Độc đáo làng dầu lạc ở Nghệ An
Trước đây, người dân Nghệ An, Hà Tĩnh… phần đông dùng dầu lạc trong các bữa ăn thay vì dùng mỡ lợn hoặc dầu công nghiệp bán trong các cửa hàng, siêu thị. Nhưng khi dầu thực vật công nghiệp xuất hiện với giá thành hạ, mẫu mã bắt mắt, hệ thống kinh doanh bài bản khiến dầu lạc chỉ còn sản xuất cầm chừng, phục vụ cho người dân trong xã là chủ yếu. Khoảng hơn 15 năm trở lại đây, khi vấn đề chất lượng thực phