng mời chàng Phú vào nhà mà nàng quên bẵng việc cho vôi vào nồi bột. Rồi mải trò chuyện, tâm tình họ quên mất nồi bánh đúc đang nấu dở trên bếp lửa. Khi biết thì lửa đã tắt, nồi bánh đúc thành nửa sống, nửa chín không dùng được nữa.

Bố Hoàng Nhi là người rất nghiêm khắc, phong kiến biết chuyện bực lắm, bèn đuổi chàng Phú về và cấm hai người gặp nhau khiến Hoàng Nhi vì chuyện này mà buồn bã, ốm nặng rồi qua đời.

Chàng Phú thì đem chỗ bánh đúc hỏng về, nghĩ bỏ đi thì tiếc nên ra vườn lấy lá dong, lá chuối khô, làm nhân mộc nhĩ, thịt nạc gói lại thành bánh đem luộc lại. Khi có mùi thơm bốc lên, Phú dỡ bánh ra, thấy ăn cả lúc nóng và khi nguội đều ngon hơn bánh đúc.

Từ đó, Phú đã mày mò cách nấu loại bánh mới này cho mẹ đem ra chợ bán và nhanh chóng được ưa chuộng, bán rất chạy và nhà Phú trở nên giàu có hơn. Chiếc bánh tẻ Phú Nhi ra đời theo truyền thuyết đó.

Kết thúc chuyện tình chàng Phú – nàng Nhi là những ngày giỗ nàng chàng tự tay làm những chiếc bánh thật ngon gửi sang nhà nàng cúng và tưởng nhớ người yêu xưa. Chàng không lấy vợ, chỉ chuyên tâm cho nghề. Thứ bánh ngon tâm huyết chàng cũng không để làm của riêng, mà dạy lại cho dân làng để món bánh tẻ được lưu truyền mãi mãi – và tâm nguyện của Phú đã thành hiện thực.

Câu chuyện về bánh tẻ Phú Nhi   Thương hiệu OCOP nổi tiếng
Bánh tẻ Phú Nhi được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống

Bánh tẻ Phú Nhi giờ vẫn nổi tiếng ngon, có mặt trong các đám tiệc, đám cỗ, giỗ. Ai đi qua Phú Nhi, khi ra về cũng tự tay chọn những chiếc bánh thơm lừng làm quà biếu.

Nổi danh sản phẩm OCOP 4 sao

Không khó để thưởng thức bánh tẻ Phú Nhi khi dừng chân tham quan các di tích ở Đường Lâm nhưng để tìm hiểu các công đoạn làm bánh thì du khách hãy bộ hành chừng 1km đến làng Phú Nhi để ghé thăm các cơ sở sản xuất bánh tẻ. Nghề làm bánh tẻ của làng Phú Nhi đã có hơn trăm năm tuổi. Đến nay có khoảng 40 hộ gia đình vẫn còn theo nghề truyền thống. Đặc biệt có những cơ sở sản xuất ngày đêm với 3 thế hệ cùng quây quần đảm nhiệm từng công đoạn làm bánh.

Câu chuyện về bánh tẻ Phú Nhi   Thương hiệu OCOP nổi tiếng
Nhờ có bánh tẻ nhiều người dân có thu nhập ổn định

Cụ ông Nguyễn Văn Được, 89 tuổi ở cơ sở sản xuất bánh Hùng Vân vừa khéo léo gói bánh, buộc dây lạt vừa giải đáp những câu hỏi của du khách. Cụ Được cho biết dịp cao điểm của làng Phú Nhi là trước và sau Tết Nguyên đán khi mùa lễ hội diễn ra. Có ngày nhà ông làm đến 2.000 cái bánh và thường người mua phải đặt trước.

Cái tên bánh tẻ chính là cách gọi nôm na chỉ nguyên liệu làm bánh từ bột gạo tẻ. Bóc hai lớp lá dong bên trong và lá chuối khô bên ngoài, thực khách dễ dàng nhìn thấy chiếc bánh trắng có nhân làm từ thịt và mộc nhĩ. Thứ bánh giản dị với nguyên liệu đơn giản là thế những cũng có những bí quyết riêng.

