Hà Nội: 22°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Làng nghề mộc Phúc Lộc sôi động dịp cuối năm

LNV - Chỉ còn gần 2 tháng nữa là đến tết Nguyên đán Quý Mão 2023, thời điểm này, không khí lao động, sản xuất tại các cơ sở của làng mộc Phúc Lộc, phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình) trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Ngoài các sản phẩm bàn ghế, giường tủ truyền thống, các cơ sở sản xuất đang chuẩn bị nhiều sản phẩm mới để phục vụ nhu cầu sắm tết, trang trí nhà cửa của khách hàng.


Công nhân cơ sở mộc Nhung Tỵ hoàn thiện sản phẩm.


Từ sáng tới đêm, khắp các nhà xưởng tại phố Phúc Lộc đều sáng đèn, vang tiếng máy cưa, máy xẻ, công nhân hăng say làm việc hoàn thiện sản phẩm để trả hàng đúng hẹn cho khách.

Vào dịp cuối năm, sức mua của người dân tăng cao, mặt hàng mộc mỹ nghệ được nhiều người ưa chuộng. Với đặc thù một số mặt hàng mộc thường đặt theo sở thích, nhu cầu, kích thước mong muốn của từng khách hàng nên khách hàng phải đặt hàng mới có. Thời gian hoàn thành sản phẩm cũng mất vài tuần đến vài tháng nên không giống với mặt hàng khác, làng mộc Phúc Lộc tất bật với những đơn hàng cuối năm từ rất sớm.

Tay vừa điều chỉnh máy xẻ gỗ, anh Phạm Văn Thêm, chủ xưởng mộc Phạm Thêm, phố Phúc Lộc cho biết: Nghề mộc bận quanh năm, tuy nhiên bận nhất vào dịp cuối năm. Thường từ tháng 10 âm lịch trở đi, nhiều gia đình mua nội thất về nhà mới, trang trí nhà cửa nên lượng đơn hàng nhiều. Chỉ riêng tháng 11, anh Thêm phải trả cho khách gần 100 đơn hàng lớn nhỏ, chưa kể các đơn đặt trước, xưởng vẫn đang tích cực hoàn thiện.

Hàng khách đặt chủ yếu là sản phẩm mộc gia dụng như tủ thờ, tủ quần áo, tủ kệ, giường hộp, cửa gỗ, song cửa…đến các loại cầu thang lầu, chắn ban công, phù điêu. Năm nay, thị trường còn thịnh hành các loại tranh lịch gỗ, kệ rượu, vật phẩm phong thủy như tượng Di Lặc, tượng Phúc- Lộc- Thọ, Kim Tiền, mã đáo thành công, long- ly- quy- phượng…Chất liệu gỗ chủ yếu ở cây có giá trị, vân gỗ đẹp, độ bền cao như: Hương, cẩm lai, mít, me tây, xà cừ. Giá trị của sản phẩm tùy thuộc vào kích thước, chất liệu gỗ, độ khó của sản phẩm.

Theo anh Thêm, nhìn chung sản phẩm mộc thường có giá cao gấp nhiều lần chất liệu khác, từ vài triệu trên 1m2 sản phẩm. Tuy nhiên tính thẩm mĩ, độ bền và sang trọng cao nên khách hàng vẫn rất ưa chuộng. Xưởng có tệp khách nhất định, xây dựng được uy tín nên khách thường giới thiệu cho nhau.

Cũng giống như xưởng của anh Thêm, cơ sở mộc Nhung Tỵ cũng bận rộn không kém. Cơ sở có 2 xưởng trưng bày, 2 xưởng công nhân làm việc để đảm bảo tiến độ xuất hàng. Do nhu cầu khách hàng cao, hiện cơ sở tuyển thêm khoảng 10 công nhân và cho lao động tăng ca liên tục để hoàn thiện hàng trả khách. Trong quá trình làm việc, chủ cơ sở luôn sát sao, kiểm tra quy trình sản xuất, bám sát công nhân để hạn chế tối đa lỗi.

Nhiều cơ sở đã đưa máy móc vào sản xuất, giảm sức lao động và chi phí.


Chị Trần Thị Nhung, chủ cơ sở mộc Nhung Tỵ thông tin: Giá bán các sản phẩm gỗ tương đối bình ổn qua các năm. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thu nhập của người dân giảm mạnh và tâm lý thắt chặt chi tiêu nên phần lớn khách hàng năm nay thường lựa chọn sản phẩm làm từ gỗ nội, giá bình dân, có giá từ vài triệu đến vài chục triệu một bộ sản phẩm chất lượng. Ngoài ra, cơ sở cũng có các loại gỗ nhập cho khách có nhu cầu với mặt hàng cao cấp, gỗ nhựa, gỗ ép nếu muốn giá rẻ mà vẫn đảm bảo bền đẹp.

Khách đông, hàng đặt nhiều nhưng để tạo dựng thương hiệu và giữ được uy tín khi kinh doanh, người làm nghề mộc như anh Thêm, chị Nhung và các chủ xưởng vẫn đặt chữ tín hàng đầu, không chạy theo số lượng, chú trọng chất lượng, nhất là khâu chọn gỗ cần kiểm soát kĩ lưỡng. Gỗ phải được phơi sấy từ 1 năm rưỡi đến 2 năm mới được đưa vào sản xuất.

Theo thống kê, hiện nay làng nghề mộc Phúc Lộc có khoảng 200 hộ theo nghề, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 800 lao động tham gia. Với mức thu nhập bình quân hơn 9 triệu đồng/người/tháng với thợ đánh ráp, 450.000 đồng/ngày với thợ phụ, 550.000 - 600.000 đồng/ngày với thợ chính. Tuy nhiên, nhiều cơ sở thường xuyên không tuyển được công nhân vì thực tế nghề mộc là công việc vất vả, để trở thành thợ lành nghề phải mất rất nhiều thời gian nên lao động trẻ thường ngại theo nghề và gắn bó lâu dài.

Chị Phạm Thị Huế, công nhân xưởng mộc Nhung Tỵ, phố Phúc Lộc chia sẻ: Chị làm công việc đánh ráp gỗ ở xưởng mộc đến nay đã 10 năm vì tính chất, cường độ công việc phù hợp với sức khỏe, dù môi trường làm việc tương đối bụi nhưng bù lại thu nhập cao so với mặt bằng chung.

Tại xưởng, mỗi công nhân thực hiện một công đoạn việc làm khác nhau, bài bản, tuần tự nên công việc hoàn thành chỉn chu, ít mắc lỗi. Thời gian gần tết, đơn hàng nhiều nên mỗi ngày công nhân đều thực hiện tăng ca từ 1- 1,5 giờ.

Thị trường tết Nguyên đán được coi là mùa làm ăn quan trọng nhất trong năm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Đến với làng nghề mộc Phúc Lộc dịp này, chứng kiến các phương tiện vận chuyển đồ mộc, xe chở khách đến giao dịch nhộn nhịp mới thấy hết được sự sôi động, phát triển của làng nghề truyền thống.

Thời điểm này, mặc dù công việc sản xuất sẽ vất vả hơn ngày thường, nhưng bù lại doanh thu tăng cao hơn nên người làm nghề ai cũng phấn khởi, cố gắng làm việc hết công suất. Vẫn còn những "tệp" khách hàng yêu thích đồ gỗ Phúc Lộc đồng nghĩa với việc người làng nghề có thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập để đón một cái tết no đủ, đầm ấm.

