Bánh tráng rế Hậu Thành (Tiền Giang): Đặc sản ẩm thực làng nghề
Không ai biết bánh tráng rế có từ bao giờ và do ai nghĩ ra, chỉ biết rằng bánh tráng rế được dùng để cuốn chả giò rế, là sản phẩm sáng tạo độc đáo, mang đậm nét bản sắc dân tộc. Hiện nay, bánh tráng rế đang được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Chả giò rế là món ăn ưa thích của nhiều người và nó phổ biến trong thực đơn trong các bữa tiệc của người Việt Nam, bởi bánh giòn xốp và vân lưới đan xen nhau trông đẹp mắt.
Kỹ thuật và dụng cụ làm bánh tráng rế khá đơn giản, người thợ chỉ cần dùng lon cá mòi khoan những lổ nhỏ đều nhau dưới đáy lon. Bột được cho vào lon và tùy vào độ khéo tay của người thợ, “ria” hoặc “quay” lon bột sao cho vừa tròn, vừa đều vào chiếc chảo gang.
Cơ sở sản xuất bánh tráng rế của chị Trần Thị Liên, ấp Hậu Vinh, xã Hậu thành đã tạo
việc làm thường xuyên cho 16 lao động.
Không đến 10 giây là chiếc bánh tráng rế đã chín, 1 người thợ thường tráng 3 chảo 1 lượt. Và cứ thế, bằng sự nhanh tay và khéo léo của người thợ, những chiếc bánh tráng rế hoàn toàn làm bằng thủ công nhưng tròn đều và đẹp mắt.
Vừa xấp lại những chiếc bánh tráng rế mới trán xong, bà Lê Thị Hồng, gần 70 tuổi, tươi cười bảo: “ở làng nghề này ai cũng có thể làm được bánh tráng rế, nhưng để làm ra chiếc bánh đạt chất lượng phải biết chọn gạo, pha bột, kỹ thuật quay bánh với độ dày vừa phải, điều chỉnh lửa ở nhiệt độ thích hợp để chiếc bánh tráng rế làm ra phải chín đều, không được quá khô, cũng không được quá mềm”.
Được biết, bà gắn bó với nghề làm bánh tráng, bánh tráng rế từ nhỏ. Hiện tại, bà có người con gái mở cơ sở sản xuất bánh tráng rế với 20 lao động.
Xã Hậu Thành hiện có 4 cơ sở sản xuất bánh tráng rế và hàng chục hộ gia đình sản xuất nhỏ, tập trung ở ấp Hậu Vinh và ấp Hậu Hoa, với hơn 200 lao động tham gia thường xuyên. Đây được xem là 1 nghề giúp cho nhiều lao động nhàn rỗi của xã có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Đến thăm cơ sở sản xuất bánh tráng rế của chị Trần Thị Liên, ấp Hậu Vinh, trong lúc các chị đang tráng bánh, đóng gói sản phẩm để kịp giao hàng. Cơ sở của chị Liên có 16 lao động làm việc thường xuyên, hàng ngày sử dụng trên 100 kg bột.
Vừa hướng dẫn một chị mới vô làm, chị Liên cho biết: “Trước nhu cầu của thị trường đối với bánh tráng rế, cũng như nhu cầu việc làm của chị em trong ấp, được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã cho vay vốn, chị mạnh dạn mở cơ sở sản xuất.
Chị còn được các cơ sở mà trước đây mình làm thuê tạo điều kiện để sản phẩm có đầu ra ổn định”. Chị Liên cho biết thêm: Một người bình thường chỉ cần học nghề từ 3 - 5 ngày là có thể làm được. Cơ sở của chị sẵn sàng nhận dạy và nhận vào làm đối với những ai có nhu cầu.
Nhanh tay “quay” chiếc bánh, chị Nguyễn Thị Nhẹ, ấp Hậu Vinh cho biết: “Tôi làm ở đây được 1 năm, thu nhập hàng tháng trên 2 triệu đồng. Công việc nhẹ nhàng lại gần nhà nên có điều kiện lo cho gia đình và các con. Trước đây, vợ chồng đi làm ruộng thuê, vất vả nhưng thu nhập không ổn định”.
Hay như chị Nguyễn Thị Thúy An, từ khi có chồng, sinh con, gia đình chỉ sống bằng tiền công bốc vác của chồng. Từ khi chị Thúy An xin vào làm tại cơ sở của chị Liên, cuộc sống gia đình đã không còn vất vả như trước.
Bài và ảnh P. MAI
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2024
19:09 Tin tức

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa
10:50 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
10:36 Nông thôn mới

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 Làng nghề, nghệ nhân