Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

An Giang: Khởi nghiệp từ đặc sản miền biên giới

LNV - Lập nghiệp từ đặc sản địa phương là lựa chọn không còn hiếm ở giới trẻ ngày nay. Song, con đường ấy khá mạo hiểm, đòi hỏi không chỉ sự cố gắng mà còn cả tình yêu với quê hương. Một bạn trẻ 9X ở An Giang đã bắt đầu hành trình như thế…


Cửa hàng Quà tặng đặc sản An Giang

Khơi dậy tiềm năng

Từ lâu, An Giang được biết đến là tỉnh có thế mạnh về du lịch. Bởi thế, những đặc sản từ tỉnh miền biên giới Tây Nam này luôn có sức hút rất lớn. Ngoài khách du lịch đến An Giang và mua đặc sản, chính những người dân An Giang cũng có nhu cầu sử dụng đặc sản quê nhà làm quà tặng bạn bè phương xa.

Nhận thấy nhu cầu đó, đồng thời với mong mỏi hỗ trợ người dân địa phương tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, bạn trẻ Nguyễn Thanh Nhân (thành phố Long Xuyên) đã mạnh dạn “khởi nghiệp” từ mô hình kinh doanh đặc sản quê hương với việc mở một cửa hàng mang tên Quà tặng đặc sản An Giang.


Các mặt hàng trong cửa hàng Quà tặng Đặc sản An Giang


Điều thú vị là chàng trai này không xuất thân từ kinh doanh. Anh tốt nghiệp ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP.HCM. Khi ra trường, Thanh Nhân là trợ giảng và trợ lý giảng viên thực hiện nhiều Dự án về môi trường, phát triển cộng đồng, giáo dục… trong và ngoài tỉnh. Sau vài năm “lăn lộn” với nghề, anh quyết định “chuyển hướng” khiến không ít bạn bè ngỡ ngàng.

Anh Thanh Nhân tâm sự, có lẽ ý tưởng kinh doanh của anh bắt nguồn từ những năm tháng công tác trong lĩnh vực môi trường. Nhờ đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, anh nhận thấy nhu cầu sử dụng đặc sản địa phương là rất lớn, nhưng ngược lại nhiều nông dân lại khó tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm này.

Tuy vậy, quá trình từ ý tưởng đến hiện thực lại khá vất vả. Anh Thanh Nhân đã dành nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin và chủ động liên hệ với các cơ sở chế biến đặc sản An Giang để đặt hàng. Không chỉ vậy, khâu kiểm nghiệm chất lượng nguồn hàng cũng được chú trọng. Bên cạnh đó, anh liên tục bổ sung những sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Anh cho biết, anh thực hiện mô hình kinh doanh này nhằm mục đích cung cấp đến khác hàng những đặc sản An Giang đảm bảo chất lượng và giá cả phù hợp, đồng thời ủng hộ người dân An Giang tiêu thụ sản phẩm, từ đó góp phần quảng bá về vùng đất và con người An Giang thông qua các món quà ý nghĩa. Đặc biệt, anh có tâm nguyện trích một phần lợi nhuận kinh doanh của cửa hàng để hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Những tín hiệu khởi đầu

Cửa hàng Quà tặng đặc sản An Giang nằm khá khiêm tốn trên con đường Ung Văn Khiêm sầm uất giữa lòng thành phố Long Xuyên. Tuy nhiên, bên trong cửa hàng lại không hề “khiêm tốn” khi có sự góp mặt của hàng trăm sản phẩm đặc trưng của An Giang, khiến ai bước vào cũng không khỏi ngỡ ngàng.


Các mặt hàng trong cửa hàng Quà tặng Đặc sản An Giang


Chẳng hạn, nhóm cá khô có khô cá lóc, khô cá sặc bổi, khô cá tra phồng, khô nhái… Mặt hàng mắm có mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm cá chốt, mắm cá linh… Về thốt nốt - đặc sản nổi tiếng của tỉnh An Giang có các loại đường thốt nốt, thốt nốt rim, rượu thốt nốt… Ngoài ra, cửa hàng cung cấp nhiều loại đặc sản khác không kém phần nổi tiếng như: Tung lò mò, bánh phồng thát lát, trà xạ đen…

Đặc biệt là đa số các mặt hàng ở cửa hàng đều là sản phẩm đạt chứng nhận OCOP của tỉnh, điều đó đã góp phần kết nối các cơ sở sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm OCOP, mở ra thêm cơ hội lan tỏa những đặc sản chất lượng cao của địa phương.
Không chỉ mong muốn giới thiệu những hàng hóa có chất lượng tốt, anh còn chú trọng đầu tư về mặt hình ảnh cho cửa hàng. Khi bước vào, khách hàng có thể nhìn thấy những kệ hàng được bày trí ngăn nắp, sạch sẽ, bắt mắt. Không chỉ thế, “ông chủ trẻ” này còn trang trí không gian cửa hàng đậm tính thẩm mỹ với nhiều tiểu cảnh mang đậm màu sắc miệt vườn.


Với vị trí nằm đối diện Trường Đại học An Giang, cửa hàng Quà tặng đặc sản An Giang đã thu hút một lượng lớn khách hàng là giảng viên, cán bộ, sinh viên của nhà trường. Họ cũng là nhóm đối tượng có nhu cầu cao trong sử dụng đặc sản địa phương làm quà tặng đối tác, bạn bè, người thân…

Anh Nguyễn Thanh Nhân cho rằng, An Giang có nhiều đặc sản tiềm năng, nhưng hầu hết các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ nên chưa chú trọng đầu tư quảng bá, vì vậy các đặc sản địa phương chưa có nhiều cơ hội đến với người tiêu dùng. Bởi thế, anh có mong ước đẩy mạnh marketing cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh nhà.

Ngoài bán hàng trực tiếp, anh Thanh Nhân còn ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh, tiếp thị sản phẩm qua các kênh thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki… nhằm mở rộng cơ hội phục vụ nhiều đối tượng khách hàng ở xa, đặc biệt là giới trẻ. Không chỉ vậy, anh chàng dự kiến xây dựng các kênh truyền thông mạng xã hội quảng bá các món ăn và phương pháp chế biến đặc sản An Giang để tiếp cận khách hàng.

YÊN LƯƠNG



Tin liên quan

Tin mới hơn

Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái

Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái

LNV - Nông nghiệp sinh thái là giải pháp giúp Việt Nam xây dựng nền nông nghiệp bền vững và thực hiện cam kết trở thành nước có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đồng thời, đó cũng là lĩnh vực tạo cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ ngày nay.
Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen

Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen

LNV - Không chỉ tô thắm thêm cho bức tranh quê Bác thanh bình, yên ả; những bông sen ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An đã trở thành sản phẩm hàng hóa được chế biến sâu theo du khách về với muôn nơi.
Làm giàu từ nghề mộc truyền thống

Làm giàu từ nghề mộc truyền thống

LNV - Năm 2001, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê nhà, anh Nguyễn Quốc Phương ở thôn Thụy Lân, xã Thanh Long (Yên Mỹ) quyết chí làm giàu bằng nghề mộc truyền thống của địa phương. Với đôi bàn tay khéo léo cùng quyết tâm theo nghề, nỗ lực của bản thân và đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương, anh Phương đã phát triển nghề mộc giúp cuộc sống gia đình ngày càng sung túc.
Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú

Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú

LNV - Ở giữa vùng núi rộng lớn của huyện Kỳ Sơn, có một chàng trái tên là Moong Văn Sơn (29 tuổi) đang miệt mài lao động để vươn lên thoát nghèo.
Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa

Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa

LNV - Anh Hà Văn Nam – Giám đốc Công ty TNHH Ứng dụng Khoa học Công nghệ Quốc tế không chỉ là một doanh nhân giỏi trong hoạt động kinh doanh mà còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện như hiến máu nhân đạo, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân nghèo…
Thái Nguyên: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả với phong trào thanh niên lập nghiệp

Thái Nguyên: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả với phong trào thanh niên lập nghiệp

LNV - Thời gian qua, phong trào đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp với hơn 3.600 đoàn viên sinh hoạt tại 28 cơ sở đoàn luôn được Huyện đoàn Võ Nhai quan tâm triển khai. Qua phong trào, nhiều mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ đã đem lại hiệu quả cao.

Tin khác

An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối

An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối

LNV - Từ con cua đồng gần gũi, thân thuộc với bà con vùng sông nước, qua sự sáng tạo, cùng với tinh thần cầu tiến của Lê Hữu Ý (khóm Xuân Phú, phường Tịnh Biên, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), chúng biến thành cua muối, được phản hồi tích cực từ thị trường.
Nuôi gà công nghệ cao mang lại thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm

Nuôi gà công nghệ cao mang lại thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm

LNV - Mạnh dạn đầu tư nuôi gà đẻ lấy trứng với quy mô lớn và hiện đại, anh Nguyễn Quang Hạnh, thôn Tiên Phong, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương đã trở thành tấm gương thanh niên điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương với doanh thu hằng năm lên đến hàng tỷ đồng.
Hội An: Phụ nữ khởi nghiệp với mô hình Workshop

Hội An: Phụ nữ khởi nghiệp với mô hình Workshop

LNV - Ngày 1/8, Hội LHPN thành phố Hội An tổ chức diễn đàn “Phụ nữ Hội An khởi nghiệp sáng tạo với mô hình Workshop” năm 2023. Diễn đàn để hưởng ứng các hoạt động chào mừng Ngày hội Techfest lần thứ 4 của tỉnh diễn ra vào tháng 8 này.
Thanh niên tìm hướng phát triển kinh tế ngay tại quê hương

Thanh niên tìm hướng phát triển kinh tế ngay tại quê hương

LNV - Với tinh thần quyết tâm lập nghiệp, anh Lê Văn Lợi (30 tuổi, huyện Mỹ Đức, tỉnh Long An) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, tìm hiểu và xây dựng mô hình trồng ớt trái xen canh cây đu đủ.
Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương

Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương

OVN - Nguyễn Thị Thu Trang (sinh năm 1990) đang có công việc và thu nhập ổn định tại một công ty ở TP.HCM, nhưng chị vẫn quyết định về quê ở xã Tân An, huyện Đăk Pơ (tỉnh Gia Lai) để khởi nghiệp với y tưởng khởi nghiệp xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu sạch trên mảnh đất quê hương.
Khởi nghiệp trên vùng đất khó

Khởi nghiệp trên vùng đất khó

LNV - Nhờ mạnh dạn, chịu khó, quyết tâm làm giàu, anh Giàng Mí Sùng, sinh năm 1992, thôn Tả Kha, thị trấn Phố Bảng (Đồng Văn, Hà Giang) đã thực hiện hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái và lợn thịt ngay trên mảnh đất nghèo khó của quê hương, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Thái Nguyên: Khởi nghiệp từ du lịch cộng đồng

Thái Nguyên: Khởi nghiệp từ du lịch cộng đồng

LNV - “Bên cạnh những di tích lịch sử, La Bằng còn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa, có khung cảnh sơn thủy hữu tình… Do đó, khai thác du lịch cộng đồng theo hướng trải nghiệm là cách mà tôi lựa chọn để xây dựng sản phẩm du lịch cho quê hương” - anh Nguyễn Văn Tới, chủ cơ sở La Bằng homestay, chia sẻ như vậy về lý do anh triển khai mô hình du lịch cộng đồng ở xã La Bằng (Đại Từ).
Phát triển kinh tế nhờ kết hợp du lịch gắn với nông nghiệp

Phát triển kinh tế nhờ kết hợp du lịch gắn với nông nghiệp

LNV - Trước kia, người nông dân ở Quảng Ngãi chỉ quen cảnh ruộng vườn, chân lấm tay bùn thì giờ đây họ đã biết làm du lịch. Việc kết hợp du lịch với nông nghiệp góp phần tăng nguồn thu nhập cho bà con nông dân, đồng thời khai thác những lợi thế về nông nghiệp, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
Sắp thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo quốc gia

Sắp thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo quốc gia

LNV - Liên quan đến Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng, hoàn thiện đề án thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo quốc gia tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến trong tháng 6 hoặc đầu tháng 7 sẽ ban hành các quyết định thành lập 3 trung tâm này.
Thừa Thiên Huế: Khởi nghiệp tại mảnh đất quê nhà

Thừa Thiên Huế: Khởi nghiệp tại mảnh đất quê nhà

LNV - Từ những phong trào thi đua “thanh niên lập thân, lập nghiệp” đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên điển hình vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu trên chính đất quê hương mình. Mô hình kinh tế của thanh niên trẻ Hoàng Công Tấn ở thôn Cao Xá, xã Phong Hiền (Phong Điền) là một trong số đó.
Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp gắn với mô hình hợp tác xã

Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp gắn với mô hình hợp tác xã

LNV - Trong những năm qua, nhiều thanh niên ở Hải Phòng đã mạnh dạn đứng ra thuê lại đất nông nghiệp không canh tác của nông dân để quy hoạch vùng sản xuất tập trung.
Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Nhà máy sữa Vĩnh Tường góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Nhà máy sữa Vĩnh Tường góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới.

LNV - Là Đảng viên, cựu chiến binh, kỹ sư nông nghiệp, Nguyễn Tiến Lộc ở Hoàng Xá, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc nhiều năm liền trăn trở trước nỗi lo của người nông dân chăn nuôi bò sữa quê anh. Tháng 05/2021, kỹ sư Nguyễn Tiến Lộc cùng với cộng sự đã thành lập Công ty cổ phần chăn nuôi và chế biến sữa Vĩnh Thịnh, tiến hành xây dựng nhà máy chế biến sữa Vĩnh Tường trên diện tích đất rộng hơn 1.000 m2 của gia đình.
Nghệ An: Chàng trai khởi nghiệp trồng dâu tây Đà Lạt

Nghệ An: Chàng trai khởi nghiệp trồng dâu tây Đà Lạt

LNV - Với đặc trưng khí hậu và đất đai khắc nghiệt tại vùng quê xứ Nghệ, anh Nguyễn Văn Sơn (xã Hưng Thành, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) đã trồng và phát triển thành công vườn dâu tây Đà Lạt. Đây không chỉ là nơi cung cấp nông sản cho người tiêu dùng mà còn thu hút nhiều người tới tham quan mô hình.
Làm chủ công nghệ sản xuất gà giống

Làm chủ công nghệ sản xuất gà giống

LNV - Nhờ đầu tư bài bản, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mô hình nuôi gà đẻ và ấp trứng của anh Phan Văn Hải ở xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế cao, cung cấp ra thị trường những con giống gia cầm khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng. Qua đó, phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.
Thanh Hóa: Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

Thanh Hóa: Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

LNV - Những năm qua, chương trình đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ đoàn trong tỉnh Thanh Hóa quan tâm triển khai sâu rộng và mang lại hiệu quả thiết thực. Từ phong trào, nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) đã có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

OVN - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được nhiều HTX thực hiện khá tốt, nhiều sản phẩm được công nhận đạt từ 3, 4 và cả 5 sao. Tuy nhiên, nhiều HTX luôn đau đáu với việc làm sao để phát triển bền vững, có thể đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiện đại nhiều hơn.
Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền

LNV - Trong dịp lễ Tết Trung thu năm nay, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, du khách sẽ được tham quan không gian trưng bày các loại đèn trung thu cổ truyền dưới hình thức là các gian hàng trên phố cổ xưa.
Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

LNV - Thành phố Hà Nội thực hiện kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất, làng nghề nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố đặc biệt gây ô nhiễm môi trường.
Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Trong Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về các quy định về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó đã nêu rõ về tiêu chí, hồ sơ, trình tự để được xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản

LNV - Ngày 8/9, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các sản phẩm nông sản với doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ xuất khẩu năm 2023.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động