Hà Nội: 20°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Mỗi nông dân là một thương nhân

LNV - Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được coi trọng của Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.


Ứng dụng công nghệ số - "mỗi nông dân là một thương nhân"

Từ tháng 4 đến tháng 7.2021, dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Bắc, trong đó tại các “vựa” nông sản miền Bắc như: Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, hàng loạt nông sản, đặc sản quý như vải thiều, nhãn lồng, thanh long đỏ, dưa hấu… không có đầu ra, nguy cơ bị đổ bỏ vì thối hỏng.

Tuy nhiên, những nông dân không dễ dàng đầu hàng, đổ bỏ những sản phẩm đã nhọc nhằn làm ra từ mồ hôi, nước mắt. nhờ ứng dụng công nghệ số, nông sản đã được tiêu thụ an toàn, hiệu quả. Nhờ năng động, sáng tạo, trong mùa vải thiều 2020, người trồng vải 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang đã tiêu thụ được hàng trăm nghìn tấn vải thông qua ứng dụng thương mại điện tử. Không chỉ bán hàng trong nước, vải thiều Thanh Hà và Lục Ngạn của 2 tỉnh này còn lên máy bay xuất ngoại sang Nhật, Úc, Singapore và một số nước Châu Âu…


Xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn mới, "mỗi nông dân là một thương nhân" có khả năng nâng cao giá trị sản phẩm do mình làm ra. Ảnh: Vũ Long


Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương có nhiều nông sản chủ lực hoặc đặc sản quý như Mộc Châu (Sơn La), Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh… đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) để kết nối tiêu thụ sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử Vỏ Sò, Postmart, Sen Đỏ... Nhờ đó,giá trị nông sản của nông dân được nâng lên, không còn tình trạng phải đổ bỏ dù giao thông giai đoạn này gần như tê liệt vì COVID-19.

Ở góc độ “nông hộ” quy mô nhỏ hơn, nông dân cũng đã nhanh nhạy ứng dụng chuyển đổi số để tiêu thụ nông sản. Vụ nhãn lồng năm 2021, gia đình anh Đặng Hiếu (Khoái Châu – Hưng Yên) có trên 300 gốc nhãn lồng cho sản lượng hàng trăm tấn có nguy cơ không thể tiêu thụ do dịch COVID-19 phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách. Không thụ động ngồi chờ, anh lên mạng xã hội livestream, chiếu cận cảnh từng chùm nhãn căng mọng, kêu gọi người tiêu dùng đặt hàng qua mạng Zalo, facebook. Tiếp theo đó, anh nhanh chóng tìm xe “luồng xanh” để vận chuyển giao hàng. Chỉ sau 3-4 ngày, hàng chục tấn nhãn của gia đình đã được bán hết, giá tương đương vụ nhãn năm 2020.

Trường hợp nông dân ứng dụng công nghệ số, kinh tế số để bán sản phẩm của mình đang ngày càng phổ biến và đạt kết quả tốt. Nông dân cũng biết ứng dụng công nghệ số để sản xuất hiệu quả mà không vất vả, nặng nhọc.

Anh Trần Văn Phong - chủ trang trại nuôi thủy sản nước ngọt tại xã Giao Long (Giao Thủy-Nam Định) thường bắt đầu công việc sản xuất hàng ngày bằng việc cầm điện thoại kiểm tra các thông số về lượng thức ăn, chế độ dinh dưỡng trong nước, nhiệt độ ao nuôi và thông tin dự báo thời tiết… để quyết định nhập số liệu lượng thức ăn, thời gian cho ăn đối với từng loại cá trong ao nuôi của mình. Sau đó, anh chỉ việc bổ sung cám vào các buồng chứa thức ăn ở các ao, mọi công đoạn còn lại từ cho ăn theo định lượng, thời điểm cho ăn, thời điểm bật quạt khí, chế độ tạo oxy, độ P.H trong ao nuôi… đều được lập trình sẵn cho thiết bị tự động thực hiện.

Với cách làm đó, trang trại nuôi cá nước ngọt của gia đình anh rộng trên 1ha nhưng chỉ cần duy nhất 1 lao động chính; anh vừa quản lý trang trại vừa có thời gian lo công việc xã hội khác. Mỗi năm trang trại thu hoạch từ 20-30 tấn cá, cao hơn trung bình những trang trại khác trong khu vực từ 5-10 tấn. Đồng thời giảm tối đa chi phí do lãng phí thức ăn, làm sạch môi trường và điều trị bệnh...

Mới đây, tại chương trình Tự hào nông dân Việt Nam, 63 nông dân điển hình xuất sắc của cả nước vừa được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021". Đây là những gương mặt tiêu biểu chứng minh câu chuyện “nông dân thông minh”, “mỗi nông dân là một thương nhân” đang trở nên phổ biến ở nước ta.

Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn nhấn mạnh: Dưới tác động của đại dịch COVID-19, chuyển đổi số đã không còn là giải pháp lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi quốc gia và từng lĩnh vực, từng người dân. Năm 2021, lần đầu tiên chứng kiến phong trào nông dân đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, nhiều nông dân lần “livestream” bán hàng trên không gian mạng một cách thuần thục không thua kém bất kỳ thương nhân nào.

Triển khai đề án chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, thời gian qua, thực hiện lộ trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT) đã cụ thể hóa bằng việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nông, lâm nghiệp, thủy sản theo biểu thống kê và bản đồ trên nền tảng số; ứng dụng công nghệ Web-GIS trong xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, tài nguyên, đê điều; dữ liệu chăn nuôi, dữ liệu xây dựng nông thôn mới và đang triển khai Đề án chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trong giai đoạn 2021-2025…

Còn theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, chuyển đổi số là giải pháp tích cực, có thể khắc phục những tồn tại về sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và hình thành chuỗi giá trị, liên kết sản xuất hiệu quả trong nông nghiệp. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT đang triển khai chương trình Nông nghiệp số, Kinh tế nông nghiệp và Nông dân số.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp thành công không chỉ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, giúp nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận và hiệu quả sản xuất mà còn góp phần quan trọng vào thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành.

Bài, ảnh: Vũ Long

(Bài viết thực hiện theo phối hợp từ VPĐP NTM TƯ)

Theo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, đến tháng 11.2021, đã có hơn 2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số, gần 50.000 sản phẩm nông sản được đưa đưa lên các sàn thương mại điện tử; hàng nghìn giao dịch điện tử được thực hiện.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

LNV - Hồng Hà là xã ven Sông Hồng, nằm ở phía bắc huyện Đan Phượng của Hà Nội, nền kinh tế chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề. Năm 2020 xã Hồng Hà đã về đích NTM nâng cao, năm 2022 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hồng Hà đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xây dựng xã NTM kiểu mẫu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cao.
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

LNV - Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 của huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), địa phương có 17/27 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 62,9%); 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Thái Bình, Mỹ Bằng, Hoàng Khai, Kim Quan, Phúc Ninh, Nhữ Hán); 03 xã Thái Bình, Mỹ Bằng, Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, năm 2024 có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Lang Quán); 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Nhữ Hán); xã Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu

Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu

LNV - Với nhiều cách làm sáng tạo, nỗ lực và quyết tâm cao trong thực hiện kế hoạch, chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục đạt được những kết quả toàn diện, đi vào chiều sâu, duy trì xây dựng nông thôn mới đứng trong tốp đầu khu vực miền núi phía Bắc.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Xã Vạn Thắng cách trung tâm huyện Ba Vì 07 km, diện tích 990,67 ha, dân số 3.904 hộ, 16.469 khẩu, nền kinh tế của xã đa thành phần gồm sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp, dịch vụ thương mại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ xã Vạn Thắng, sự đồng thuận của nhân dân, năm 2021 Vạn Thắng đã về đích nông thôn mới, năm 2022 xã tiếp tục về đích NTM nâng cao.
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

LNV -Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng. Buổi lễ là một trong những nỗ lực nhằm bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tại địa phương.
Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới

Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Duy Xuyên đã phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

Tin khác

Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”

Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”

LNV - Với việc có thêm 7 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, huyện Sóc Sơn đã có tổng số 18/25 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương về đích “Huyện nông thôn mới nâng cao” trong năm 2025.
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngọc Mỹ có địa giới hành chính nằm cách trung tâm huyện Quốc Oai 1,5km về phía Tây. Có tổng diện tích đất tự nhiên 556,5ha, trong đó đất phi nông nghiệp 195,87ha chiếm 35,2%; đất nông nghiệp 360,63ha chiếm 64,8%. Xã có tổng dân số 12.483 người/3.163 hộ được chia 2 thôn: Ngọc Than, Phú Mỹ. Ngọc Mỹ có làng nghề truyền thống tại 2 làng riêng: nghề nón, mũ lá; Nghề mộc đục chạm cao cấp, mộc dân dụng. Kinh tế của nhân dân chủ yếu sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại nhỏ lẻ. tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, kinh tế hàng năm đạt tăng trưởng khá, đời sống của người dân từng bước nâng cao.
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - Xã La Phù, huyện Hoài Đức (Hà Nội) ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương.
Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì

Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì

LNV - Trường THCS Đồng Thái, huyện Ba Vì, (Hà Nội), tiền thân là trường phổ Thông dân lập cấp 2 Đồng Khánh, được thành lập từ năm 1959. Sau nhiều năm hoạt động liên cấp 1-2, đến năm 1992 UBND huyện Ba Vì ra quyết định thành lập Trường THCS Đồng Thái.
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong những năm qua, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. Họ đã tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn mới thông qua những việc làm cụ thể và thiết thực, góp phần quan trọng vào sự đổi thay tích cực của các vùng quê.
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển

Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển

LNV - Bên dòng sông Hậu êm đềm, làng nghề sản xuất dây keo tại xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) là một minh chứng sống cho sự cần cù và sáng tạo của người dân An Giang. Gần 2 thập kỷ qua, nghề làm dây keo đã gắn bó mật thiết với đời sống của hàng trăm hộ dân nơi đây, mang lại nguồn thu nhập ổn định và giữ một nền văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, để tiếp tục tồn tại và phát triển, làng nghề cần có những thay đổi mang tính đột phá.
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới

Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Ngày 24/12, UBND huyện Quỳnh Nhai tổ chức Lễ công bố xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Tới dự có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Quỳnh Nhai và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã.
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngọc Mỹ có địa giới hành chính nằm cách trung tâm huyện lị Quốc Oai 1,5km về phía Tây. Có tổng diện tích đất tự nhiên 556,5ha, trong đó đất phi nông nghiệp 195,87ha chiếm 35,2%; đất nông nghiệp 360,63ha chiếm 64,8%. Xã có tổng dân số 12.483 người/3.163 hộ được chia 2 thôn: Ngọc Than, Phú Mỹ.
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

LNV - Thời gian qua, Đoàn xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà đã tích cực triển khai nhiều công trình, phần việc thanh niên ý nghĩa, góp phần cùng với chính quyền địa phương và người dân thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn. Các hoạt động này không chỉ tạo ra những công trình thiết thực mà còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng quê hương, phát triển cộng đồng.
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

LNV - Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn Thành phố Sơn La tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng; hạ tầng đô thị, nông thôn từng bước hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

LNV - Với những giải pháp linh hoạt, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân cho nên thời gian qua chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại tỉnh Bắc Kạn đang mang lại những kết quả khả quan. Nhờ xây dựng NTM, đến nay diện mạo vùng nông thôn một số huyện tại tỉnh Bắc Kạn đang thay đổi từng ngày, cuộc sống người dân được nâng lên.
Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ

Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ

LNV - Một số mô hình sản xuất theo chuỗi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, mà còn cung ứng cho thị trường một lượng lớn nông sản rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Đặc biệt nhờ xây dựng tốt vùng nguyên liệu đến quy trình sản xuất đến nay công ty cổ phần công nghệ dược liệu Bắc Hà, xã Nông Thượng (TP. Bắc Kạn) đã có các sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia và đang từng bước vươn ra thị trường lớn.
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức

Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức

LNV - Với những thế mạnh của mình nhằm phát huy hiệu quả của chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã có những kết quả nổi bật.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn

Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn

LNV - Những năm qua, công tác tổ chức, triển khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

LNV - Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân toàn huyện. Ngay từ đầu giai đoạn, Ban chỉ đạo cấp huyện, xã đã xây dựng và ban hành Quy chế thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nội dung của chương trình.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới

LNV - Trong suốt thời gian dịch bệnh Covid- 19 xảy ra, các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực ngành nghề kinh tế đều đứng trước bờ vực của sự suy thoái và đối mặt với đủ các khó khăn thách thức. Để vượt qua được những khó khăn thách thức đó là cả một quá trình nỗ lực, gồng mình lên của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải.
An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm

LNV - Nước tốt cho sức khỏe đã từ lâu trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu hàng đầu của con người. Trong bối cảnh môi trường nước đang chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu và ô nhiễm, thì An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm, điện phân, từ trường là vô cùng quan trọng. Những sản phẩm này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, góp phần vào sự phát triển bền vững…
Đêm nhạc Acoustic “Đóa Xuân ngời”

Đêm nhạc Acoustic “Đóa Xuân ngời”

LNV - Ngày 30 tháng 12 năm 2024, tại Hội quán Trúc Lâm, số 240C Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Đêm nhạc Acoustic "Đoá Xuân ngời". Đây là một hoạt động trong hành trình của Dự án âm nhạc "Hiệu triệu" nơi những tiếng lòng yêu nước được Ca sĩ châu Á David Le sáng lập và thực hiện cùng ekip hùng hậu với sự tham gia của nhiều giáo sư, tiến sĩ, NSND, người nổi tiếng trong, ngoài nước và người nước ngoài yêu Việt Nam cùng sự đồng hành của các cơ quan báo đài.
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

LNV - Hồng Hà là xã ven Sông Hồng, nằm ở phía bắc huyện Đan Phượng của Hà Nội, nền kinh tế chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề. Năm 2020 xã Hồng Hà đã về đích NTM nâng cao, năm 2022 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hồng Hà đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xây dựng xã NTM kiểu mẫu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cao.
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

LNV - Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 của huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), địa phương có 17/27 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 62,9%); 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Thái Bình, Mỹ Bằng, Hoàng Khai, Kim Quan, Phúc Ninh, Nhữ Hán); 03 xã Thái Bình, Mỹ Bằng, Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, năm 2024 có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Lang Quán); 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Nhữ Hán); xã Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động