10 vị thuốc lợi tiểu tự nhiên
Với các trường hợp giữ nước nhẹ không liên quan tới bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào, theo dược sĩ Đăng Trình, người dân có thể bổ sung một số loại thảo mộc theo Đông y để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, trước khi dùng, vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt là khi đang dùng song song với các thuốc trị bệnh khác.
Những vị thuốc lợi tiểu tự nhiên bao gồm:
Đậu đen
Đậu đen là cây thân cỏ mọc hằng năm, toàn thân không có lông. Ngoài công dụng làm thực phẩm (nấu chè, xôi), hạt đậu đen còn được dùng trong đông y để chế thuốc như nấu với hà thủ ô, làm cho vị thuốc có màu đen. Các vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy. Những người ăn chè đậu đen thường có nước tiểu trong và nhiều hơn. Mỗi ngày có thể dùng 20-40 g đậu đen.
Atiso
Atiso trên thân và lá có lông trắng. Lá mọc to, phiến lá khía sâu, có gai. Phần gốc nạc của lá bắc ngoài và đế hoa có thể ăn được. Cây được trồng nhiều ở Đà Lạt, Sapa và Tam Đảo. Lá được hái vào lúc cây sắp hoặc đang ra hoa, rọc bỏ sống lá, sấy hoặc phơi khô.
Theo Đông y, uống atiso giúp tăng lượng nước tiểu, tăng lượng urê trong nước tiểu, giảm hằng số Ambard, lượng cholesterol và urê trong máu cũng hạ thấp. Vị thuốc này rất tốt cho người yếu gan và thận, viêm thận cấp tính. Đơn thuốc lợi tiểu có atiso: lá tươi và khô dùng dưới hình thức thuốc sắc 5-10% hoặc cao lỏng 2-10 g/ngày.
Các lá bắc của atiso có phần gốc mềm màu trắng bao chung quanh... được sử dụng như rau ăn quen thuộc hàng ngày. Ảnh: Shutterstock
Mía
Mía là loại cỏ sống dai, thân yếu, thân rễ và mọc trên mặt đất cao 2-5m. Mía được trồng ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi... và miền Bắc ở các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc.
Nước mía có tác dụng tiêu đờm, hết khát, lợi tiểu. Đơn thuốc lợi tiểu có mía: Nước mía 7 chén, nước gừng 1 chén.
Râu bắp (ngô)
Râu bắp là vòi, núm phơi khô của hoa cây bắp đã già và cho bắp. Râu bắp được hái khi thu hoạch bắp.
Dược sĩ Trình cho biết, theo Đông y, râu bắp được dùng làm thuốc lợi tiểu, dùng trong các bệnh về tim, đau thận, tê thấp, sỏi thận. Vị thuốc này thường dùng dưới hình thức pha hoặc nấu sôi. Mỗi ngày uống 10-20 g râu bắp. Đơn thuốc lợi tiểu có râu bắp: 10 g râu bắp cắt nhỏ và cho vào 1 chén nước (200 ml) rồi đun sôi, để nguội và uống, cứ 3-4 giờ uống 1-3 muỗng.
Bạn có thể chế thành cao lỏng, đóng thành lọ 20 g. Mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30-40 giọt trước bữa ăn.
Râu ngô được dùng làm thuốc thông tiểu tiện. Ảnh: Shutterstock
Dưa leo
Dưa leo (dưa chuột) là loại cây mọc bò, toàn thân có lông. Cây được trồng ở khắp có các tỉnh Việt Nam. Quả dưa leo có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải phiền, lợi thủy đạo (tiêu nước). Lá dưa leo có vị đắng, tính bình, hơi có độc, giã nát, vắt lấy nước uống vào nôn ra.
Dưa leo là món ăn mát và lợi tiểu. Đơn thuốc lợi tiểu có dưa leo: lấy một quả dưa leo già chín, loại bỏ hạt, thêm một ít dấm chua, nấu chín nhừ, nên ăn lúc đói.
Cây sương sáo
Sương sáo là cây mọc dại, trồng nhiều ở An Giang hay Hậu Giang, để làm thuốc, dùng uống cho mát. Cách chế biến sương sáo: thân lá sương sáo xay thành bột, thêm nước vào nấu kỹ, lọc lấy nước. Thêm ít bột sắn hoặc bột gạo vào nấu cho sôi, để nguội keo lại. Khi ăn, thái miếng sương sáo cho vào nước đường, nhỏ nước thơm.
Thốt nốt
Thốt nốt là cây thân cột, chia thành từng khoanh, có thể dẹt, đầu có một lỗ thủng. Cây được trồng phổ biến ở miền Nam, nhất khu vực từ Tây Ninh đến Đồng Tháp, Kiên Giang. Những bộ phận được làm thuốc gồm cuống cụm hoa, đường thốt nốt (dịch chảy từ cụm hoa, cây non, rễ).
Cuống cụm hoa thường dùng làm thuốc lợi tiểu. Đơn thuốc lợi tiểu có thốt nốt: cắt cuống cụm hoa thành từng miếng nhỏ, thêm 600 ml nước. Đun sôi, giữ sôi khoảng 15 phút, chia nhiều lần uống trong ngày.
Mã đề
Mã đề là loại cỏ sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hoặc hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Mã đề mọc hoang và được trồng nhiều tại nhiều vùng ở Việt Nam.
Uống nước sắc mã đề giúp tăng lượng nước tiểu. Trong nước tiểu, lượng urê và axit uric cũng tăng. Đơn thuốc lợi tiểu có mã đề: xa tiền tử (hạt mã đề) 10 g, cam thảo 2 g, nước 600 ml; sắc và giữ sôi trong 30 phút, chia 3 lần uống trong ngày. Tuy nhiên, người dân không được sử dụng tùy tiện cây mã đề để giải khát.
Cây chua me lá me
Cây chua me lá me (lá chua me) là một loại cỏ cao, thân có lông, không phân nhánh. Loại cây này mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Trong cây có một chất như insulin có thể dùng điều trị cho các trường hợp mắc bệnh đái tháo đường. Người bệnh có thể dùng lá nấu với rau muống cho có vị chua mát.
Kim tiền thảo
Kim tiền thảo là cây cỏ, mọc bò, ngọn non dẹt, có phủ lông tơ, màu trắng. Hoa màu tía, mọc thành chùm xim ở kẽ lá. Quả đậu nhỏ, giữa các hạt thắt lại. Cây mọc hoang dại trên các đồi vùng trung du, một số ít vùng núi. Người ta dùng cây, thu hái chủ yếu vào mùa hè và thu, dùng tươi hoặc phơi hoặc sao khô.
Vị thuốc này chủ yếu hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu, sỏi túi mật. Đơn thuốc lợi tiểu có kim tiền thảo: ngày dùng 10-30g dưới dạng thuốc sắc. Người bệnh có thể dùng riêng hoặc phối hợp nhiều thuốc khác.
Anh Đài/VNE
Tin liên quan
Tin mới hơn

Lạ miệng món giá bể Hải Phòng
13:50 | 08/05/2023 Sức khỏe - Đời sống

Bệnh viện Hữu Nghị tận tình chăm sóc sức khỏe người bệnh
13:56 | 04/05/2023 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm giúp phụ nữ nhanh mọc tóc
09:42 | 21/04/2023 Sức khỏe - Đời sống

4 việc làm buổi sáng giúp bạn có sức khỏe tốt, tràn đầy năng lượng
09:43 | 18/04/2023 Sức khỏe - Đời sống

Những điều cần biết khi dùng kem chống nắng
13:58 | 09/03/2023 Sức khỏe - Đời sống

Người bệnh hen phế quản nên chú ý gì khi tập luyện?
14:40 | 03/03/2023 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập
08:55 | 02/03/2023 Sức khỏe - Đời sống

Những ai nên tầm soát ung thư phổi?
14:49 | 28/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Những thói quen thúc đẩy trao đổi chất giúp cơ thể săn chắc
14:56 | 24/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

6 Thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch ngăn ngừa cảm lạnh
11:02 | 22/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát mất cân bằng giới tính trong năm 2023
14:37 | 17/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Ăn cá hay thịt tốt hơn?
15:03 | 15/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 là bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ ngày 1/4/2023
11:13 | 14/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

5 cách thiền giúp giảm căng thẳng, trẻ lâu
09:40 | 14/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Nồm ẩm khiến bệnh hen suyễn trở nặng
10:22 | 09/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Chăm sóc sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm
10:30 | 07/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Cúng Rằm tháng Giêng 2023: Tất tật những điều cần biết để cầu một năm bình an, no đủ
09:17 | 03/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Những món ăn giúp thanh lọc cơ thể sau Tết
14:31 | 31/01/2023 Sức khỏe - Đời sống

Tập luyện trở lại sau dịp nghỉ Tết, bạn không thể bỏ qua những điều này
13:36 | 30/01/2023 Sức khỏe - Đời sống

Kỳ nghỉ Tết Quý Mão, ghi nhận hơn 400 ca khám, cấp cứu do pháo nổ
08:56 | 27/01/2023 Sức khỏe - Đời sống

Các bệnh thường gặp trong dịp Tết và các phòng ngừa
14:56 | 11/01/2023 Sức khỏe - Đời sống



Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình
11:34 OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"
11:34 OCOP

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:28 Văn hóa - Xã hội

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, OCOP
11:27 Tin tức










