Việt Nam cần nắm cơ hội đi đầu về sản xuất dụng cụ bảo hộ
Theo GS. Eric Mottet, Việt Nam đã không lầm về cơ hội đến từ dịch bệnh Covid-19 khi Chính phủ mới đây thông báo kế hoạch phát triển ngành công nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe tầm nhìn đến năm 2030. Dĩ nhiên mục đích là tăng xuất khẩu, nhưng cũng nhằm cải thiện nhu cầu ở trong nước.
Việt Nam có một mục tiêu rất rõ, được hình thành từ khi xảy ra dịch Covid-19, đó là biến sản xuất dụng cụ y tế thành một trong ba trụ cột của nền kinh tế Việt Nam; hai lĩnh vực khác là ô tô và điện tử với hàng loạt tập đoàn lớn như Samsung, LG… sản xuất tại Việt Nam. Và Việt Nam có tham vọng trở thành một nhà sản xuất lớn, một giải pháp thay thế cho tất cả những gì liên quan đến dụng cụ y tế.
Doanh nghiệp nhiều nước đã và đang có kế hoạch chuyển cơ xưởng sản xuất sang Việt Nam.
GS. Eric Mottet cho rằng, vẫn có một số điểm mà Việt Nam còn phải hoàn thiện. Cần nhắc lại là có khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất dụng cụ y tế ở Việt Nam nhưng đó là những doanh nghiệp nhỏ, bị phân tán và điều này đặt ra vấn đề về khâu kiểm soát chất lượng vì dụng cụ y tế phải chịu rất nhiều quy định nghiêm ngặt, rất khó được cấp giấy chứng nhận, đặc biệt là nếu muốn xuất khẩu sang EU hoặc Hoa Kỳ. Đây là điểm đầu tiên cần phải lưu ý. “Có nghĩa là phải có dây chuyền sản xuất đạt chất lượng cao hoặc phải cải thiện chất lượng để có thể xuất khẩu được loại mặt hàng đặc biệt này”- ông Eric Mottet nhìn nhận.
Tiếp theo, một số vấn đề vẫn tồn tại ở Việt Nam, đó là thiếu hạ tầng giao thông, thiếu công trình cảng biển để chuyên chở hàng ra khắp thế giới. Ví dụ, hiện tại giá vận chuyển một container từ Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh sang một nước nào đó trên thế giới cao gấp 2 đến 3 lần so với giá xuất một container tương tự từ Trung Quốc.
Ngoài ra còn phải nhắc đến vấn đề về năng lượng. Nếu Việt Nam muốn xây dựng các nhà máy sản xuất dụng cụ y tế quy mô lớn thì phải giải quyết được vấn đề thiếu năng lượng và phải có được một chính sách năng lượng thực sự.
Nói về trào lưu nhiều nhà máy châu Á, kể cả Trung Quốc chuyển sang Việt Nam, theo học giả Eric Mottet, đây không phải là hiện tượng mới. Ngay đầu những năm 2010, nhiều nhà máy của Hàn Quốc và Đài Loan và một số nhà máy của Trung Quốc đã chuyển cơ sở đến Việt Nam. Nhưng hiện tượng này tăng tốc từ năm 2018 khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu và ngày càng gia tăng từ năm 2020 trong đợt dịch Covid-19. Cùng với đó là các chuỗi sản xuất đang được tổ chức lại tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Hiện tại, sau Singapore, Việt Nam là nước thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất ở Đông Nam Á, cao hơn Malaysia, Indonesia hoặc Thái Lan. Vốn đầu tư vào Việt Nam chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và giờ đến lượt các công ty Mỹ vì các doanh nghiệp này bắt đầu rời Trung Quốc và chuyển đến Việt Nam.
Vậy Việt Nam có những lợi thế và tiềm năng gì để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào? Chúng ta đều biết những yếu tố thuận lợi đầu tiên như lực lượng lao động trẻ và đông đảo, giá nhân công trung bình thấp hơn 2 đến 3 lần so với Trung Quốc. Việt Nam cũng là nước có thị trường nội địa với tiềm năng lớn. Chính vì thế, tất cả các doanh nghiệp chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đều hy vọng chinh phục được thị trường có 100 triệu dân, hiện vẫn chưa phát triển nhiều.
GS. Eric Mottet cũng cho rằng, một yếu tố khác rất quan trọng, đó là Việt Nam đã ký hàng loạt hiệp định thương mại, xóa bỏ thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại với nhiều nước, như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký năm 2018, Hiệp định Thương mại tự do với EU (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8/2020.
Theo báo Công thương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Xây dựng và quản lý thương hiệu sản phẩm OCOP: Bắc Kạn từng bước khẳng định giá trị nông sản địa phương
13:51 | 26/06/2025 Xúc tiến thương mại

Hội chợ Xúc tiến thương mại HTX khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2025, cơ hội kết nối, lan tỏa giá trị vùng miền
09:45 | 24/06/2025 Xúc tiến thương mại

Bắc Ninh đẩy mạnh tuần văn hóa, du lịch gốm và làng nghề truyền thống
10:09 | 03/06/2025 Xúc tiến thương mại

Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Tịnh Biên - An Giang năm 2025
10:14 | 20/05/2025 Xúc tiến thương mại

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan
04:00 | 03/05/2025 Xúc tiến thương mại

Tập đoàn SYRE đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester 1 tỷ USD tại Bình Định
15:44 | 26/04/2025 Xúc tiến thương mại
Tin khác

Phú Yên phấn đấu thu hút khoảng 20 doanh nghiệp đầu tư năm 2025
11:24 | 10/04/2025 Xúc tiến thương mại

Bình Định tạo dựng một hệ sinh thái kinh doanh bền vững
19:49 | 28/03/2025 Tin tức

Bình Định hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025
10:05 | 17/03/2025 Xúc tiến thương mại

Hơn 1.200 gian hàng tham gia Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời
09:50 | 07/03/2025 Xúc tiến thương mại

“Đất võ tình người” gắn kết tình thâm
10:52 | 24/02/2025 Xúc tiến thương mại

Có thêm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đo đạc trắc địa tại Hải Phòng
20:53 | 23/01/2025 Xúc tiến thương mại

Hơn 200 gian hàng tham gia hội chợ Xuân Ất Tỵ Quảng Bình 2025
09:15 | 13/01/2025 Xúc tiến thương mại

Phú Yên sắp diễn ra sự kiện Tuần lễ trưng bày sản phẩm tại Tuy Hòa
09:10 | 05/12/2024 Xúc tiến thương mại

Hội chợ làng nghề lần thứ 20 năm 2024
09:26 | 25/10/2024 Xúc tiến thương mại

TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ hợp tác xúc tiến đầu tư
14:25 | 11/10/2024 Xúc tiến thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
13:31 | 02/10/2024 Xúc tiến thương mại

Hơn 400 đại biểu kiều bào dự khai mạc " Hội nghị Diên hồng" của người Việt Nam ở nước ngoài.
10:59 | 23/08/2024 Xúc tiến thương mại

Thanh Hoá: Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh qua hoạt động xúc tiến thương mại
09:52 | 02/07/2024 Xúc tiến thương mại

Hơn 150 sản phẩm OCOP, đặc sản Bình Dương được giới thiệu tại TP Hồ Chí Minh
09:05 | 31/05/2024 Xúc tiến thương mại

Thanh Hóa tổ chức "Phiên chợ thực phẩm an toàn" năm 2024
14:59 | 06/05/2024 Xúc tiến thương mại

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP