An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối
Thêm sản phẩm từ cua đồng
Những năm gần đây, nhu cầu người tiêu dùng về sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng tăng cao. Để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, ngoài yếu tố về cảm quan (ngon - bổ - rẻ), cần phải có nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu rõ ràng, cơ sở sản xuất phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Cùng với đó là các thủ tục pháp lý khác về sản phẩm; không sử dụng hóa chất, phụ gia trong chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… Hiểu rõ vấn đề này, tận dụng nguồn nguyên liệu cua đồng sẵn có tại địa phương, Lê Hữu Ý nghiên cứu, cho ra thị trường sản phẩm cua muối, chế biến qua nhiều công đoạn.
Hữu Ý chia sẻ: “Cua đồng là một trong những đặc sản của miền Tây, giá trị dinh dưỡng khá cao. Ngoài ra, chúng dễ tìm kiếm, thu mua, giá thành không cao, chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, trên thị trường chỉ có ba khía muối, sản phẩm qua chế biến từ cua đồng còn hạn chế. Sau nhiều lần suy nghĩ, tôi quyết tâm tìm hiểu, nghiên cứu phát triển sản phẩm cua muối”.
Trong ý tưởng của Hữu Ý, cua muối mang “sứ mệnh” thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về loài cua đồng vùng đất An Giang. Cua đồng phải còn sống, tươi ngon nhất, không quá già hay quá non. Nếu sử dụng cua già, sản phẩm làm ra sẽ cứng, cua còn quá nhỏ sẽ không có thịt, chất lượng sản phẩm không đảm bảo.
Cua được tách mai, ngâm nước muối 30 phút để sát trùng. Sau đó, tiếp tục rửa lại bằng nước ấm, ngâm trong nước muối và rửa bằng nước ấm nhiều lần, cho đến khi cua sạch, không còn vật ký sinh. Cua được chế biến trực tiếp bằng phương pháp thủ công: Trộn tỏi, ớt băm nhuyễn; đường, chanh, nước mắm… theo tỷ lệ thích hợp, tạo độ chua và mặn vừa phải. Sản phẩm được giữ trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 5 tiếng, để gia vị ngấm đều. Cuối cùng là khâu đóng hộp, đem bán ra thị trường. “Món ăn có thể sử dụng 20 ngày nếu bảo quản trong tủ mát. Khi ăn, có thể trộn thêm rau, trái chúc để tăng hương vị” - Hữu Ý hướng dẫn thêm.
Không ngừng hoàn thiện sản phẩm
Toàn bộ quá trình sản xuất, từ khâu chọn nguồn nguyên liệu đầu vào, đến sơ chế thành phẩm và bán ra thị trường luôn được theo dõi chặt chẽ. Thanh niên đến từ TX. Tịnh Biên này chủ động tham gia quảng bá sản phẩm trong và ngoài địa phương, khát khao đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ, đến nay sản phẩm được đánh giá cao trên thị trường, khách hàng lựa chọn làm món ăn gia đình, đám tiệc.
Hữu Ý cho biết, sản phẩm cua muối có nhiều ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, có lợi thế về nguồn nguyên liệu tự nhiên dồi dào, phong phú tại chợ đầu mối địa phương; tận dụng nguồn lao động dày dặn kinh nghiệm về chế biến cua đồng. Ngoài ra, thị trường khá tiềm năng, do chưa bị cạnh tranh với sản phẩm cùng loại khác…
Thời gian gần đây, sản phẩm khởi nghiệp của Lê Hữu Ý được người tiêu dùng địa phương đón nhận bởi giá thành rẻ, nguồn gốc đảm bảo, an toàn. Ngoài kinh doanh tại địa phương, Hữu Ý còn quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội để nhiều người biết đến. Tuy nhiên, sản phẩm không thể bảo quản lâu, nên sản lượng làm ra hạn chế. Chỉ khi tiêu thụ hết sản phẩm, Hữu Ý mới tiếp tục làm đợt mới. Giá cua muối dao động khoảng 200.000 đồng/kg.
Hữu Ý cho biết, anh đang nghiên cứu mở rộng quy mô phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ ra toàn tỉnh và khu vực lân cận. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì, đảm bảo chất lượng, mang đến cho khách hàng sản phẩm ngon - bổ - rẻ. Đặc biệt, chủ động tham gia OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), ưu thế hơn so với cơ sở sản xuất - kinh doanh khác.
Tin liên quan
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Gia Lâm: Tăng tốc sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng dịp tết
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
14:56 | 06/03/2024 Khởi nghiệp
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
10:43 | 04/03/2024 Khởi nghiệp
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng
10:30 | 03/01/2024 Khởi nghiệp
Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ
14:19 | 15/11/2023 Khởi nghiệp
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 Khuyến công
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 Nông thôn mới
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 Làng nghề, nghệ nhân