Hà Nội: 32°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 36°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long: Dấu ấn 10 năm

LNV - Đã tròn 10 năm, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu. Hiếm di sản nào trên thế giới có sự tiếp nối lịch sử xuyên suốt 13 thế kỷ (từ thế kỷ VII đến XX) như Hoàng thành Thăng Long. 10 năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long đã để lại nhiều dấu ấn với cách làm bài bản, nhờ vậy, di sản này luôn là điểm đến hấp dẫn.
Nơi giao thoa các giá trị nhân văn, nghệ thuật

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, phát triển nơi đây thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 10 thế kỷ từ thời Lý (thế kỷ XI - XII) đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX), các triều đại phong kiến đã liên tục kế thừa, phát triển Đại La (thế kỷ VII - IX) trở thành Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội với vai trò, vị trí là trung tâm của cả nước. Trải qua bao biến thiên, dấu tích kinh thành Thăng Long còn hiển hiện qua hệ thống di tích, di vật được tìm thấy tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.


Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu (ảnh minh họa). Ảnh: Tiến Bách


Qua quá trình khai quật khảo cổ học được tiến hành từ năm 2002, nhiều di tích, di vật đã phát lộ, cho thấy sự phát triển liên tục của các triều đại ở Thăng Long - Hà Nội. Đó là một Thăng Long - kinh đô của nước Đại Việt phồn thịnh mà dấu tích còn lại đến ngày nay là thành bậc chạm rồng đá thời Lê sơ của điện Kính Thiên (thế kỷ thứ XV), tòa Đoan Môn của thế kỷ XVII - XVIII, di tích Hậu Lâu, Kỳ Đài, Bắc Môn ở thế kỷ XIX - XX... Thông qua di tích, di vật được khai quật từ lòng đất, có thể hình dung vẻ đẹp lộng lẫy của kinh đô Thăng Long với Hoàng cung thời Lý “đẹp xưa nay chưa từng có” mà sách Đại Việt sử lược thời Trần miêu tả; hay cảnh quan Hoàng thành dưới thời Lê - Trịnh được giáo sĩ Marini, người Italia, ghi lại trong cuốn Những khu truyền giáo: “Nếu ta đi từ Kẻ Chợ vào triều tức là cung điện của nhà vua, thì chúng ta sẽ trông thấy không những một tòa cung điện mà là cả một thành phố rất đẹp và rất rộng...”.

Những công trình kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long để lại ấn tượng mạnh mẽ cho nhiều người. Giáo sư, Tiến sĩ Inoue Kazuto (Đại học Minh Trị, Tokyo, Nhật Bản) cho rằng: “Qua những di tích kiến trúc, chúng ta hiểu biết được rằng lúc đó trình độ văn hóa của dân tộc Việt Nam rất cao”. Còn cố Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nishimura Masanari (Đại học Kansai, Osaka, Nhật Bản) từng nói: “Chắc chắn đây là trường hợp tồn tại lâu dài nhất trong khu vực châu Á và có lẽ chỉ La Mã (Italia) mới so sánh được”.

Giá trị nổi bật toàn cầu của Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO ghi nhận ở ba tiêu chí: Chiều dài lịch sử, tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích, di vật đa dạng, phong phú. UNESCO khẳng định: “Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu bởi nơi đây liên tục trong hơn một thiên niên kỷ là nơi giao thoa các giá trị nhân văn, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan hết sức độc đáo...”.

Thềm Rồng điện Kính Thiên. Ảnh: Xuân Chính


“Điểm sáng” trong bảo tồn di sản

Đánh giá cao những thành tựu trong công tác bảo tồn Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long sau 10 năm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng ban Văn hóa UNESCO tại Việt Nam cho rằng: “Hoàng thành Thăng Long là điểm sáng nổi bật nhất trong số di sản thế giới đã được UNESCO công nhận tại Việt Nam. Di sản này được bảo tồn và phát huy giá trị đúng hướng, ưu tiên mục tiêu bảo vệ, bảo tồn hơn mục tiêu khai thác, trong khi các di sản khác lại chú trọng đến việc phát triển du lịch khiến tính bền vững của di sản bị đe dọa”.

Thành công của Hoàng thành Thăng Long được đúc rút từ 4 bài học kinh nghiệm: Đây là khu di sản duy nhất trong cả nước có một Hội đồng tư vấn khoa học mà thành viên hội đồng đều là các chuyên gia nghiên cứu của Hội đồng Di sản quốc gia. Việc đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến di sản đều có sự tham vấn chuyên môn của các thành viên. Điều đó thể hiện sự trân trọng di sản một cách nghiêm túc. Cùng với đó, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã thực hiện tốt các khuyến nghị của UNESCO về việc tiếp tục nghiên cứu đầy đủ, toàn diện trong lĩnh vực khảo cổ học, thực hiện kế hoạch quản lý di sản một cách bài bản, đẩy mạnh hoạt động giáo dục di sản cho thế hệ trẻ và quản lý chặt chẽ các hoạt động phát triển du lịch. “Cho tới nay, kế hoạch quản lý du khách và phát triển du lịch của Hoàng thành Thăng Long tương đối hợp lý ở góc độ hạn chế các sản phẩm có xu hướng giải trí, thương mại hóa, ưu tiên các hoạt động giáo dục lịch sử - văn hóa và những hoạt động có tính kết nối giữa Hoàng thành Thăng Long với các làng nghề và vùng đệm của Hà Nội. Đấy là cách tiếp cận mang tính bền vững”, bà Hường nói.

Hiện vật khảo cổ học trong khuôn viên Di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội.

Phát huy giá trị di sản

Nhờ thực hiện việc quản lý di sản một cách bài bản, những năm qua, công tác phát huy giá trị của Khu di sản Hoàng thành Thăng Long thu được kết quả ấn tượng. Ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết: “Trung tâm đã tổ chức các hoạt động đưa di sản đến với công chúng, trong đó đẩy mạnh triển khai chương trình giáo dục di sản “Em làm nhà khảo cổ”, “Em tìm hiểu di sản” đến các trường học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đa dạng hóa các hoạt động phục vụ du khách như: Sưu tầm tư liệu, hiện vật, mở cửa căn hầm Cục Tác chiến; cải tạo cảnh quan khu vực Hậu Lâu, trồng các loại hoa theo mùa để thu hút du khách tới tham quan, chụp ảnh... Nhờ vậy, lượng khách tham quan Hoàng thành Thăng Long không ngừng tăng qua từng năm. Nếu như năm 2013 (bắt đầu bán vé tham quan) mới có khoảng 120.000 lượt khách, năm 2016 đón 245.321 lượt khách, thu phí 5,58 tỷ đồng thì đến năm 2019, lượng khách đến Hoàng thành Thăng Long đạt 517.476 lượt, thu phí hơn 10,5 tỷ đồng”.

Để tập trung cho công tác phát huy giá trị di sản, phát triển du lịch tại Hoàng thành Thăng Long, thời gian tới, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực để xây dựng thương hiệu điểm đến Di sản Hoàng thành Thăng Long giữa lòng Hà Nội ngàn năm văn hiến với các sản phẩm du lịch hấp dẫn như: Du lịch tâm linh, tham quan Hoàng thành về đêm, gắn kết tour Hoàng thành Thăng Long với khu vực hồ Hoàn Kiếm, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Quảng trường Ba Đình, Văn Miếu - Quốc Tử Giám; nghiên cứu phục dựng Lễ hội đèn Quảng Chiếu, các nghi lễ Hoàng cung gắn với trải nghiệm âm nhạc, ẩm thực, trang phục để khai thác, phục vụ du lịch.

Một “điểm sáng” khác của việc phát huy giá trị di sản ở Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long trong những năm qua là ứng dụng công nghệ hiện đại để xây dựng các sản phẩm, dịch vụ tiện ích như: Wifi miễn phí, thuyết minh tự động trên điện thoại thông minh, màn hình tương tác diễn giải lịch sử... nhằm đem đến cho du khách trải nghiệm thú vị, có tính tương tác cao. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu 3D về di tích, di vật, diễn giải các dấu tích kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long để phục vụ công tác nghiên cứu...

Với những giá trị nổi bật toàn cầu được hun đúc hơn 10 thế kỷ, cùng với những bài học quý trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long ngày càng khẳng định vị trí là một trong những Di sản văn hóa thế giới quan trọng và là điểm đến hấp dẫn của du lịch Thủ đô.

