4 thói quen uống trà cực kỳ hại, đặc biệt là thói quen đầu tiên có thể gây ung thư
Trà là một trong ba loại đồ uống chính trên thế giới, ở Việt Nam, văn hóa uống trà cũng đã có từ lâu đời. Uống trà rất tốt cho cơ thể, đồng thời có thể thư giãn tâm trạng nên nhiều người có sở thích uống trà.
Đồng thời, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà, đặc biệt là trà xanh và trà đen có thể giúp ích cho việc duy trì hệ thống tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ngăn ngừa và điều trị các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Những lợi ích sức khỏe của việc uống trà
Caffeine trong trà có thể làm tăng lưu thông máu, kích thích hệ thần kinh trung ương, tiếp thêm sinh lực cho con người, xua tan cơn buồn ngủ và giảm mệt mỏi.
Trà (đặc biệt là trà đen) có chứa flavonoid, là chất chống oxy hóa có thể làm giãn mạch máu động mạch, tăng tính đàn hồi của động mạch, và cuối cùng là cải thiện khả năng cung cấp máu cho tim. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các polyphenol trong trà và các oxit của chúng trong trà có thể hấp thụ một số chất phóng xạ, bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do bức xạ, và cũng có lợi cho việc sửa chữa các tế bào bị tổn thương. Vì vậy, uống trà có lợi cho sức khỏe tim mạch và có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não ở một mức độ nhất định.
Khi tuổi càng cao thì trí nhớ của người già giảm sút rất nhiều, uống trà có thể giúp người già cải thiện trí nhớ. Điều này là do các axit amin, khoáng chất và polyphenol trong trà có tác dụng bảo vệ não nhất định và có thể cải thiện trí nhớ của con người ở một mức độ nhất định.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, nhiều người có một số thói quen uống trà có thể mang lại những nguy hại cho sức khỏe.
Bốn thói quen uống trà có hại
1. Thích uống trà rất nóng
Một số người thích pha trà trong nước sôi, nhưng thay vì đợi trà nguội bớt, họ lại mau chóng thưởng thức luôn trà nóng hoặc thậm chí là rất nóng.
Tuy nhiên, trà quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, thậm chí có thể dẫn tới ung thư thực quản. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một báo cáo cảnh báo rằng uống đồ uống nóng trên 65°C có thể gây ung thư. Vì vậy, những người bạn thích uống trà nóng phải bỏ thói quen này và đợi cho đến khi nhiệt độ của trà giảm xuống.
2. Thích trà đặc
Caffeine có trong trà đặc thường quá mức, có thể dễ gây ra nhịp tim nhanh. Ngoài ra, trà đậm đặc còn có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến loãng xương ở người uống trà.
Nếu bạn uống trà đặc trong thời gian dài, vì hàm lượng axit oxalic trong trà mạnh có thể tăng lên rất nhiều, lượng hấp thụ vào cơ thể cũng tăng lên, sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
3. Thích uống trà trước khi đi ngủ
Do caffein, theophylline và các chất khác trong trà được cơ thể con người hấp thụ, chúng có thể tạo ra các tác động kích thích rõ rệt lên hệ thần kinh trung ương của con người, khiến tinh thần con người hưng phấn, thậm chí khiến con người mất ngủ vào ban đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.
4. Thích uống trà mới
Cái gọi là trà mới dùng để chỉ những lá trà được hái chưa đầy một tháng. Do trà mới chưa đạt đủ thời gian nên có chứa một số chất có tác dụng phụ với cơ thể như polyphenol, andehit, chưa được oxy hóa hết rất dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, người dễ bị đau dạ dày nếu uống trà mới dễ bị nóng bụng.
Vì vậy xét về góc độ sức khỏe, trà cũ có giá trị hơn trà mới.
Theo Phụ nữ VN
Tin liên quan
Tin mới hơn

7 loại thực phẩm có thể là kẻ thù nếu bạn bị sỏi thận
10:32 | 15/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

Loại hạt nhỏ như con kiến nhưng giàu canxi hơn cả sữa, dưỡng mắt, bổ tim, làm đẹp da và tóc
10:24 | 14/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng ngừa ung thư gan hiệu quả: Duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra gan định kỳ
14:34 | 08/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới