Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển sản xuất hiệu quả
Hậu Lộc hôm nay. Ảnh: Thùy Dương
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về XDNTM, cấp ủy, chính quyền huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, cả hệ thống chính trị vào cuộc, huy động mọi nguồn lực, phấn đấu đến cuối năm 2022 đạt chuẩn huyện NTM. Do làm tốt công tác tuyên truyền, cán bộ và Nhân dân trên địa bàn nhận thức rõ cơ chế vận hành của chương trình XDNTM là “dân làm, dân hưởng thụ, lấy sức dân để lo cho dân”. Các cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo và hỗ trợ triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, ban chỉ đạo XDNTM huyện luôn sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, động viên các xã chủ động khắc phục khó khăn, huy động mọi nguồn lực XDNTM. Cùng với cơ chế hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, của huyện, tạo điều kiện cho các xã khắc phục khó khăn, thực hiện có hiệu quả chương trình XDNTM gắn với triển khai thực hiện đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Huyện Hậu Lộc đã cơ cấu lại ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và triển khai thực hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, xác định các lĩnh vực mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực, có lợi thế và tiềm năng phát triển nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Trong XDNTM, việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân luôn được huyện Hậu Lộc xác định là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. Nổi bật là huyện đã tập trung chỉ đạo áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ và cơ giới hóa trong nông nghiệp. Hiện nay, huyện có 737 máy làm đất các loại, 115 máy gặt đập liên hợp, 34 máy gieo hạt và máy cấy,... đang phát huy hiệu quả trong sản xuất. Toàn huyện đã chuyển đổi được hơn 1.500 ha đất kém hiệu quả sang trồng, chăn nuôi các loại cây con có giá trị kinh tế cao. Mở rộng diện tích cây có giá trị kinh tế cao như: ớt xuất khẩu, ngô ngọt, dưa các loại, khoai tây, cải bó xôi... với diện tích gần 1.450 ha. Phát triển được các chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ cho 1.430 ha cây trồng hàng hóa cho giá trị kinh tế cao. Liên kết với doanh nghiệp ký hợp đồng theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến bao tiêu sản phẩm. Giá trị các loại cây trồng theo chuỗi liên kết sản xuất đạt bình quân cả năm từ 300 đến 500 triệu đồng/ha. Cá biệt có diện tích đất chuyên màu cơ cấu 4 vụ/năm cho thu nhập từ 800 đến 900 triệu đồng/ha.
Sau 11 năm triển khai thực hiện, cùng với sự lãnh, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của các cấp, các ngành và ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là tạo được sự đồng thuận và phong trào XDNTM trong các tầng lớp Nhân dân trong huyện đã từng bước tạo nên một Hậu Lộc có diện mạo khang trang, đời sống Nhân dân ngày càng khá giả. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 47,34 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,39%. Toàn huyện sau khi sáp nhập còn 21 xã thuộc diện XDNTM. Huyện Hậu Lộc đã hoàn thành 319 tiêu chí, bình quân đạt 15,2 tiêu chí/xã. Đến nay, toàn huyện có 18 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm 85,7% tổng số xã XDNTM, 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (Liên Lộc, Minh Lộc và Quang Lộc), 107 thôn đạt chuẩn NTM và 9 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Nhờ gắn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân với XDNTM đã góp phần thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây đã được cải thiện rõ nét.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn phát triển nhanh, nổi bật nhất là hệ thống đường giao thông, trường học, các thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở..., tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của dân cư nông thôn trên địa bàn huyện. Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, nhất là các sản phẩm thế mạnh của huyện (lúa gạo, gia cầm, thủy sản, rau màu...). Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi đúng hướng, một số cây trồng, vật nuôi chuyển đổi có hiệu quả cao như: lúa năng suất cao, rau an toàn, gia cầm, bò thịt, ngao... Huyện Hậu Lộc duy trì và phát triển được 526 trang trại và gia trại chăn nuôi, trong đó có 100 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với 78 trang trại gà và lợn đã hình thành được chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm ổn định, đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhìn chung, các mô hình trang trại sau khi chuyển đổi đều cho hiệu quả kinh tế cao gấp rất nhiều lần so với trồng lúa.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, dân chủ ở cơ sở được phát huy, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển mạnh. Trên địa bàn không có trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự; lực lượng công an, quân sự ngày càng được nâng cao về chất lượng và trách nhiệm, gắn bó với Nhân dân, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; đội ngũ cán bộ, công chức luôn được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức lý luận, chuyên môn và thực tiễn, hoạt động tích cực, gần dân, sát dân hơn đã làm nòng cốt trong quá trình XDNTM.
Mô hình trồng khoai tây ở xã Phú Lộc cho hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2022, Hậu Lộc phấn đấu có 21/21 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 3 xã đạt NTM nâng cao, 2 xã đạt NTM kiểu mẫu (Phú Lộc và Hoa Lộc), thị trấn Hậu Lộc đạt chuẩn đô thị văn minh, hoàn thành thêm 16 chỉ tiêu thuộc 6 tiêu chí chưa đạt trong Bộ tiêu chí huyện NTM, bao gồm: quy hoạch; giao thông; thủy lợi và phòng, chống thiên tai; y tế - văn hóa - giáo dục; môi trường; chất lượng môi trường sống. Hoàn thành hồ sơ đề nghị huyện đạt chuẩn NTM trình cấp tỉnh thẩm tra, Trung ương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Huyện đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó huy động các nguồn lực, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về XDNTM. Toàn huyện đã tập trung dồn lực để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các nghị quyết chuyên đề, nhằm cụ thể hóa các chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó, tiếp tục thực hiện tốt tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với tích tụ, tập trung đất đai phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 gắn với XDNTM theo Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, góp phần thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Trên cơ sở quy hoạch từng xã, thị trấn tập trung chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản bố trí cơ cấu hợp lý ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; xác định cây trồng, vật nuôi chủ lực của địa phương gắn với thị trường tiêu thụ. Rà soát, chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia súc, gia cầm, trong đó ưu tiên phát triển gia cầm; chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi tập trung, nuôi công nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm tại địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Bài và ảnh: Thùy Dương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 | 08/07/2025 Nông thôn mới

Nam Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024
09:17 | 07/07/2025 Nông thôn mới

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 | 04/07/2025 Nông thôn mới

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 | 03/07/2025 Nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới
14:08 | 02/07/2025 Nông thôn mới

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02
14:07 | 02/07/2025 Nông thôn mới
Tin khác

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 | 01/07/2025 Nông thôn mới

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững
10:30 | 30/06/2025 Nông thôn mới

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”
09:41 | 30/06/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước
22:09 | 29/06/2025 Nông thôn mới

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
22:06 | 29/06/2025 Tin tức

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.
17:16 | 28/06/2025 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
09:11 | 26/06/2025 Nông thôn mới

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch
15:29 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc
15:28 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó
15:28 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
10:36 | 23/06/2025 Nông thôn mới

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh
10:06 | 23/06/2025 Nông thôn mới

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm
21:00 | 22/06/2025 Nông thôn mới

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
16:15 | 21/06/2025 Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:00 | 18/06/2025 Nông thôn mới

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức