Nghề khai thác Dầu Rái
Theo nhà bác học Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục, dưới thời các chúa Nguyễn, nghề lấy dầu rái ở Đàng Trong đã được Nhà nước phong kiến quản lý phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Cây dầu rái
Cây dầu rái bắt đầu cho dầu từ năm 2 - 3 tuổi, chu vi thân cây chừng 40 phân. Càng nhiều năm lượng dầu khai thác càng tăng lên. Muốn lấy dầu, người thợ phải mở miệng và vạt máng. Miệng là một khoảng cắt ở thân cây, rộng 15 - 20 phân, sâu vào thân chừng 2- 3 phân, hình lòng chảo. Đây là nơi dầu từ thân cây thoát ra ngoài. Người ta dùng một dụng cụ có hình dáng như chiếc cuốc nhỏ gọi là dời để mở miệng. Những cây dầu lớn, người ta mở 2 đến 3 miệng.
Mở miệng lấy dầu là một thao tác đòi hỏi người thợ phải có tay nghề, giàu kinh nghiệm để xử lý làm sao cho miệng càng ngày càng cho dầu nhiều hơn. Những người non tay nghề, vạt miệng không đúng kỹ thuật, không những dầu khai thác được ít mà còn làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây.
Thuyền thúng được đan bằng tre có quét dầu rái chống thấm nước dùng để đi câu mực của ngư dân đi biển
Khi đã mở miệng, người thợ dùng đuốc hơ lửa vào đó để dầu chảy xuống máng. Máng được đặt trong một lỗ đào sâu dưới đất, ngay phía dưới miệng. Đuốc làm bằng thân cây bông vang (hoặc cây dẻ) chẻ nhỏ, bó thành từng bó, dài 1- 2m, có niềng bằng kim loại để khi đốt phần trên không bị xòa ra.
Người thợ có nghề, khi hơ lấy dầu cũng đồng thời làm cho dầu chín (có màu trong veo), rồi dùng một chiếc cọ vuốt cho dầu chảy ngay xuống máng. Dầu trong máng khi đầy được đổ vào xô. Đầy xô thì đổ vào thùng. Thùng và xô đều làm bằng gỗ. Mỗi thùng có dung tích chừng 20 lít.
Sản phẩm từ cây dầu có 2 loại chính là dầu tía (nước lỏng) và dầu trắng (nước lỏng để đặc lại). Mỡ dầu làm váng nổi trên mặt, được coi là sản phẩm tốt nhất, dùng để đánh bóng nón lá (gọi là kéo dầu). Dầu rơi vãi ra ngoài máng, khô cứng lại gọi là ngược chai. Loại chai khô đóng trên mặt máng, xô, thùng, gọi là chài chò hay chai bóng.
Quét dầu rái chống thấm nước cho sản phẩm thuyền thúng dùng đi biển
Dân gian dùng chai chò tán nhỏ, trộn vào cháo cho trẻ sơ sinh ăn để “chặt dạ” hoặc rắc vào than hơ lên cơ thể cho “rắn chắc da thịt”.
Phần lớn sản phẩm dầu rái dùng để đánh bóng lên nón, ghe, thúng, xiểng, thùng quảng. Có nơi còn trát lên phên tre, ngói lợp nhà. Ngày nay, nhựa dầu rái còn dùng trong kỹ nghệ hóa mỹ phẩm, làm sơn, dầu bóng, vec ni, công nghệ in, kỹ nghệ dược phẩm, làm đuốc thắp sáng...
Dầu rái là một cây trồng làm bóng mát rất quan trọng của các tỉnh phía Nam, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Thủ Dầu Một, Buôn Ma Thuật... Từ đầu thế kỷ XX, dầu rái đã được người Pháp mang ra Hà Nội, trồng ở vườn Bách Thảo. Những cây dầu rái trồng ở miền Bắc, chủ yếu cũng lấy giống từ các cây này.
Ngày trước, khai thác dầu là một nghề nguy hiểm, phải đối mặt thường xuyên với bệnh tật, rắn độc, thú dữ, nên người thợ có rất nhiều điều cấm kỵ và nghi lễ cầu phúc. Trước khi vào rừng lấy dầu mà gặp chim hót buổi sáng tiếng cộc lốc, cây ngã chắn ngang lối đi, rắn hoặc rùa bò ngang đường, có ai từ phía sau gọi giật lại... họ đều cho đó là điềm xấu, phải dời lại ngày khác. Hằng năm, vào dịp đầu xuân, những người làm nghề khai thác dầu rái tổ chức lễ cúng mở rừng để cầu mong một năm làm nghề được êm xuôi, thuận lợi.
Dưới thời phong kiến, người thợ lấy dầu, đóng thuế cho nhà nước bằng dầu và được miễn sưu dịch. Rầu rái là nguyên liệu quan trọng trong kỹ nghệ đóng ghe bầu miền Trung nổi tiếng một thời. Cùng với vỏ cây xác mắm, dầu rái được dùng để chống thấm, chống mối mọt, tăng thêm độ bền mà vẫn giữ được độ đàn hồi cho các nan tre đan thành lườn ghe bầu, ghe câu, thúng chai...
Bom đạn chiến tranh tàn phá khốc liệt rừng dầu. Những năm gần đây, nạn phá rừng bừa bãi lại một lần nữa làm thu hẹp đáng kể diện tích rừng dầu trong cả nước. Nhiều nơi, cây dầu đã hoàn toàn mất dấu tích. Rừng dầu ở núi Lớn sở dĩ còn tồn tại vì người dân tự giác bảo vệ rất nghiêm ngặt và biết tổ chức khai thác hợp lý.
Nhu cầu về dầu rái hiện vẫn còn rất đáng kể. Đất rừng miền tây Quảng Ngãi nhiều nơi rất thích hợp với cây dầu rái. Vì vậy cần nghiên cứu, nhân giống để dầu rái trở thành một trong những giống cây phủ xanh đất trống đồi trọc, làm giàu rừng, đồng thời mang lại nguồn lợi đáng kể cho người trồng.
Bài, ảnh: Lê Hồng Khánh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch
08:48 | 18/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0
08:48 | 18/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành
08:47 | 18/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nghề làm bún Đa Mai
13:47 | 17/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ
13:49 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ
13:48 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên
10:21 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen
10:07 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12
15:11 Tin tức

Hà Nội: Hàng loạt biệt thự, nhà cao tầng xây trái phép trên đất cụm công nghiệp làng nghề
14:52 Bạn đọc và tòa soạn

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch
08:48 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0
08:48 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
08:48 Tin tức