Hà Nội: 36°C Hà Nội
Đà Nẵng: 33°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Bình Định: Kỳ lạ: "Rót" 500 triệu đồng, ngồi một chỗ "điều khiển" nấm mọc theo ý muốn

LNV - Công nghệ trồng nấm bào ngư 4.0 của nhóm bạn trẻ ở Bình Định gần như điều khiển tự động bằng điện thoại thông minh, đặc biệt kiểm soát được thời gian và số lượng nấm mọc theo đơn đặt hàng…
Thành công của mô hình góp phần hình thành chuỗi liên kết, mở ra hướng làm ăn mới cho người nông dân ở địa phương.

Điều khiển từ xa bằng điện thoại

Mô hình trồng nấm bào ngư công nghệ cao do anh Lê Huỳnh Kha Luân (31 tuổi, ở thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), cùng nhóm bạn có chung niềm đam mê trồng nấm khởi xướng cách đây 2 năm.

Trồng nấm bào ngư công nghệ 4.0 của nhóm bạn trẻ ở Bình Định.


Theo anh Luân, các thành viên trong nhóm đều học trái ngành, người học ngành ngân hàng, người kỹ thuật, xây dựng… chẳng liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Song tất cả đều có chung đam mê trồng nấm nên cùng nhau nghiên cứu phát triển mô hình trồng nấm theo công nghệ cao. Hiện, công việc trồng nấm vẫn chỉ là nghề “tay trái”, làm thêm của các thành viên trong nhóm.

Chia sẻ về cơ duyên để 4 người cùng góp vốn đầu tư thực hiện mô hình này, anh Luân nói: "Chúng tôi có một người bạn từng đầu tư xây dựng nhà trồng nấm, nhưng làm theo kiểu người dân mình làm thông thường phụ thuộc vào thời tiết nên liên tiếp thất bại. Trước khi quyết định theo con đường trồng nấm bào ngư, các thành viên đã đi rất nhiều nơi để tìm hiểu, học tập và nhận thấy người dân trồng nấm theo quy mô hộ gia đình rủi ro cao, không hiệu quả".

Nấm trồng trong nhà kín thuận loại có thể kiểm soát, chăm sóc qua điện thoại thông minh.

Trong khi đó, xuất phát từ xu hướng, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng chuộng các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn. Do vậy, nhóm thực hiện mô hình trồng nấm áp dụng công nghệ tự động, tất cả quá trình từ kiểm soát, chăm sóc chỉ cần thao tác trên điện thoại thông minh.

Theo anh Luân, nhà trồng nấm được bố trí giàn làm mát, quạt hút và giàn phun sương công nghệ Thụy Sĩ do Việt Nam lắp ráp, hoàn toàn tự động.

“Việc vận hành nhà nấm thông qua điện thoại thông minh. Nếu nhiệt độ trong nhà trồng tăng cao, giàn làm mát tự động bật lên để điều hòa nhiệt độ ổn định 25-26 độ C. Hoặc nếu độ ẩm trong nhà trồng không đủ để nấm mọc thì giàn phun sương tự động bật để bổ sung độ ẩm cho nhà nấm mà không cần tác động của con người” - anh Luân chia sẻ.

Nếu độ ẩm thấp thì điều khiển phun hơi nước, còn cao thì điều chỉnh thấp đồng thời bật quạt thông hơi.


Anh Luân cũng chia sẻ thêm, nấm bào ngư nói riêng cũng như các loại nấm khác rất dễ bị nấm mốc tấn công. Do vậy, ngoài các yếu tố kỹ thuật, đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm thì mỗi lần thu hoạch nấm xong phải vệ sinh sạch sẽ phôi nấm.

Cam kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân

Dẫn chúng tôi tham quan nhà trồng nấm rộng khoảng 200m2, được áp dụng công nghệ cao, anh Luân cho biết, nhà trồng nấm để được 80 kệ, mỗi kệ để được 320 phôi nấm.