Bài, ảnh: Lan Anh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

LNV - Những sợi miến thơm ngon nức tiếng của đồng bào vùng cao xã Côn Minh (Na Rì) đã theo chân du khách đi khắp muôn nơi. Đây cũng là địa phương duy nhất của tỉnh Bắc Kạn vừa được công nhận Làng nghề.
Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

LNV - Một làng ở An Giang trăm năm làm nghề vẽ tranh gì mà tới nay vẫn bán được hàng? Làng nghề tranh vẽ kiếng (tranh vẽ trên kính) ở huyện Chợ Mới là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở An Giang.
Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

LNV - Ngày 26/3, UBND huyện Đức Huệ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An công nhận xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
Công nhận nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố Quyết định nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm và làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề đan võng ngô đồng

Nghề đan võng ngô đồng

LNV - Nghề đan võng ngô đồng ở đảo Cù Lao Chàm xã Tân Hiệp, (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) được coi là một nghề thủ công đặc biệt, ​​tiêu biểu cho đời sống văn hóa đặc sắc của người dân Hội An.
Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

LNV - Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương đã tồn tại trên 500 năm. Trải qua hàng trăm năm, nghề in ở đây đã dần bị mai một. Hiện nay, làng chỉ còn 4 hộ giữ được nghề truyền thống. Trước nguy cơ mai một nghề truyền thống, các nghệ nhân của làng đang nỗ lực gìn giữ, phát huy những nét đẹp của nghề truyền thống này.

Tin khác

Long An: Mai vàng Tân Tây - khởi sắc làng nghề

Long An: Mai vàng Tân Tây - khởi sắc làng nghề

LNV - Không chỉ thành lập mô hình dịch vụ du lịch mà hiện nay, Hợp tác xã (HTX) Mai vàng Tân Tây cũng được thành lập. Đây là tín hiệu vui, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của người dân trong khu vực Làng nghề trồng mai xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
Chuyện giữ nghề nơi “xứ mây” Phú Vinh

Chuyện giữ nghề nơi “xứ mây” Phú Vinh

LNV - Cũng chẳng ngoa khi gọi làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là “xứ mây”. Một phần bởi làng nghề đã có thâm niên hơn 400 năm lịch sử, phần khác vì nơi đây là xứ sở của mây tre, là nơi quy tụ những “bàn tay lụa” khéo léo bậc nhất Hà Nội.
Nghề dệt thổ cẩm của Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

Nghề dệt thổ cẩm của Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

LNV - Dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh đẹp độc đáo. Du khách đến vùng đất này, bên cạnh việc thưởng lãm phong cảnh, văn hóa đồng bào dân tộc khách thăm còn có dịp tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Pà Thẻn. Đây là một nét văn hóa phản ánh đậm nét đời sống tinh thần và cũng là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Pà Thẻn nơi đây.
Làng làm heo đất ở Lái Thiêu

Làng làm heo đất ở Lái Thiêu

LNV - Làng làm heo đất ở Lái Thiêu (Bình Dương) ra đời cách đây gần nửa thế kỷ. Cho đến nay, dù số hộ theo nghề đã vơi đi nhưng nét đẹp truyền thống của làng nghề vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Những hộ bám theo nghề vẫn miệt mài vật lộn với con heo bỏ ống.
Bảo tồn và phát triển làng nghề - nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng

Bảo tồn và phát triển làng nghề - nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng

LNV - Đầu xuân Giáp Thìn 2024, Phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam tại Hải Phòng có buổi gặp mặt chúc mừng xuân mới và trao đổi với ông Nguyễn An Hưng- Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến ngày càng phát triển

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến ngày càng phát triển

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển.
Nghêu Trà Vinh - Cơ hội để phát triển

Nghêu Trà Vinh - Cơ hội để phát triển

LNV - Tỉnh Trà Vinh, với vị trí nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có hệ sinh thái nước mặn đa dạng, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phát triển. Diện tích đất cồn và bãi bồi ven biển của tỉnh Trà Vinh rất lớn (khoảng 15.000ha), thích hợp cho nghề nuôi nghêu, sò. Sản phẩm nghêu tại Trà Vinh được nuôi thả tự nhiên, nghêu thành phẩm có kích thước lớn, sạch cát, thịt dày và vị ngọt đặc trưng.
Vễ Vĩnh Châu ghé thăm làng nghề bánh phồng tôm 70 năm tuổi

Vễ Vĩnh Châu ghé thăm làng nghề bánh phồng tôm 70 năm tuổi

LNV - Lạc Hòa, một xã ven biển thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh phồng tôm. Món quà quê hương giản dị này không chỉ mang đậm hương vị của biển cả mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.
Kỳ quan di sản “ Làng nghề - Một thoáng Việt Nam”

Kỳ quan di sản “ Làng nghề - Một thoáng Việt Nam”

LNV - Làng nghề “Một thoáng Việt Nam” tọa lạc tại ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM. Nơi đây được ví như một “bảo tàng sống” về văn hóa Việt Nam, thu hút du khách bởi không gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Làng nghề Bàu Đá: giữ lửa “ đệ nhất danh tửu”

Làng nghề Bàu Đá: giữ lửa “ đệ nhất danh tửu”

LNV - Rượu Bàu Đá là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định, có xuất xứ từ xóm Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn (cách Quy Nhơn khoảng 30km). Rượu Bàu Đá được các gia đình trong vùng chưng cất từ gạo như một nghề gia truyền.
Nghề dệt đũi ở Nam Cao

Nghề dệt đũi ở Nam Cao

LNV - Nghề dệt đũi Nam Cao (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) hình thành từ hơn 400 năm về trước, nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự độc đáo. Những sản phẩm ở làng nghề dệt đũi Nam Cao được làm thủ công với rất nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu tới khi thành thành phẩm đòi hỏi sự công phu, cần mẫn, tỉ mỉ, trau chuốt từng chút một của người nghệ nhân.
Tinh hoa trong từng đường kim, mũi chỉ

Tinh hoa trong từng đường kim, mũi chỉ

LNV - Làng Văn Lâm xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình được cho là nơi phát tích, hội tụ đầy đủ nhất những tinh hoa của nghề thêu ren với những bàn tay vàng đã được Hiệp hội làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam công nhận. Trải qua hàng thế kỷ người dân nơi đây vẫn lưu giữ nghề truyền thống và phát triển bằng những sản phẩm thêu tay độc đáo có độ tinh xảo cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nhiều di sản văn hóa, nghề thủ công truyền thống được ghi danh

Nhiều di sản văn hóa, nghề thủ công truyền thống được ghi danh

LNV - Trong danh mục 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố, có thêm 5 nghề thủ công truyền thống – tri thức dân gian được ghi danh.
Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn

Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn

OVN - UBND tỉnh Bình thuận vừa ban hành kế hoạch “Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, Khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn Bình Thuận gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; Hỗ trợ phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là những mục tiêu hướng tới của kế hoạch.
Làng nghề áo dài Trạch Xá nghìn năm tuổi

Làng nghề áo dài Trạch Xá nghìn năm tuổi

LNV - Nghề may làng Trạch Xá (xã Hoà Lâm, huyện Ứng Hoà, TP. Hà Nội) trải qua hơn 1.000 năm vẫn giữ được truyền thống làm hoàn toàn thủ công. Dịp cuối tháng 2/2024 vừa qua, Làng nghề may Trạch Xá đã được công nhận là 1 trong 26 Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024

Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024

LNV - Sáng 29-3, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

LNV - Những sợi miến thơm ngon nức tiếng của đồng bào vùng cao xã Côn Minh (Na Rì) đã theo chân du khách đi khắp muôn nơi. Đây cũng là địa phương duy nhất của tỉnh Bắc Kạn vừa được công nhận Làng nghề.
Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

LNV - Một làng ở An Giang trăm năm làm nghề vẽ tranh gì mà tới nay vẫn bán được hàng? Làng nghề tranh vẽ kiếng (tranh vẽ trên kính) ở huyện Chợ Mới là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở An Giang.
Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

LNV - Ngày 26/3, UBND huyện Đức Huệ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An công nhận xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động