Người Phú Nhi chia sẻ để làm bánh ngon cần lựa chọn nguyên liệu kỹ càng. Quan trọng nhất là kén gạo tẻ làm bột bánh. Sơn Tây là vùng thuần nông nên đây cũng là quê hương của nhiều giống lúa dẻo thơm. Những hạt gạo tinh túy của đồng quê được ngâm, xay theo kiểu cách truyền thống rồi nấu lên, sau đó mới được dùng để gói cùng nhân bánh.

Câu chuyện về bánh tẻ Phú Nhi   Thương hiệu OCOP nổi tiếng
Câu chuyện về bánh tẻ Phú Nhi   Thương hiệu OCOP nổi tiếng
Công đoạn làm bánh cần sự khéo léo, tỉ mỉ.

Nhân bánh cũng được chọn làm từ những miếng thịt lợn tươi ngon được thái nhỏ, sau đó xào cùng mộc nhĩ thái chỉ và hành khô, gia giảm thêm hạt tiêu, nước mắm... thơm phức.

Gói bánh cũng cần sự khéo léo để nhân bánh nằm gọn ở giữa, áo bánh dàn đều xung quanh và hình dạng thuôn dài. Từng lượt bánh gói xong được xếp ngay ngắn và đều tăm tắp “trăm cái như một”. Cuối cùng, bánh sẽ được hấp cách thủy khoảng 30 phút để ra thành phẩm. Thú vị nhất có lẽ là được thưởng thức những chiếc bánh mới ra lò nóng hổi.

Lá dong xanh mướt được rửa, lau khô cẩn thận. Bột bánh và nhân bánh được sơ chế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực khách nao nức muốn ăn ngay chiếc bánh thơm hương nóng ấm trên tay. Từng miếng bánh nhỏ trắng ngần mướt mát mà đậm vị hồn quê sẽ là dư vị khó quên trong lần về thăm xứ Đoài.

Câu chuyện về bánh tẻ Phú Nhi   Thương hiệu OCOP nổi tiếng
Bánh tẻ của làng Phú Nhi được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao

Từ khi bánh tẻ của làng Phú Nhi được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao, sản lượng tiêu thụ ở cơ sở tăng lên đáng kể, điều này góp phần thúc đẩy kinh tế của làng nghề bánh tẻ Phú Nhi, nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương.

Bánh tẻ không phải ở Phú Nhi mới có, nhưng xét về hương vị thì thức quà quê xứ Đoài vẫn mang một nét riêng mà không đâu lẫn được. Điểm đặc biệt nhất cần nói đến đó là cách thái thịt làm nhân. Đối với bánh tẻ nơi khác, thịt sẽ được xay nhỏ rồi trộn với mộc nhĩ, hành khô; nhưng với bánh tẻ Phú Nhi, thịt được thái chứ không xay, thực khách khi ăn thấy được miếng thịt con chì trong nhân, hòa quện, bùi bùi.

Câu chuyện về bánh tẻ Phú Nhi   Thương hiệu OCOP nổi tiếng
Bà Phạm Thị Bình - Chủ cơ sở sản xuất bánh tẻ Thanh Bình.

Bà Phạm Thị Bình (Chủ cơ sở sản xuất bánh tẻ Thanh Bình) tâm sự: “Hiện sản phẩm bánh tẻ thường được bán ở các chợ quê với giá thành bình dân khoảng 7.000đ/ chiếc. Đặc biệt, để mở rộng thị trường, bánh tẻ còn được bán online cho khách hàng khắp nơi, trở thành thức quà không thể thiếu tại các điểm du lịch của Đường Lâm. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, bánh tẻ Phú Nhi luôn đỏ lửa mỗi ngày, phục vụ nhu cầu của bà con mỗi khi dừng chân ghé lại xứ Đoài”.

Câu chuyện về bánh tẻ Phú Nhi   Thương hiệu OCOP nổi tiếng

Bà Đỗ Thị Phương - Chủ tịch Hội nông dân phường Phú Thịnh.

Bà Đỗ Thị Phương - Chủ tịch Hội nông dân phường Phú Thịnh cho biết: “Trước đây, làng nghề bánh tẻ Phú Nhi đã rất nổi tiếng và được thực khách ưa chuộng, bánh tẻ của gia đình bà Bình cũng đón không ít du khách tới tham quan, thưởng thức. Có thể nói, từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao, sản lượng tiêu thụ ở cơ sở tăng lên đáng kể, điều này góp phần thúc đẩy kinh tế của làng nghề bánh tẻ Phú Nhi, nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới và lưu giữ, phát triển tinh hoa văn hóa của dân tộc.”