Như vậy, có 25.600 bịch phôi nấm với năng xuất tối thiểu 300 gram/bịch phôi, mỗi vụ sẽ khai thác được trên 7 tấn nấm. Với giá bao tiêu 30.000 đồng/kg, người trồng thu nhập khá ổn định, lại ít nhân công, đặc biệt ít rủi ro.

Trồng nấm bào ngư công nghệ 4.0, ngồi một chỗ bắt nấm lên theo ý muốn.


Theo anh Luân, để đầu tư cho nhà trồng nấm công nghệ cao từ xây dựng nhà xưởng, kệ, thiết bị máy móc tốn chi phí 300- 500 triệu đồng. Đây là số tiền khá lớn đối với người mới khởi nghiệp, nhất là nông dân.

Tuy nhiên, bù lại số lượng bịch phôi sản xuất ra tương đối lớn từ 100.000-200.000 bịch phôi. Nếu sản xuất nấm lệ thuộc nhiệt độ ngoài trời thì chỉ có thể làm từ 10.000 bịch phôi trở lại, rủi ro rất cao.

“Nấm bào ngư phát triển tốt ở nhiệt độ 25 - 26 độ C, trong khi đó thời tiết ở miền Trung khắc nghiệt. Do vậy, mô hình trồng nấm công nghệ cao của nhóm chúng tôi sẽ tự động điều khiển nhiệt độ, độ ẩm đảm bảo nấm được sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tốt nhất.

Đặc biệt, nếu bịch phôi nấm trồng theo công nghệ cao cho thu hoạch tối đa 10 lần, thì bịch phôi nấm trồng phụ thuộc nhiệt độ bên ngoài chỉ 7 lần, thậm chí chỉ 1 lần thì người trồng nấm chỉ thua lỗ ” - Luân chia sẻ.

Tỷ lệ phôi nấm trồng trong nhà kín rất thấp, ít bị nấm mốc gây hại nên năng suất tăng cao.


Anh Luân chia sẻ thêm, hiện tại mô hình trồng nấm bào ngư công nghệ cao của nhóm đang tạo việc làm thường xuyên cho 3-4 lao động ở địa phương. Đặc biệt, có 7 hộ nông dân liên kết sản xuất, mỗi hộ có thể sản xuất hơn 20.000 bịch phôi/chu kỳ. Sản phẩm nấm bào ngư của nhóm được Hợp tác xã Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ tổng hợp Diêu Trì bao tiêu toàn bộ với giá 30.000/kg nấm tươi.

Ngoài ra, sản phẩm cung cấp cho các chợ đầu mối ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, ra Đà Nẵng.

Ông Phan Văn Khiêm - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) - nhận xét: Mô hình trồng nấm bào ngư của nhóm Lê Huỳnh Kha Luân là một mô hình mới, bước đầu cho kết quả tốt. Địa phương rất quan tâm, nếu thực sự hiệu quả sẽ thông qua các mô hình khuyến nông để hỗ trợ, mở rộng để phát triển mô hình trồng nấm này tại địa phương.

Bài và ảnh: Doãn Công/Dân trí

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thanh Hoá: Nhân rộng mô hình thanh niên phát triển kinh tế

Thanh Hoá: Nhân rộng mô hình thanh niên phát triển kinh tế

LNV - Với nhiệt huyết và sức sáng tạo của tuổi trẻ, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Như Thanh đã tích cực thi đua phát triển kinh tế. Đến nay có nhiều mô hình mới với cách làm hay, sáng tạo, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân Châu Đức khởi nghiệp làm giàu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân Châu Đức khởi nghiệp làm giàu

LNV - Châu Đức có hệ sinh thái đa dạng, điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Phát huy lợi thế đó, nhiều nông dân trong huyện đã mạnh dạn đầu tư khoa học công nghệ, tìm kiếm những mô hình sản xuất hiệu quả, lợi nhuận cao.
Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

LNV - Từ bỏ công việc ổn định tại thành phố, anh Mai Xuân Lâm quyết định trở về quê hương khởi nghiệp với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Sau nhiều nỗ lực và học hỏi, anh đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi cho thu nhập ổn định, trở thành tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi tại địa phương.
Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025.
Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả

LNV - Sinh năm 1987, anh Bùi Văn Tú, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Thành An (Thạch Thành) không chỉ là một cán bộ đoàn năng nổ, nhiệt huyết với các phong trào đoàn thanh thiếu nhi ở địa phương, mà còn là một trong những người tiên phong, mạnh dạn đầu tư vốn phát triển mô hình nuôi dúi.
Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

LNV - “Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và là điểm đến tin cậy của những doanh nghiệp công nghệ tầm vóc khu vực và quốc tế!” là thông điệp mà Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn gửi đến cộng đồng startup, doanh nghiệp và nhà đầu tư tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6.

