Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

Nghệ An: Nông dân thời 4.0 bán cam nhờ livestream

LNV - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và để theo kịp xu thế bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Nghệ An đã chọn xã Đồng Thành (Yên Thành) phối hợp với doanh nghiệp đưa cam Vinh lên những sàn thương mại điện tử tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Thích nghi với cái mới

Ông Trịnh Xuân Giáo - chủ trang trại cam Đồng Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) chia sẻ với PV Báo Công Thương sau buổi livestream (phát sóng trực tiếp, một chức năng hỗ trợ bán hàng trực tuyến), dù thương hiệu cam Đồng Thành đã được nhiều người biết đến nhưng đây là lần đầu tiên các trang trại cam được tiếp cận với cách thức quảng bá bằng livestream trực tiếp. Từ chương trình này, nhiều hộ dân trồng cam hy vọng người tiêu dùng khắp nơi trên cả nước sẽ biết đến cam Vinh - cam Đồng Thành nhiều hơn.

Sáng 28/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Nghệ An phối hợp với UBND huyện Yên Thành và DN tổ chức livestream giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ cam Vinh. Chương trình được tổ chức trực tiếp tại vườn cam Thiên Sơn, xã Đồng Thành, Yên Thành, Nghệ An.


Hình thức livestream giới thiệu sản phẩm không còn xa lạ, khi mà thương mại điện tử ngày càng phổ biến với người kinh doanh thành thị, thậm chí nhiều nơi còn trở thành phương thức kinh doanh chủ yếu. Tuy nhiên, ở nông thôn, đây vẫn là sân chơi mới lạ.

Do tác động của dịch Covid-19 cùng với chi phí vận tải tăng cao nên các trang trại trồng cam cũng phải tìm kiếm các phương thức mới để bán hàng hiệu quả hơn. Khi được lựa chọn địa điểm tổ chức livestream kết nối, tiêu thụ cam Vinh, ông Giáo cùng các nhà vườn trồng cam ở xã Đồng Thành đều rất hào hứng. Điều họ mong muốn chính là thông qua kênh quảng bá, tiếp thị này mà người dân cả nước biết nhiều hơn đến thương hiệu cam Vinh. Họ luôn sẵn sàng mời người dân, khách hàng khắp nơi trong cả nước về vườn cam của mình để tham quan, kiểm chứng chất lượng sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Văn Nam, đây được xem là một giải pháp để quảng bá hình ảnh, chất lượng, giá trị của thương hiệu cam Vinh, từ đó nâng cao hình ảnh, vai trò, năng lực sản xuất các sản phẩm của tỉnh, tiến tới thúc đẩy phát triển công nghệ số và mở rộng giao dịch các mặt hàng nông nghiệp trên các sàn TMĐT.


Theo đại diện TT Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Nghệ An, ông Nguyễn Văn Nam - để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, trung tâm và doanh nghiệp đã kết hợp cùng nhau đưa các sản phẩm cam lên kênh bán hàng online, đưa sản phẩm đặc trưng vùng miền đến tay người tiêu dùng một cách dễ dàng hơn.

Qua chương trình này, đơn vị mong muốn định hướng cho các trang trại, nhà vườn và cơ sở sản xuất nông sản chủ động nghiên cứu nhu cầu thị trường, lựa chọn đúng loại hàng hóa mục tiêu, từng bước hiện đại hóa công tác sản xuất, ứng dụng công nghệ để quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất an toàn, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường. Đảm bảo nông sản được tiêu thụ trong chuỗi giá trị, đáp ứng được tiêu chuẩn trong nước và các nước nhập khẩu. Đặc biệt quan tâm, hướng dẫn sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn Global GAP, Organic, GMP…

Về ưu điểm, người bán và người mua có thể tương tác được với nhau, được trực tiếp nhìn sản phẩm một cách chân thực vì không thể chỉnh sửa, mang lại độ tin cậy cao. Một ưu điểm của hình thức này là người mua cảm thấy tin tưởng khi họ tận mắt nhìn thấy nguồn gốc của các sản phẩm mình định mua.

Cùng nông dân vào cuộc 'chuyển đổi số'

Đây là mùa đầu tiên nông dân Đồng Thành livestream bán cam, đánh dấu bước tiến về nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, tiêu thụ loại đặc sản này, mở hướng đi mới cho tiêu thụ nông sản của Nghệ An nói chung. Đó là buổi livestream vào sáng ngày 28/11 của trang trại cam Đồng Thành, thu hút khoảng hàng nghìn lượt xem. Livestream được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh, chất lượng, giá trị của thương hiệu cam Vinh đến người tiêu dùng trong và ngoài nước, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong kinh doanh các mặt hàng nông sản.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, các biện pháp giãn cách xã hội đã khiến người tiêu dùng khó có thể trực tiếp đi mua sắm, lựa chọn hàng hóa tại các địa điểm truyền thống như trước đây. Chính vì vậy, để có thể tiếp cận hiệu quả với người tiêu dùng, các doanh nghiệp và nông dân đã chọn phương thức ứng dụng thương mại điện tử để có thể giới thiệu và đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng một cách an toàn và hiệu quả nhất, kể cả thị trường nội địa và nước ngoài.

Đằng sau câu chuyện Livestream bán các mặt hàng đặc sản còn là việc kết nối, lan tỏa, tạo ra giá trị nông sản đặc trưng của từng vùng miền.


Ông Nguyễn Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành đánh giá, chương trình đã mang một "làn gió mới" về cách kinh doanh nông sản cho địa phương, nhất là trong bối cảnh Nghệ An còn khoảng hơn 60.000 tấn cam rộ mùa. Từ nay đến năm 2030, huyện Yên Thành sẽ mở rộng thêm diện tích trồng cam lên tới 700ha. Những năm nay, về phía chính quyền cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ các nhà vườn, trang trại xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Huyện cũng xây dựng và hoàn thiện quy hoạch cây có múi nói chung và cây cam nói riêng, từ đó xây dựng thành thương hiệu đặc trưng, được nhiều người biết đến.

Giống cam Xã Đoài lòng vàng chính thức du nhập vào địa bàn khoảng năm 2004, đến nay đã có khoảng 70 hộ dân tham gia trồng cam, với diện tích 130 ha, cho năng suất từ 20-25 tấn/ha. Dẫu vậy lâu nay người dân vẫn đang bán cam theo phương thức cũ nên gặp rất nhiều khó khăn, thông qua chương trình livestream trực tiếp nhằm quảng bá hình ảnh, chất lượng, giá trị của thương hiệu cam Vinh, cũng như cam Đồng Thành đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong kinh doanh các mặt hàng nông sản, ông Dương nói.

Giá cam tại vườn cam trên một số địa phương đang rất thấp, người nông dân bán tại vườn với mức giá 30.000- 40.000 đồng một kg. Do các chương trình giải cứu không đúng cách, càng đẩy mức giá tại vườn xuống còn 15.000, thậm chí là 20.000 đồng một kg. Nhiều chương trình hỗ trợ nông sản nổ ra với tinh thần tương thân tương ái, nhưng do các đội không hiểu rõ đặc tính sản phẩm và thị trường, thu mua hàng xô bao gồm cả hàng loại, xấu, vô tình tạo hiệu ứng ngược khi chất lượng sản phẩm đến người tiêu dùng không đảm bảo.

Chương trình cũng đang nghiên cứu một kế hoạch lâu dài cho việc ứng dụng livestream cho nông dân trực tiếp, Ông Nguyễn Văn Nam - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Nghệ An cho biết thêm, do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, cộng với việc thông thương hạn chế, Chương trình livestream kết nối tiêu thụ cam Vinh và đặc sản Nghệ An không ngoài mục đích hỗ trợ người dân, góp phần chuẩn hóa phương thức tiếp cận thị trường, và đón đầu xu thế giao dịch hàng hóa trên sàn thương mại điện tử. Sau khi được hướng dẫn, người dân có thể tự làm theo bằng cách quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch.

Hoàng Trinh
Báo Công thương

Nghệ An hiện có 4.735 ha cam, trong đó diện tích cho sản phẩm khoảng 3.450 ha, sản lượng cam thu hoạch năm 2021 ước đạt 60.000 tấn. Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Hợp tác xã, người sản xuất cam đầu tư áp dụng công nghệ cao, áp dụng VietGAP, GlobaGAP, bao bì, nhãn mác...đến nay, toàn tỉnh đã có 220 ha trồng cam áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt; hình thành được nhiều vùng sản xuất cam VietGAP, GlobalGAP, với trên 150 ha trồng cam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

LNV - Sáng ngày 16/4, Cục XTTM tổ chức thành công Lễ khai mạc Tuần lễ THQG 2024 và Diễn đàn quốc tế THQG Việt Nam 2024 theo hình thức hybrid (kết hợp trực tiếp và trực tuyến) tại Hà Nội, cùng với hoạt động bên lề là Triển lãm ảnh thành tựu THQG Việt Nam.
Ấn tượng  “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”

Ấn tượng “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”

LNV - Diễn ra trong 3 ngày cuối tuần (từ 5-7/4/2024), "Ngày hội văn hóa - du lịch Sa Pa tại Hà Nội" năm 2024 do UBND thị xã Sa Pa tổ chức đã chính thức khai mạc chiều 5/4 tại Vườn hoa Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), giới thiệu với du khách vẻ đẹp văn hóa đặc trưng của Sa Pa thông qua chuỗi các hoạt động, sự kiện đặc sắc.
Hà Nội: Hợp tác xã Đức Anh có 60 gian hàng tham gia “Chương trình xúc tiến thương mại, tuần văn hoá thiết kế sáng tạo quận Hoàng Mai năm 2023”

Hà Nội: Hợp tác xã Đức Anh có 60 gian hàng tham gia “Chương trình xúc tiến thương mại, tuần văn hoá thiết kế sáng tạo quận Hoàng Mai năm 2023”

LNV - Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập quận Hoàng Mai (25/11/2003-25/11/2023), UBND quận Hoàng Mai tổ chức “Chương trình xúc tiến thương mại, tuần văn hoá thiết kế sáng tạo quận Hoàng Mai năm 2023”. Được sự đồng ý cho phép của UBND quận, nhân dịp này, Hợp tác xã Đức Anh (Hà Nội) đã tổ chức trưng bày 60 gian hàng sinh vật cảnh, hàng thủ công mỹ nghệ tại Chương trình.
Sắp diễn ra “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023”

Sắp diễn ra “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023”

LNV - Từ 21-24/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023”, tại Trung tâm Thương mại AEON MALL quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
Thái Bình: Đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo

Thái Bình: Đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo

OVN - Hằng năm, tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) diễn ra 2 lễ hội. Đó là lễ hội mùa Xuân (ngày mồng 4 tháng Giêng Âm lịch) và lễ hội mùa Thu (tháng Chín Âm lịch). Tại Lễ hội chùa Keo mùa Thu 2023 tới đây, UBND huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) sẽ kết hợp tổ chức hội chợ quảng bá sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Đưa sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới khách hàng thủ đô

Hà Nội: Đưa sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới khách hàng thủ đô

LNV - Ngày 28/9, tại quận Hà Đông, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội tổ chức khai mạc “Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2023”.

Tin khác

Tăng cường xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề ở Thủ đô

Tăng cường xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề ở Thủ đô

LNV - Trong những tháng cuối năm 2023, Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng nông sản Việt Nam, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ  Việt Nam - ASEAN lần 1

Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ Việt Nam - ASEAN lần 1

LNV - Theo Tổng Giám đốc Công ty CP TCMN Gỗ Liên Minh, mặc dù được tổ chức lần đầu, nhưng Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ Việt Nam - ASEAN lần 1 (VIFA ASEAN 2023) thu hút gần 200 doanh nghiệp tham gia với 600 gian hàng trưng bày và hơn 2.000 khách quốc tế đăng ký tham quan. Hội chợ diễn ra từ ngày 29-8 đến 1-9-2023, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Chợ phiên OCOP Sơn La: Về miền nông sản

Chợ phiên OCOP Sơn La: Về miền nông sản

OVN - Nhằm xúc tiến thương mại và nâng cao năng lực số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương, Sơn La tổ chức Chợ phiên OCOP - Sơn La: Về miền nông sản.
Thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội vươn xa

Thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội vươn xa

LNV - Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) là kênh quảng bá hiệu quả, đưa các sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội vươn ra thị trường.
Chuyển đổi số nâng tầm sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chuyển đổi số nâng tầm sản phẩm OCOP Phú Thọ

LNV - Ngày 22/7/2023, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, MCN Kolin tổ chức chương trình tập huấn livestream bán hàng cho các chủ thể OCOP Phú Thọ với mục tiêu xúc tiến thương mại và nâng cao năng lực số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.
Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

LNV - Chiều 20/5, tại Nhà văn hoá tỉnh Bắc Kạn, T.Ư Đoàn và Tỉnh Đoàn Bắc Kạn tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số trong truyền thông quảng bá sản phẩm OCOP của thanh niên với chủ đề “Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP”.
Lễ hội Xoài Đồng Tháp

Lễ hội Xoài Đồng Tháp

LNV - Chiều 12-4, tỉnh Đồng Tháp họp báo công bố Lễ hội xoài năm 2023 với chủ đề: “Xoài Đồng Tháp - nâng tầm vị thế”, điểm nhấn của lễ hội là ứng dụng chuyển đổi số, tháo gỡ khó khăn cho nông dân. Lễ hội xoài Đồng Tháp 2023 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, chủ đề “Xoài Đồng Tháp - Nâng tầm vị thế”, diễn ra từ ngày 28-4 đến 1-5, tại quảng trường công viên Văn Miếu, phường 1, TP Cao Lãnh.
Thủ công mỹ nghệ Việt Nam được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xúc tiến tại MIDA 2023 (Italia)

Thủ công mỹ nghệ Việt Nam được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xúc tiến tại MIDA 2023 (Italia)

LNV - Khu gian hàng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu độc đáo của Việt Nam, là điểm nhấn thu hút đối với khách tham quan và đối tác ngay trong ngày đầu khai mạc Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế MIDA 2023 (25/4).
Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa khi liên kết doanh nghiệp Việt Nam với hệ thống phân phối nước ngoài

Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa khi liên kết doanh nghiệp Việt Nam với hệ thống phân phối nước ngoài

LNV - Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa khi liên kết doanh nghiệp Việt Nam với hệ thống phân phối nước ngoài Việc thúc đẩy doanh nghiệp Việt tham gia trực tiếp mạng phân phối nước ngoài góp phần đưa các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam tới tay hàng triệu người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối trải khắp trên toàn thế giới.
Thừa Thiên Huế: Thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề truyền thống vươn xa

Thừa Thiên Huế: Thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề truyền thống vươn xa

LNV - Với sự phát triển của công nghệ số, các làng nghề truyền thống của Thừa Thiên Huế có nhiều cơ hội để tiêu thụ sản phẩm thông qua thị trường thương mại điện tử.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa Quảng Ninh và TP Cần Thơ

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa Quảng Ninh và TP Cần Thơ

LNV - Ngày 6/4, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh và Sở Công Thương TP Cần Thơ tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, nông sản giữa tỉnh Quảng Ninh và TP Cần Thơ.
Thúc đẩy doanh nghiệp và HTX tỉnh Sơn La phát triển thương mại điện tử

Thúc đẩy doanh nghiệp và HTX tỉnh Sơn La phát triển thương mại điện tử

LNV - Ngày 4/4, tại tỉnh Sơn La, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với UBND thành phố Sơn La, Sở Công Thương tỉnh Sơn La, tổ chức chuỗi Hội nghị tập huấn về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, hiểu hơn về kỹ năng số và các sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Khai mạc Tuần lễ sản phẩm Thái Lan 2023 tại Quảng Ninh

Khai mạc Tuần lễ sản phẩm Thái Lan 2023 tại Quảng Ninh

LNV - Ngày 16/3, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh, Cục xúc tiến thương mại quốc tế Thái Lan đã tổ chức lễ khai mạc
Thái Bình: Chương trình OCOP nâng cao giá trị sản phẩm

Thái Bình: Chương trình OCOP nâng cao giá trị sản phẩm

LNV - Nhờ xác định đúng thế mạnh, đặc sản bánh cáy Thái Bình có sự phát triển mạnh mẽ. Không chỉ được chứng nhận là sản phẩm OCOP mà còn ngày càng tăng cao giá trị.
FTA: “Chìa khóa” cho xuất khẩu hàng hóa năm 2023

FTA: “Chìa khóa” cho xuất khẩu hàng hóa năm 2023

LNV - Trong vô vàn những khó khăn ở hầu khắp các thị trường, các hiệp định thương mại tự do (FTA) được kỳ vọng sẽ là chìa khóa để hoạt động xuất khẩu duy trì tăng trưởng trong năm 2023.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Thanh Hóa: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư

Thanh Hóa: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư

LNV – Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đã ký Quyết định số 1671/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới theo hướng thông minh

Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới theo hướng thông minh

LNV - Sau hơn 12 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới , diện mạo Tây Ninh đang ngày càng đổi mới, đi vào chiều sâu. Tỉnh xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Chi hội khoa học lịch sử quân sự thành phố Hải Phòng -  Đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố Cảng

Chi hội khoa học lịch sử quân sự thành phố Hải Phòng - Đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố Cảng

LNV - Chiều dài lịch sử của đất nước và thành phố Hải Phòng đó là lịch sử quá trình dựng nước và giữ nước; Hai nhiệm vụ dựng nước đi đôi với giữ nước, kháng chiến đi đôi với kiến quốc, xây dựng đi đôi với bảo vệ gắn bó chặt chẽ, quan hệ máu thịt, không tách rời tạo thành dòng chảy lịch sử oai hùng của đất nước và thành phố. Đặt trong tiến trình lịch sử ấy, thì nhiệm vụ của khoa học lịch sử quân sự là hết sức to lớn, nặng nề và có thể khẳng định rằng, đó là một nửa của khoa học lịch sử đất nước, thành phố.
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, Quảng Ninh đang có 417 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-5 sao. Đến nay, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp để chung tay cùng hội viên, nông dân xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP.
Từ đam mê thành thương hiệu  “MUỐI 92 CÀ PHÊ”

Từ đam mê thành thương hiệu “MUỐI 92 CÀ PHÊ”

LNV - Một lần được vợ rủ đi uống cà phê muối ở quê, chàng trai trẻ 9X Nguyễn Tấn Thành đã khởi nghiệp thành công với thương hiệu “MUỐI 92 CÀ PHÊ”. Hiện “MUỐI 92 CÀ PHÊ” đã có mặt ở Hà Nội, Đà Nẵng, T.P Hồ Chí Minh và hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước với hơn 300 chi nhánh cùng với sự phục vụ của gần nghìn nhân viên.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động