Đưa món bánh mộc mạc đến tay từng thực khách gần xa, người dân làng Phú Nhi mong muốn quảng bá nét đẹp ẩm thực độc đáo của một vùng quê ven đô. Dù ít người biết đến chuyện tình buồn của chàng Phú và nàng Nhi, nhưng hương vị bánh tẻ xa xưa thì ngày càng gần gũi, khiến những ai đã một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên.

Trang thông tin có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội

Hoàng Mai

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

OVN - Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng thời tiết khí hậu với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang có nguồn gốc từ nông nghiệp là những sản phẩm thu hút người tiêu dùng và khách du lịch.
Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

OVN - Sản phẩm OCOP nên lựa chọn và ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm truyền thống cũng như các sản phẩm mới được hình thành dựa trên nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc.
Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

OVN - Nhận thấy tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng với nhiều sản phẩm OCOP đa dạng và chất lượng, HTX Phú Lộc Thái Nguyên đã xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng khi muốn lựa chọn những nông sản để tiêu dùng và làm quà biếu tặng.
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OVN - Được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn đang từng bước mở rộng thị trường, mang đặc sản miền quê của huyện Lâm Thao, Phú Thọ tới nhiều khách hàng.

Tin khác

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

LNV - Ít ai biết rằng, cái tên “vũ nữ chân dài” lại là mỹ từ mà người dân miền Tây dùng để gọi khô nhái – một món nhậu có sức hấp dẫn lạ kỳ, sẵn sàng “hạ gục” bất cứ ai từng có cơ hội thưởng thức.
"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

LNV - Trong kinh doanh đầy thách thức, có những câu chuyện về sự kiên trì và dấn thân không ngừng vượt qua khó khăn. Nghệ nhân Thái Thị Thu Thuỷ, một nữ doanh nhân quê tại Thành phố Quy Nhơn, là một ví dụ rõ ràng cho điều này.
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

OVN - Mặc dù TP. Đồng Hới ( Quảng Bình) đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, các sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Vì vậy, thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương.
Trà Vinh: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu yến sào Trà Vinh

Trà Vinh: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu yến sào Trà Vinh

LNV - Nghề nuôi chim yến ở Trà Vinh trong những năm gần đây đang phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân. Sản phẩm Yến sào hứa hẹn sẽ là sản phẩm mang lại nguồn thu đáng kể cho Trà Vinh trong tương lai gần, cùng các mặt hàng như trái cây, nghêu… tiếp tục đưa giá trị Việt bay xa. Các ban ngành chức năng của tỉnh cũng đã và đang tăng cường triển khai nhiều chính sách nhằm hỗ trợ để sản phẩm yến sào không chỉ phát triển bền vững, mà còn vươn xa đến với thị trường quốc tế.
Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP

Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong tỉnh về phát triển sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) với 68 sản phẩm được công nhận, mang lại những dấu ấn tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
Phú Lương: Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Phú Lương: Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

OVN - Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Lương có 28 sản phẩm OCOP, trong đó có 11 sản phẩm được xếp hạng 4 sao, còn lại là 3 sao, chưa có sản phẩm đạt 5 sao.
Những "tác phẩm" bonsai trầm hương nghệ thuật độc đáo

Những "tác phẩm" bonsai trầm hương nghệ thuật độc đáo

LNV - Chúng tôi đã trải qua một trải nghiệm thú vị khi bước vào gian trưng bày đầy ấn tượng với những tác phẩm bonsai trầm hương độc đáo của nghệ nhân Lê Hồng Thái.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

LNV - Tỉnh Hà Giang có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, là điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á năm 2023 theo đề cử của giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards lần thứ 30 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Nơi đây có nhiều đặc sản nông nghiệp riêng biệt có thể trở thành điểm tựa vững chắc để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp.
Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Bàu Bàng đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

LNV - Những năm gần đây, vấn nạn “thực phẩm bẩn” đang là nỗi lo của cả xã hội, khi một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã đem ra thị trường bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc, được ngâm, tẩm hóa chất, phun chất kích thích sinh trưởng…
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất kh
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động