Tin khác

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

LNV - Sự kiện Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định và Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia là hai chương trình đặc biệt quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2025).
Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

LNV - Nhận thấy nghề làm men lá truyền thống của người Mông đang dần bị mai một, cô gái trẻ bỏ việc ở Hà Nội để về quê Hà Giang khởi nghiệp và đã tạo ra một thương hiệu nổi tiếng.
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

LNV - Sau 10 năm khởi nghiệp với mô hình nuôi chim trĩ, ong dú, anh Tô Vũ Thành Tín (Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) đã thành công ngoài mong đợi, lãi ròng gần 1 tỷ đồng/năm. Mới đây, anh được vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

LNV - Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Phạm Văn Toàn ở thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã đầu tư phát triển mô hình liên kết trồng và tiêu thụ rau, củ, quả. Hợp tác xã (HTX) của anh mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn rau sạch qua 5 chợ đầu mối lớn ở miền Bắc.
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

LNV - Những chiếc mo cau tưởng chừng bỏ đi đã được chị Trần Thị Ngọc An (30 tuổi, ngụ xã Định Hòa, H.Lai Vung, Đồng Tháp) chọn làm mô hình khởi nghiệp, sản xuất ra 15 dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

LNV – Nắm bắt xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm sạch, anh Phạm Mạnh Cường (xã Liên Phương, TP Hưng Yên) đã thử nghiệm trồng rau theo hướng hữu cơ trên diện tích gần 1ha. Sau một thời gian gieo trồng và chăm sóc, cây trồng sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương thức truyền thống.
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

LNV - Gia Lâm luôn xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên quan tâm đầu tư. Hàng năm huyện đã đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng khuyến khích sản xuất và hỗ trợ nông dân về giống và kỹ thuật, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng mô hình thử nghiệm giống cây trồng mới, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết.
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

LNV - Từ lâu, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống của người Ba Na tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, bên cạnh nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng. Để gìn giữ văn hóa và nghề thủ công truyền thống này, Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã quy tụ các chị em phụ nữ Ba Na cùng tham gia sản xuất, nhằm đưa hương vị rượu cần đặc trưng của dân tộc vươn xa hơn.
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

LNV - Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao giải chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024, với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh” tại tỉnh Quảng Ngãi.
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

LNV - Trần Quang Vũ một cái tên rất quen thuộc đối với các nghệ sĩ Guitar quốc tế. Trần Quang Vũ là một trong những người tiên phong âm thầm làm nên nét đẹp của Guitar một loại nhạc cụ phổ biến tại Việt Nam . Cùng lắng nghe câu chuyện của anh.
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

LNV - Trong 2 ngày 11 và 12/9 tại TP Quy Nhơn, Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

LNV - Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ở xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang phát huy hiệu quả khi mang lại sản phẩm sạch, vừa góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên.
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh đoàn Lai Châu nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên trong tỉnh. Tỉnh đoàn triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.
Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Diện mạo bản làng đổi thay rõ nét khi hạ tầng cơ sở được hoàn thiện, đời sống người dân nâng cao và các giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được phát huy.
Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào

LNV - Ngày 26/6/2025, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định công nhận Làng nghề trồng cây hoa đào thôn 4 và thôn 5 thuộc xã Gia Lâm. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình nỗ lực giữ gìn và phát triển một nghề đặc trưng của địa phương, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế nông thôn gắn với sản phẩm đặc sản và văn hóa Tết cổ truyền.
Giao diện di động