Cao Bằng: Phát triển nông nghiệp thông minh, hướng đến nền nông nghiệp bền vững
Mô hình ứng dụng kỹ thuật làm giàn kiên cố vin cành cây lê tại xóm Nà Lèng, xã Quang Thành (Nguyên Bình).
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án nông nghiệp thông minh, năm 2020, tỉnh đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển sản xuất, tổ chức rà soát, đánh giá danh mục 18 dự án (5 dự án trồng trọt, 7 dự án chăn nuôi, 6 dự án lâm nghiệp). Riêng Dự án trang trại chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao đã thực hiện hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại xóm Lũng Tén, xã Đại Sơn và xóm Lũng Mười, thị trấn Hòa Thuận (Quảng Hòa). Thành lập mới 22 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, nâng tổng số HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 96 HTX (tính đến tháng 12/2020).
Đồng thời, hỗ trợ 58,5 tỷ đồng xây dựng 63 chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa trên toàn tỉnh với 6 mô hình liên kết cấp tỉnh, 57 mô hình liên kết cấp huyện. Làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Tập đoàn TH, Công ty Hi-Tech farm Hàn quốc, chủ đầu tư các dự án chăn nuôi khác, nắm bắt và bàn phương án giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện. Rà soát các diện tích đất quy hoạch phát triển nông nghiệp và dự kiến các vùng sản xuất có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Qua thống kê, năm 2020, toàn tỉnh phát triển được 168 ha cây trồng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gồm: gừng, cam, quýt, chanh leo, lê, dẻ và rau màu các loại. Trong lâm nghiệp, ngoài trồng rừng theo kế hoạch đề ra, trồng 315 ha/362 ha cây lâm sản ngoài gỗ (60 ha trúc, 238 ha quế, 15 ha cây dược liệu).
Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hà Quảng Lưu Trọng Hính cho biết: Phát triển nền nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới là định hướng của huyện trong thời gian tới.
Ngành chăn nuôi của tỉnh được quan tâm đầu tư và phát triển ổn định.
Vì vậy, huyện đã tập trung phát triển nhiều vùng nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao như: vùng trồng 945,2 ha thuốc lá nguyên liệu, giá trị bình quân trên 135 triệu đồng/ha; vùng trồng 623 ha lạc hàng hóa, sản lượng đạt 916,4 tấn; vùng trồng 934 ha ngô hàng hóa, sản lượng đạt trên 3.200 tấn; vùng trồng 95 ha gừng nguyên liệu, sản lượng đạt trên 1.800 tấn, giá trị trên 227 triệu đồng/ha... Huyện phấn đấu đến năm 2025, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, năng suất, chất lượng cao; duy trì trên 900 ha vùng trồng thuốc lá, 750 ha lạc hàng hóa, trên 150 ha gừng nguyên liệu.
Để ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ và áp dụng quy trình công nghệ cao trong các khâu sản xuất giống, gieo trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản sản phẩm. Năm 2020 đã thực hiện ứng dụng công nghệ nhân giống cây lê xanh ưu tú để mở rộng diện tích trồng; ứng dụng công nghệ ghép mắt để nhân giống cây lê vàng Đông Khê, cây dẻ Trùng Khánh cho năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất theo quy mô hàng hóa.
Thử nghiệm ứng dụng gói giải pháp tích hợp các chế phẩm nano để phòng trị bệnh và kích thích tăng trưởng trên cây gừng tại huyện Hà Quảng. Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen của một số loài vật nuôi đặc sản, đặc hữu có giá trị kinh tế cao, có khả năng phát triển sản xuất thành hàng hóa của địa phương để đề xuất triển khai từ năm 2021. Áp dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào phát triển cây dược liệu quý trên địa bàn tỉnh như cây hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc.
Ngành chăn nuôi của tỉnh được quan tâm đầu tư và phát triển ổn định.
Bà Chu Thị Mai, xóm Nà Lèng, xã Quang Thành (Nguyên Bình) chia sẻ: Mấy năm gần đây, người dân xã Quang Thành tập trung trồng lê giống VH6. Gia đình tôi trồng hơn 100 cây và bắt đầu cho quả. Theo kế hoạch của huyện, xã, trong thời gian tới sẽ xây dựng sản phẩm quả lê trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của huyện, ngoài mở rộng diện tích trồng lê, huyện phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp tỉnh hướng dẫn các hộ áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất theo quy trình hữu cơ như: kỹ thuật bọc quả, các biện pháp phòng trừ dịch hại trong thời gian kiến thiết tạo quả, thu hoạch và bảo quản đạt chất lượng.
Năm 2020, huyện thực hiện mô hình sử dụng giàn thép cố định vin cành tạo tán cho cây lê tại xóm Nà Lèng, giúp người dân nâng cao hiểu biết về kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả, chất lượng quả ngon, mẫu mã đẹp, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Hy vọng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quả lê sẽ đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP và có thị trường tiêu thụ ổn định.
Sau một năm thực hiện Đề án nông nghiệp thông minh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tổng sản lượng lương thực năm 2020 đạt 281,9 nghìn tấn; tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định và tăng so với cùng kỳ năm 2019; diện tích trồng rừng mới, rừng tập trung đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, diện tích gieo trồng các cây chủ lực được duy trì và phát triển ổn định, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác đem lại năng suất cao, chất lượng tốt.
Tỉnh xây dựng một số sản phẩm nông nghiệp đặc sản đặc trưng, có thương hiệu, gắn kết giữa sản xuất với chế biến như: sản phẩm gạo nếp Hương Bảo Lạc, vịt cỏ Trùng Khánh, lê Đông Khê, thạch đen Thạch An… Tỉnh công nhận 24 sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chí sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đồng thời, đưa thông tin các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh giới thiệu, quảng bá tại Cổng thông tin thương mại điện tử tỉnh Cao Bằng, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi với nhiều chính sách hỗ trợ được ban hành nhằm thúc đẩy tiềm năng, thế mạnh của địa phương và của tỉnh phát triển.
Theo Phó Giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Ngọc Truân, với mục tiêu hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp để ổn định sản xuất; vùng phát triển sản xuất tập trung các cây trồng, vật nuôi chủ lực; xây dựng vùng nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của nhà quản lý, nhà khoa học, cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, ngân hàng và người nông dân, trong đó, người nông dân đóng vai trò là chủ thể chính.
Các cấp, ngành cần tập trung tuyên truyền, chuyển hóa suy nghĩ, cách làm theo thói quen, giúp người dân chủ động thích ứng với thay đổi phương thức sản xuất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Người dân phải chủ động nâng cao kiến thức, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, không ngại đổi mới. Ngành nông nghiệp tỉnh không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý nông nghiệp thông qua các chương trình, đề án. Tỉnh cần đẩy mạnh chính sách đầu tư, kêu gọi đầu tư các ngành hàng trọng tâm, ngành hàng lựa chọn ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Ngoài ra, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đa mục tiêu, tập trung đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản; ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ các lĩnh vực sản xuất có lợi thế. Thực hiện đổi mới cơ cấu và cơ chế đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công phục vụ tái cơ cấu lại ngành hàng nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
Bài, ảnh: Minh Hòa
Tin mới hơn
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao
08:52 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
08:51 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì
16:36 | 03/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới
14:12 | 02/01/2025 Nông thôn mới
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển
20:30 | 26/12/2024 Nông thôn mới
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới
09:09 | 25/12/2024 Nông thôn mới
Tin khác
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao
22:00 | 24/12/2024 Nông thôn mới
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới
10:57 | 23/12/2024 Nông thôn mới
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới
15:11 | 12/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ
09:24 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức
09:20 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn
09:19 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững
13:56 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn
13:54 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững
13:52 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 | 03/12/2024 Nông thôn mới
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
23:51 | 01/12/2024 Nông thôn mới
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
09:52 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
08:57 OCOP
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 Làng nghề, nghệ nhân
Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:54 Văn hóa - Xã hội
Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
08:54 Văn hóa - Xã hội
Sẽ thu phí tham quan hai điểm di tích trên phố cổ Hà Nội từ ngày 2/1/2025
08:53 Tin tức