Linh Tâm/Theo NSHN

Thực hiện đồ án Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (tỷ lệ 1/500) đã được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ Xây dựng phê duyệt ngày 21-8-2015, UBND thành phố Hà Nội giao cho Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội triển khai Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, với tiêu chí Hoàng thành Thăng Long là “Một điểm đến văn hóa đặc sắc, một công viên di sản tươi đẹp giữa lòng Hà Nội”. Đây là một trong 52 công trình trọng điểm của Thành phố trong giai đoạn 2016 - 2020.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Ứng dụng giá trị nghệ thuật Tuồng trong đời sống đương đại

Ứng dụng giá trị nghệ thuật Tuồng trong đời sống đương đại

LNV - Sáng 25.11, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội và Nhà hát Tuồng Việt Nam tổ chức tọa đàm "Ứng dụng chất liệu tuồng trong đời sống đương đại".
(Hoàn Kiếm) Tưng bừng hoạt động chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam tại phố cổ Hà Nội

(Hoàn Kiếm) Tưng bừng hoạt động chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam tại phố cổ Hà Nội

LNV - Tối ngày 18/11, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.
( Long Biên) Ấn tượng khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023

( Long Biên) Ấn tượng khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023

LNV - Tối ngày 17/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023.
Quận Hoàn Kiếm: Gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Trung Yên

Quận Hoàn Kiếm: Gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Trung Yên

LNV - Sáng ngày 29/6/2023, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Trung Yên nhân kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023).
Quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Hà Vĩ

Quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Hà Vĩ

LNV – Sáng ngày 08/06/2023 UBND quận Hoàn Kiễm tổ chức lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Hà Vĩ (số 11 phố Hàng Hòm, phường Hàng Gai) chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023).
Nhà báo Bùi Xuân Vinh - một người trọn nghĩa vẹn tình

Nhà báo Bùi Xuân Vinh - một người trọn nghĩa vẹn tình

LNV - Tôi may mắn quen biết nhà báo Bùi Xuân Vinh đã trên 20 năm. Đó là hồi năm 2000, khi ấy tôi ra trường đã được mấy năm, đi làm vài tờ báo theo kiểu phóng viên không lương, tức cũng tham gia họp hành giao ban cơ quan, nhận đề tài như phóng viên, nhưng không có lương cứng, mà viết bài nào hưởng nhuận bút bài đó. Hồi đó khá phổ biến hình thức này.

Tin khác

Cốm xào - món ngon của mùa thu

Cốm xào - món ngon của mùa thu

LNV - Trong tâm tưởng của người Hà Nội, mùa thu bao giờ cũng gắn liền với cốm và những món ăn tinh tế từ món quà thu xanh như ngọc lưu ly này.
Dường như thu đã về phố

Dường như thu đã về phố

LNV - Không biết có phải tôi đã trót yêu Hà Nội như mối tình đầu se kết thành tơ thành tóc trong tâm hồn mà luôn vương vấn quấn níu từng mái nhà xám rêu như đứng đó từ ngàn năm trước, từng góc phố cổ bàng bạc không khí chợ “Hàng” mấy trăm năm qua, từng gánh hàng thong dong ngang phố như chưa bao giờ có năm có tháng đậu lại... Và khoảnh khắc giao mùa phố là những ngọt ngào đến xao xuyến tâm can, cho dù là gió nồm Nam hay cơn gió bấc, cho dù là cái nóng hầm hập hay những cơn mưa xối xả nghiêng trời lệch đất, cho dù là heo may man mác hay giông bão tan tác vạn vật trần gian...

Công bố kết quả cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội

LNV - Sáng 27/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội công bố kết quả Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội.
Hà Nội mùa thu trong ký ức tuổi thơ tôi

Hà Nội mùa thu trong ký ức tuổi thơ tôi

LNV - Đã bắt đầu có những cơn mưa ngâu lùi xa mùa ve rộn rã, đâu đây trời vẫn còn sót lại những vạt nắng vàng óng mật trên ô cỏ xanh mướt nơi Quảng trường Ba Đình, cơn gió se lạnh của mùa thu đã về. Lòng xao xuyến nhớ về Hà Nội xưa. Hà Nội vẫn đẹp từ những cái đã cũ…
Hương cốm Hà Nội

Hương cốm Hà Nội

LNV - Gió heo may đã về. Chẳng biết đã có cốm làng Vòng chưa? Thật lạ, trong tiết heo may nhè nhẹ, chỉ nghĩ đến cốm thôi dường như đã cảm nhận được vị thơm dịu dàng của sữa lúa nếp non ở đầu lưỡi. Cốm Vòng là thứ đặc biệt nhất trong mọi thứ quà của Hà Nội vì lúa nếp có cả hai vụ nhưng chỉ mỗi khi tiết hoa vàng, khi ngọn gió vàng heo hắt trở về thì người ta mới làm cốm. Cái mùi đồng quê thơm ngọt hương nếp cốm mùa lan tỏa theo chân những gánh hàng rong len lỏi ngõ ngách phố phường Hà Nội.
Phát động cuộc thi viết

Phát động cuộc thi viết ''Hà Nội trong tôi''

