Bình Phước: “Số hóa” nông thôn mới
29 ha tiêu của 16 xã viên Hợp tác xã (HTX) hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang, huyện Lộc Ninh đang được quy hoạch trồng theo quy trình hữu cơ có truy xuất nguồn gốc. Sản phẩm tiêu được doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn hẳn mặt bằng chung ngoài thị trường, một phần sẽ được HTX thu mua để phục vụ chế biến sâu. Giá bán các sản phẩm sau chế biến cao gấp 2, gấp 3 so với giá tiêu nguyên liệu.
“HTX có 5 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao. Nhờ bệ đỡ này, HTX đã mua thêm máy móc, thiết bị để chuẩn hóa hơn từ khâu chế biến đến đóng gói như: Máy xay xát, máy sấy năng lượng mặt trời, máy sấy lạnh, sấy thăng hoa, sấy tách nhiệt, máy tách màu… Sản phẩm hạt tiêu qua chế biến được đóng bao bì, in nhãn mác, hạn sử dụng để người tiêu dùng an tâm. Đặc biệt, sản phẩm hạt tiêu của HTX đều được dán tem truy xuất nguồn gốc, người mua hàng quét qua điện thoại thông minh có thể tra cứu được toàn bộ quy trình sản xuất, thông tin của sản phẩm. Đây là bước đầu tiên để người trồng tiêu thay đổi chiến lược sản xuất trong thời điểm mọi thông tin đều được công khai trên mạng” - anh Phạm Thanh Chung, Giám đốc HTX hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang cho biết.
Sản phẩm hạt tiêu của hợp tác xã hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang qua chế biến được đóng bao bì, in nhãn mác, hạn sử dụng để người tiêu dùng an tâm
Sản phẩm hạt tiêu của hợp tác xã hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang qua chế biến được đóng bao bì, in nhãn mác, hạn sử dụng để người tiêu dùng an tâm
Để sản phẩm không bị trộn lẫn trên thị trường, HTX xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu của sản phẩm, hướng đến sự phát triển bền vững, lâu dài; đồng thời tận dụng các kênh quảng bá trực tiếp và xây dựng website, giới thiệu sản phẩm qua Facebook, Zalo, YouTube, kênh thương mại điện tử Amazon, Alibaba để hướng tới thị trường xuất khẩu.
Còn với nhà nông Nguyễn Văn Toán, ấp 6A, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh thì làm nông nghiệp thông minh lại bắt đầu từ những kỹ thuật, công nghệ đơn giản, dễ ứng dụng như hệ thống tưới nước tiết kiệm. Với 2 ha cây ăn trái, ông Toán lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm kết hợp bón phân qua đường ống, chỉ cần thao tác bật công tắc là nước được tưới đến từng gốc cây mà không cần phải kéo ống như trước, điều này giúp ông tiết kiệm chi phí, nhân công chăm sóc vườn cây. Ngoài sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, hiệu quả mang lại so với làm nông truyền thống đã nâng lên rõ rệt.
Ông Lê Chí Liến, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Tấn cho biết: Toàn xã có gần 100 ha cây ăn trái đã được nông dân lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm. Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm còn giúp dễ dàng điều chỉnh vùng tưới, lượng nước, thời gian theo từng thời điểm sinh trưởng và phát triển của cây. Việc ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm giúp tiết kiệm khoảng 25% nhân công, giảm khoảng 20% lượng nước tưới. Việc ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm còn là giải pháp hữu hiệu cho bài toán thiếu nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Nông thôn mới thông minh
Ngoài tập trung chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, huyện Lộc Ninh đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM, lấy điểm nhấn là sản xuất nông nghiệp. Huyện cũng khuyến khích nông dân chủ động triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng NTM, với mục tiêu đổi mới, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản địa phương.
Như mô hình nuôi dế của anh Đại Cao Nam ở thôn 9, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh, công nghệ đang là “cánh tay phải” giúp anh quản lý toàn bộ trang trại mà không cần quá nhiều nhân công. Trong các nhà nuôi dế, anh lắp đặt máy cảm biến theo dõi nhiệt độ, độ ẩm giúp dự báo mọi tình huống trong quá trình nuôi. Cùng với đó là công nghệ giám sát và hệ thống cho ăn, uống nước tự động nhằm tiết giảm công lao động. Nuôi dế theo quy trình khép kín, tiêu chuẩn nghiêm ngặt, vì vậy 90% sản phẩm từ dế sau khi chế biến được xuất khẩu sang các nước châu Âu; 10% còn lại xuất khẩu đi châu Á như Nhật Bản, Singapore.
Các xã được chọn điểm chuyển đổi số đều đang đẩy mạnh tự động hóa một số quy trình sản xuất, kinh doanh, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với các sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm). Nhiều sản phẩm đã ứng dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để tập trung phát triển thương mại điện tử. Mục tiêu huyện đặt ra đến năm 2025, 100% sản phẩm OCOP của huyện được số hóa, 20% trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp có 5-7 sản phẩm được số hóa.
Ông Bùi Phước Cường, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lộc Ninh
Anh Nam chia sẻ: “Trại dế đang sử dụng 2 hệ thống công nghệ cao giúp dự báo mọi tình huống trong quá trình nuôi. Trại nuôi đặt các sensor cảm biến để giám sát môi trường từ nhiệt độ, ánh sáng, gió và các chỉ số khí độc. Công nghệ thứ hai liên quan đến hệ thống tự động. Đàn dế được cho ăn và uống nước tự động nhằm tiết giảm công lao động và công nghệ liên quan đến thu thập dữ liệu hình ảnh và âm thanh của đàn vật nuôi. Công nghệ này hiện đang trong quá trình phát triển, tiến tới mục tiêu giúp đưa ra các cảnh báo sớm về tình trạng của đàn dế”.
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới xây dựng NTM thông minh là một phần trong chuyển đổi số quốc gia. Tinh thần cầu tiến cùng với tư duy nhạy bén trước tín hiệu thị trường của nông dân sẽ là cơ hội, bước đệm để huyện Lộc Ninh hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu mà còn hướng tới mục tiêu cao hơn là nông thôn thông minh.
Bài, ảnh: Ngân Hà
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 | 17/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Phong Vân về đích NTM kiểu mẫu trước thềm xuân mới Ất Tỵ 2025
09:55 | 17/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Gia Lâm đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
09:43 | 17/01/2025 Nông thôn mới
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tham dự chúc mừng huyện Phù Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới
10:16 | 16/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 | 15/01/2025 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 | 15/01/2025 Nông thôn mới
Tin khác
Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu
14:55 | 14/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu
14:22 | 13/01/2025 Nông thôn mới
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)
09:58 | 10/01/2025 Nông thôn mới
Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới
09:17 | 09/01/2025 Nông thôn mới
Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”
14:41 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao
08:52 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
08:51 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì
16:36 | 03/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới
14:12 | 02/01/2025 Nông thôn mới
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển
20:30 | 26/12/2024 Nông thôn mới
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới
09:09 | 25/12/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao
22:00 | 24/12/2024 Nông thôn mới
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới
10:57 | 23/12/2024 Nông thôn mới
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới
15:11 | 12/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân