Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Bài dự thi cuộc thi Làng nghề, nghệ nhân hội nhập và phát triển: Bánh giầy làng Mộ Chu Hạ và câu chuyện tình chàng Liêu – nàng Tiêu

TBV - Dưới cái nắng xuân ấm áp, 5 thanh niên làng vung chày giáng xuống cối những cái chắc nịch, xen lẫn tiếng hét vang dội cả Đình làng. Tiếng trống thùng!, thùng! Gấp gáp, thôi thúc. Dưới cối là dòng vân bột xoáy chân ốc từ phải sang trái leo dần, leo dần lên chiếc chày ở chính giữa cối. Bột gạo trắng tựa bông, nóng hập hập hắt hơi nóng lên mặt người làm những giọt mồ hôi không ngừng rơi xuống.
Ngày nay, Làng Mộ Chu Hạ, phường Bạch Hạc, T.P Việt Trì (Phú Thọ) vẫn còn giữ được tục giã bánh giầy truyền thống. Bánh giầy của làng trắng ngần, thơm ngon, dẻo dai vị bùi đã ăn thì khó mà quên. Từ xa xưa làng chỉ giã để cúng tiến Vua Hùng và vào ngày hội làng, nên du khách muốn thưởng thức thì nhất định phải về trong 2 dịp này.

Chuyện tình chàng Liêu – nàng Tiêu

Thủa xưa, khi Vua Hùng đã già, muốn tìm người tài trong số các con mình để truyền ngôi. Lang Liêu đã sáng tạo ra bánh chưng (tượng trưng cho Đất), bánh giầy (tượng trưng cho Trời) để dâng lên vua Hùng. Nhờ hai thứ bánh đó, ông được vua cha truyền ngôi Hùng Vương thứ VII. Dưới thời vị vua Lang Liêu (Hùng Chiêu Vương) trị vì xã tắc thái bình, dân yên ấm no đủ. Vị vua “bánh chưng, bánh giầy” còn có một câu chuyện tình với nàng tiên Ngọc Tiêu đầy quyền uy, sắc đẹp.


Đình làng Mộ Chu Hạ cứ ngày 10/1 (AL) và ngày 10/3 (AL) lại tổ chức giã bánh giầy cúng tiến Vua.


Chuyện kể rằng, thời vua Hùng Chiêu Vương lúc này xã tắc yên vui, cảnh trời mát mẻ, vạn vật tươi màu, sắc xuân đẹp đẽ. Vua nghe nói núi Tam Ðảo có nhiều nàng tiên tụhội. Vua bèn khởi hành du ngoạn phong cảnh. Xe loan tới nơi, Vua thấy núi non như gấm vóc, lâu đài thiên tầm trùng điệp, khe biếc ngòi xanh, sóng nước nhè nhẹ nối nhau, cảnh trí phong quang, có hoa ngào ngạt, đầu núi lô nhô, có bạch long giáng khí, xưa lập chùa gọi là Tây Thiên. Vua liền cho dựng đàn, soạn lễ chay, cùng quần thần cúng tế. Qua bảy ngày bảy đêm, nam nữ bốn phương tập hợp cùng vui vẻ đến đây chiêm ngưỡng, chim trong rừng đến nghe kinh, ngắm cá dưới nước. Khấn lạy trời đất, nhưng sau 3 ngày Vua chưa gặp được thần tiên, rồi một đêm Vua chiêm bao thấy thần linh mách bảo rằng: Trên núi có nàng tiên/ Chưa gặp chớ buồn phiền/ Phía Ðông có người đợi/ Ðón thiếp về làm phi*.

Bấy giờ trên núi Tam Ðảo có một người con gái ít tuổi, khỏe mạnh, che thân bằng vỏ cây, làm lều ở trên cây, đi lại truyền nhảy nhanh như con sóc, nhẹ như vượn, nhặt đá ném thú rừng và chim muông mà sống. Lúc đó giặc Ân sang cướp nước ta, thế giặc rất mạnh. Vua Hùng thứ 6 cho sứ đi các trang động trong nước cầu người ra dẹp giặc. Người con gái xuống núi về chầu vua, xin được đi đánh giặc. Ra trận chỉ lấy đá mà ném, giết được nhiều giặc, đánh với giặc nhiều trận ở ngay cửa ngõ thành Phong Châu, ngã ba Bạch Hạc. Khi tan giặc, người con gái lại trở về núi.


Năm thanh niên làng vung chày giáng xuống cối những cái chắc nịch

Ðêm đó, vua thấy thần báo mộng sáng mai sẽ được gặp tiên và vua sẽ lấy tiên làm vợ. Vua tỉnh giấc thấy bồn chồn. Trăng sao sáng ngời nhưng Vua vẫn truyền thắp đèn đốt đuốc, chờ đón và cho quan quân lui xuống chân núi để khỏi kinh động.

Mãi tới khi mặt trời đứng bóng, chợt thấy một người con gái từ xa đi đến, mình mặc vỏ cây, vai vác một con thú rừng máu rỏ đỏ tươi. Người con gái đặt con thú xuống chân và cất lời chúc mừng nhà vua. Vua nhìn ngắm thấy người con gái ấy mắt sáng long lanh, gương mặt tươi tắn đỏ hồng, vóc dáng xinh đẹp, khỏe mạnh, đúng là cô gái trước đã theo cha đánh giặc Ân. Vua rất đẹp lòng, đón về kinh đô cưới làm vợ. Cô gái núi Tam Ðảo ấy thường được gọi tên là Ngọc Tiêu. Hiện vẫn có đền thờ tại Tam Ðảo, bà được tôn phong làm Tam Ðảo Sơn trụ quốc mẫu Ðại vương Thái phu nhân**.

Sắc phong của Vua Lê Đại Hành

Chuyện kể rằng năm 981 vua Lê Đại Hành đánh đuổi quân Tống đã phá tan thủy quân giặc Tống xâm lược do Lưu Trừng cầm đầu ở sông Bạch Đằng, chém tướng Hầu Nhân Bảo ở Bình Lỗ (Sóc Sơn-Hà Nội), phá tan giặc ở Tây Kết (Hà Bắc), đuổi tướng Trần Khâm Tộ chạy dài, bắt sống hai tướng Triệu Phụng Huân và Quách Quân Biện về giam tại kinh đô Hoa Lư. Trong một lần truy bắt quân giặc Tống Vua Lê Đại Hành đi qua cánh đồng làng Mộ Chu Hạ, người dân đem cỏ cho ngựa của nhà Vua và quân lính ăn. Để thiết đãi quân lính của vua dân làng đã đem gạo nếp đồ xôi thay nhau giã bánh giầy phân phát cho mỗi người một cái. Cảm động tấm lòng của người dân Mộ Chu Hạ, sau khi dẹp yên quân Tống, Vua Lê Đại Hành đã ban Sắc phong cho bánh giầy của làng Mộ Chu Hạ. Từ đó, dân làng Mộ Chu Hạ luôn bảo nhau phải giữ gìn tục giã bánh giầy vào 10/1 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công ơn Vua, và ôn lại truyền thống lịch sử của làng.

Chỉ giã bánh để cúng tiến Vua

Thắp nén nhang cúi đầu vái lạy, ông Lê Đức Hạnh- Trưởng làng Mộ Chu Hạ, cũng vừa người quản lí, trông coi Đình làng bộch bạch: Hàng trăm năm qua dân làng vẫn giữ tục giã bánh giầy. Cứ đến dịp Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội đền Hùng người dân làng Mộ Chu Hạ lại bảo nhau, mỗi người 1 việc tề tựu đại Đình làng để chuẩn bị để tham gia hội thi giã bánh giầy tuyển chọn để cúng tiến các Vua Hùng. 5 thanh niên trai tráng khỏe mạnh được tuyển chọ kĩ kàng, ăn mặc chay sạch phải luyện tập kĩ trước khi tham gia hội thi.


Những chiếc bánh giầy được trang trí thêm hoa văn bằng giấy.


Gạo nếp phải là nếp cái hoa vàng, và phải được trồng trên đất làng. Mọi năm làng thường để ra một sào ruộng để cấy lúa nếp, người cấy lúa phải người con gái trinh tiết. Sau đó những người con gái này thu hoạch, đặc biệt chỉ dùng que, đóm để loại bỏ sạn, tạp chất. Dụng cụ giã bánh giầy là chày tre, cối đá. Chày tre phải tre không non, không già để khi giã bánh chày không toác, răm tre không dính vào bánh. Trong thời gian chờ cối đá, chày tre được trùm lớp vải đỏ để tránh tạp chất, tạp khí xâm nhập.

Tiếp theo, Chủ Từ Đình làng Mộ Chu Hạ thắp nhang kính báo Vua, Thành Hoàng làng, thần linh thổ địa xin phép làm lễ giã bánh giầy. 5 trai tráng hét lớn giơ chày tre vái lạy 4 phương cẩn cáo trước khi giã bánh.

Gạo nếp đồ xôi đạt đến độ chín được người con gái bê ra nhanh chóng đổ xuống cối đá, 5 thanh niên hò nhau giã. 4 người giã liên tục, người còn lại cầm chày xoay giữa cối mục đích để bột được đều. Khoảng 7 phút (có thể lâu hơn) người cầm chày giữa hét lớn rồi nhấc chày lên cao đem theo mẻ bánh trong cối đặt vào mâm người chờ sẵn. Người này này nhanh chóng lấy nạt giang xé nhỏ cắt bánh thành 5 phần, rồi chuyển cho người nặn. Theo người dân Mộ Chu Hạ một cối giã chỉ được 5 cái bánh giầy, bột khi lấy ra khỏi cối không được để lại bột. Một cối chỉ được 5 cái bánh mà cái nào cũng phải như nhau.

Ông Nguyễn Đắc Hạnh, trưởng thôn Mộ Chu Hạ, Trưởng ban di tích Đình Mộ Chu Hạ cho biết: Làng làm bánh giầy Mộ Chu Hạ được sắc phong của Vua Lê Đại Hành và rất nhiều các đạo khác. “Vừa rồi, Sắc phong của vua Lê Đại Hành có niên đại 1028 năm, làng vừa gửi lên Viện Hán nôm để dịch sang chữ quốc ngữ”.

Bài và ảnh: Phú Sỹ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

LNV - Thời gian qua, xã đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đã thu hút một số lượng lớn cư dân đến sinh sống, lập nghiệp. Xuất phát từ mong muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đảng viên Cao Văn Giáp thực nghiệm ý tưởng phát triển làng nghề gắn với kinh tế biển. Do nhiều năm công tác liên tục trên quần đảo, đồng chí có nhiều vốn sống để chăm lo, giúp đỡ cư dân đảo và ngư dân.
Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

LNV - Vụ nhãn năm nay, bản Hải Sơn và Hồng Nam của xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vinh dự được công nhận là Làng nghề chế biến long nhãn. Việc thành lập làng nghề không chỉ là điều kiện quan trọng về tư cách pháp nhân để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu bao tiêu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

LNV - Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hình thành lâu đời, như: Vẽ tranh trên kiếng, đâm cốm dẹp, đan đát, làm bánh pía…
Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu  Phố cổ Hà Nội

Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu Phố cổ Hà Nội

Sáng ngày 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm - gắn với phố nghề Lãn Ông” do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội kết hợp với Hội Đông y quận Hoàn Kiếm tổ chức.

Tin khác

Khai mạc hoạt động văn hóa

Khai mạc hoạt động văn hóa 'Giữ nghề xưa trên phố' năm 2024

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024 ) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hướng đến kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Từ ngày 19/4 -12/5, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa với chủ đề “Giữ nghề xưa trên phố”.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

LNV - Đến với Gia Lai, ngoài trải nghiệm thú vị với các hình thức du lịch cộng đồng, homestay, với ẩm thực đa dạng và phong phú, du khách còn được khám phá nét nguyên bản trong các nghề thủ công. Trong đó, nghề dệt thổ cẩm của người tộc thiểu số Rajai, Bana với bộ trang phục, khăn áo… đã từ lâu trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người đồng bào nơi đây.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

LNV - Ngày 12/4/2024, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Chương trình khảo sát trải nghiệm và công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”. Với các điểm đến, đó là: Đình Đền Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai); Làng nghề tăm hương (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa); Làng nghề dệt Phùng Xá (Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức).
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

LNV - Từng nức tiếng với nghề đúc lư đồng truyền thống. Làng nghề đúc lư đồng An Hội nằm trên con đường Nguyễn Duy Cung, thuộc phường 12, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh giờ đây chỉ còn vài hộ gia đình gắng gượng giữ nghề truyền thống. Nghề đúc lư đồng An Hội đang đứng trước nguy cơ mai một. Làm sao có thể giữ nghiệp của cha ông đang là trăn trở của những người còn gắn bó với nghề?
Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

LNV - Làng Châm Khê, thuộc phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những cái nôi của di sản văn hóa phi vật thể Quan họ Bắc Ninh. Nơi đây được xem như một "bảo tàng sống" lưu giữ những giá trị tinh hoa độc đáo của loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc Quan họ Bắc Ninh.
Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài

Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài

LNV - Sơn mài xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới cách đây hơn 4000 năm, nhiều cổ vật được tìm thấy tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện…
Niềm trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê ban

Niềm trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê ban

LNV - Ở Đắk Nông không thể không nhắc tới nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê Ban (sinh năm 1959), dân tộc Ê đê, buôn Nui, xã Tâm Thắng (Cư Jút). Không những biết đánh cồng chiêng, chỉnh chiêng, ông Y Sim còn sử dụng thuần thục và chế tác nhiều loại nhạc cụ của đồng bào Ê đê như đàn gung, đàn bruốt, đinh năm, đinh tuốt, tù và, trống...
Nghề nuôi vẹm xanh

Nghề nuôi vẹm xanh

LNV - Vẹm xanh là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, được liệt vào danh sách những loại hải sản hỗ trợ và điều trị được rất nhiều loại bệnh. Ngoài ra, vẹm xanh còn là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 25 đến ngày 27/4/2024, UBND huyện Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu huyện Tuy Phước năm 2024 tại công viên Can Lộc, nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng
Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thọ Văn là xã miền núi của huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), có tổng diện tích 1.417,5 ha, dân số 4.115 nhân khẩu với 08 khu dân cư. Đảng bộ xã có 12 chi bộ cơ sở gồm 192 Đảng viên.Những năm qua Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị xã cùng cán bộ nhân dân xã Thọ Văn đã đoàn kết phấn đấu, vượt mọi khó khăn, xây dựng địa phương không ngừng phát triển và đổi mới.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động