LNV - Hướng tới kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 2020), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức cuộc thi viết với chủ đề “Hà Nội trong tôi”.
Xẩm Hà Thành: sống dậy nghệ thuật dành cho đại chúng

Xẩm Hà Thành: sống dậy nghệ thuật dành cho đại chúng

Trong nghệ thuật âm nhạc truyền thống đất nước ta, có lẽ chỉ duy nhất Hát Xẩm được gọi với tư cách là một nghề. Nghề Hát Xẩm ra đời gắn với truyền thống nhân đạo, tương thân tương ái khát khao cuộc sống tốt đẹp vốn là truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội yêu cầu khẩn trương hoàn thành các dự án chỉnh trang đô thị

LNV - Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc bảo đảm công tác chỉnh trang đô thị phục vụ các sự kiện quan trọng, ngày lễ kỷ niệm trong năm 2020: Quốc khánh 2-9, 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội...
Triển lãm “Cách mạng tháng Tám - Mốc son lịch sử”

Triển lãm “Cách mạng tháng Tám - Mốc son lịch sử”

LNV - Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2020) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2020), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Cách mạng Tháng Tám – Mốc son lịch sử”.
Con đường bích họa dài nhất Thủ đô

Con đường bích họa dài nhất Thủ đô

LNV - Bức tường đê trên tuyến quốc lộ 32 từng xám màu thời gian nối cầu Phùng với xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ) giờ đây thu hút sự chú ý của nhiều người bởi những bức tranh nhiều màu sắc. Con đường bích họa được mệnh danh dài nhất Thủ đô này không chỉ cô đọng nét văn hóa đặc trưng của một miền quê mà còn tạo sắc diện mới cho nông thôn Phúc Thọ
Duyên dáng cầu Thê Húc

Duyên dáng cầu Thê Húc

LNV - Muốn ra đền Ngọc Sơn phải có thuyền nên năm 1865, Nguyễn Văn Siêu, một nhà thơ lớn của Hà Nội đã quyên tiền làm cầu bắc từ bờ ra đền Ngọc Sơn và đặt tên là Thê Húc (có nghĩa là giọt ánh sáng đậu lại). Cầu gồm 15 nhịp, 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi. Mặt cầu lát ván gỗ và sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc thếp vàng. Thê Húc mềm mại, duyên dáng như thiếu nữ, được coi là cây cầu đẹp nhất Hà Nội.
Hà Nội đạt giải thưởng Travelers’ Choice Adwards 2020

Hà Nội đạt giải thưởng Travelers’ Choice Adwards 2020

LNV - Hà Nội là một trong 5 địa điểm của Việt Nam vừa đoạt giải thưởng Travelers’ Choice Adwards 2020 (Giải thưởng do du khách bình chọn) của chuyên trang đánh giá du lịch và đặt phòng trực tuyến nổi tiếng thế giới TripAdvisor (Mỹ). 4 địa điểm cũng được giải thưởng này là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Quốc và Hội An là 5 địa điểm của Việt Nam.
Hùng tráng Quốc ca Việt Nam

Hùng tráng Quốc ca Việt Nam

LNV - Bài Tiến quân ca được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác cuối năm 1944 tại căn gác nhà số 171 phố Mongrand (nay là nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội) và được in lần đầu trên trang văn nghệ của báo Độc lập tháng 11-1944. Ngay từ khi mới ra đời, bài hát đã được đội ngũ chiến sĩ cách mạng nồng nhiệt đón nhận, sau đó trở thành bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh, góp phần quan trọng cổ vũ nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám.
Mở rộng không gian văn hóa phố Phùng Hưng

Mở rộng không gian văn hóa phố Phùng Hưng

LNV - Gần 1 năm sau khi mở thành công vòm cầu đầu tiên trên phố Phùng Hưng, Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội đang tiếp tục đục thông 5 vòm cầu liên tiếp. Đây cũng là bước đầu trong dự án cải tạo không gian vòm cầu dẫn lên cầu Long Biên, song song với đó là hoạt động thiết kế không gian bên trong vòm cầu nhằm tạo ra những không gian văn hóa mới tại Thủ đô.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

LNV - Ban Tổ chức các ngày lễ lớn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thông tin, Lễ hội Khèn Mông lần thứ IX năm 2024 sẽ được tổ chức trong hai ngày, từ 19 - 20/4 tới đây.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế h
Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

LNV - Vừa qua, Ban Thường vụ Huyện đoàn Thạch Hà (Hà Tĩnh) , Đoàn trường THPT Nguyễn Trung Thiên và xã Thạch Hải tổ chức ra quân vệ sinh môi trường bờ biển Thạch Hải với sự tham gia của hơn 400 đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động