Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Bánh ram Anh Thu đặc sản Hà Tĩnh đạt OCOP 3 sao

LNV - Chương trình Mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) là cơ hội để các đặc sản địa phương Hà Tĩnh được quảng bá, giới thiệu rộng rãi tới người tiêu dùng cả nước. Trong đó, bánh ram là một ví dụ tiêu biểu của việc nâng tầm giá trị đặc sản quê hương.
Bánh ram Hà Tĩnh vấn vương lòng người

Một trong những đặc sản nổi bật ở Hà Tĩnh là bánh ram Hà Tĩnh hay còn gọi là bánh đa nem vỏ ram. Bánh ram được sản xuất nhiều nơi ở Hà Tĩnh và mỗi nơi sẽ có những cách sản xuất và cho ra loại bánh ram chất lượng khác nhau. Bánh ram Hà Tĩnh cũng được xếp hạng sản phẩm OCOP để giúp loại đặc sản này có thêm cơ hội nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu thu hút người mua trên khắp cả nước.


Chị Lê Anh Thu, chủ cơ sở bánh ram Anh Thu


Tại cơ sở của chị Lê Anh Thu (Thạch Hà, Hà Tĩnh), mỗi ngày có hàng trăm nghìn chiếc bánh ram được sản xuất và đem ra thị trường tiêu thụ. Nói cơ duyên về nghề làm bánh ram, chị Anh Thu chia sẻ, vốn là người sinh ra và lớn lên ở mảnh đất nắng gió Hà Tĩnh, chị được biết đến món bánh ram từ khi còn nhỏ. Đến khi trưởng thành, chị nhận thấy bánh ram không chỉ là một sản phẩm truyền thống được người dân Hà Tĩnh yêu thích mà còn có danh tiếng vang xa ở nhiều vùng miền. Với mong muốn đưa sản phẩm đặc sản lan tỏa đến khắp mọi miền tổ quốc và bạn bè quốc tế, chị Anh Thu đã tìm cách sản xuất bánh ram kết hợp phương pháp truyền thông và máy học hiện đại để gìn giữ và phát huy loại bánh đặc trưng này.


Bánh ram Hà Tĩnh là món ăn truyền thống được nhiều người yêu thích


Thành phần chính trong Bánh ram Anh Thu là gạo, mật mía và muối. Gạo được lựa chọn từ loại gạo khang dân có hạt to, tròn, đều, thu mua trực tiếp từ những hộ nông dân ở Hà Tĩnh. Gạo sau khi ngâm một đêm đem xay thành bột quánh mịn hòa với mật mía và muối theo công thức. Những người thợ sẽ tráng bánh rồi đem đi phơi khô hoặc sấy khô, bóc tách và làm dẻo bánh. Để có được chiếc bánh ram mỏng, mịn, dẻo thơm, người làm bánh phải có kinh nghiệm lâu năm, khéo léo. Bánh thường được xếp thành tệp, ép chân không và vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Hương vị gạo đặc trưng, mùi thơm mật mía cùng một chút vị mằn mặn của muối biển, tất cả hòa quyện tạo nên đặc trưng riêng biệt làm nên thương hiệu Bánh ram Anh Thu.

Bánh ram Anh Thu hoàn toàn không có chất bảo quản và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng. Bánh ram để được 5 ngày ở nhiệt độ phòng, 1 tháng ở ngăn mát tủ lạnh và 1 năm ở ngăn đông. Vì vậy, khi mua về, người tiêu dùng nên để bánh trong ngăn đá tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn. Khi chế biến chỉ cần để khoảng 10 phút bánh sẽ mềm dẻo trở lại. Với kinh nghiệm hơn 8 năm sản xuất, chị Lê Anh Thu cho ra công thức bánh ram chất lượng, bánh không cần phải nhúng nước nhưng khi cuốn vỏ bánh vẫn mềm, dễ gói, không dễ rách. Khi chiên rán ngấm ít dầu mỡ và bánh có màu vàng ươm đẹp mắt, bánh giòn thơm ngon.

Ở một số vùng miền, ram còn được gọi là nem rán, chả giò… được chế biến theo nhiều công thức khác nhau. Ở Hà Tĩnh làm ram truyền thống sẽ bao gồm thịt ba chỉ băm nhỏ, mộc nhĩ thái sợi, miến gạo cùng một số gia vị kèm theo như tỏi, ớt, tiêu, bột ngọt, các loại rau thơm băm nhỏ đi kèm… Ram rán giòn chấm với nước mắm tỏi ớt chua ngọt tạo nên món ăn quen thuộc nhưng cũng không kém phần hấp dẫn, vừa thân thuộc trong bữa cơm gia đình, vừa là món ăn ngon đãi khách những dịp lễ tết.


Bánh ram Anh Thu đạt sản phẩm OCOP 3 sao


Mở rộng đầu tư sản xuất cho sản phẩm OCOP “xuất ngoại”

Chia sẻ về tình trạng sản xuất, chị Lê Anh Thu cho biết, hiện Bánh ram Anh Thu đã được phân phối rộng rãi ở nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đà Nẵng... Sản phẩm cũng đã vươn ra một số nước như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật, Camphuchia… Năm 2020, sản phẩm Bánh ram Anh Thu đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phân hạng đạt chất lượng 3 sao OCOP. Nhờ đó, thương hiệu bánh ram của chị đã được giới thiệu, quảng bá tại nhiều hội chợ, sự kiện, thu hút khách hàng và đối tác hợp tác kinh doanh.

Qua nhiều năm đầu tư và xây dựng, hiện nhà xưởng sản xuất của Bánh ram Anh Thu đã có thể đáp ứng được số lượng từ 1 – 1,5 tấn/ngày. Giá bán sản phẩm dao động từ 40.000 – 50.000 đồng/kg. Doanh thu của cơ sở trung đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Thời gian tới, cơ sở sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, đặc biệt là hướng tới thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện cơ sở vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận đất đai sản xuất. Nhiều đối tác đã đến tham quan cơ sở sản xuất và đặt vấn đề ký kết đơn hàng với số lượng lớn. Nhưng do diện tích nhà xưởng hiện đang khá chật hẹp nên chưa thể đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, cơ sở mong được các cơ quan ban ngành hỗ trợ cho thuê đất để mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng được nhu cầu các đơn hàng lớn nhỏ. Từ đó, giúp cơ sở có thêm thu nhập, nguồn vốn để tiếp tục phát triển và nâng tầm món ăn truyền thống quê hương.


Có thể nói, Hà Tĩnh là địa phương có nhiều đặc sản truyền thống nổi tiếng từ lâu đời như bánh cu đơ, bánh ram, nước mắm, dầu lạc, mật ong… Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh này tham gia Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP). Năm 2021, Hà Tĩnh có 159 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 7 sản phẩm đạt 4 sao. Các sản phẩm sau khi đạt chuẩn đều tăng trưởng nhanh, doanh số bán hàng đều tăng nhanh, nhiều sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn và dần khẳng định được thương hiệu. Năm 2021, đến nay, đã có thêm nhiều ý tưởng sản phẩm được chấp thuận đủ điều kiện lập phương án sản xuất kinh doanh tham gia OCOP.

Một số sản phẩm bước đầu đã khẳng định được thương hiệu, được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận. Nhiều nhãn hiệu sản phẩm nhận được sự tin cậy của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Nhiều cơ sở OCOP đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, các giải pháp về khoa học công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng. Các cơ sở sản xuất có sản phẩm đã và đang xuất khẩu ra nước ngoài như bánh ram Anh Thu có tác động không nhỏ trong việc thúc đẩy việc đưa đặc sản vùng miền ra thế giới, góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực của người Việt.

Bài, ảnh: Thúy Vi

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP

Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP

OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao

Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao

OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024, tỉnh Lào Cai có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao.
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

LNV - Năm 2024, TP. Thái Nguyên có 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, ở 4 nhóm, gồm: Thực phẩm tươi sống; thực phẩm thô, sơ chế; thực phẩm chế biến và chè.
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định

TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định

OVN - Khu phức hợp giải trí – du lịch – thương mại TOCEPO tọa lạc tại số 224 đường Đống Đa, TP Quy Nhơn là điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan mua sắm.
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên

Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên

OVN - Trải qua nhiều năm tháng, nghề nấu rượu mang thương hiệu Quán Đế vẫn được người dân tại xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với những nét đặc trưng riêng biệt vốn có.

Tin khác

Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch

Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch

OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP

Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP

OVN - Năm ngoái, lần đầu tiên TP.HCM tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP thành công ngoài mong đợi. Năm nay, Thành phố tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 với quy mô lớn hơn.
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

OVN - Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

LNV - Thông qua Chương trình OCOP, nhiều địa phương trên địa bàn thị xã An Nhơn quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống.
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP

Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP

LNV - Từ năm 2021 đến nay, UBND tỉnh Quảng Bình đã ưu tiên bố trí nguồn vốn 11,7 tỷ đồng để triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao

Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Sáng 22-10, UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam

Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam

LNV - Ngày 27/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì, phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) tổ chức Lễ biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam (Industrie 4.0 Awards) lần thứ ba, năm 2024. Tại Chương trình, HTX trà an toàn Phú Đô vinh dự được biểu dương TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam, với hạng mục: Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0.
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch

Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch

LNV - Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Thường Tín vừa phối hợp tổ chức khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo và và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Thường Tín (Hà Nội).
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Vừa qua, Hội đồng OCOP huyện Sơn Hòa đã tổ chức họp đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 1 năm 2024.
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

LNV - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang năm 2024 được tổ chức từ ngày 4- 5/10 tại Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, là một sự kiện quan trọng nhằm quảng bá nông sản và di sản văn hóa địa phương, hưởng ứng “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.”
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm đặc trưng OCOP và bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ mở rộng sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện Chương trình OCOP.
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các làng nghề, nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, từng bước nâng vị thế, giá trị sản phẩm.
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới

Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới

LNV - Với mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá nghề dệt lụa truyền thống, tăng cường các hoạt động du lịch, giới thiệu đến du khách các hoạt động ngành nghề đa dạng của địa phương, chiều ngày 22-11, Ủy ban Nhân dân phường Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP Hà Nội) tổ chức Hội nghị thông tin về công tác tổ chức tuần văn hóa du lịch thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

LNV - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn K
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

LNV - Thời gian qua, các dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định thực hiện thành công đều có sự đóng góp đáng ghi
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

LNV - Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận bảo vật quốc gia hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hoá
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động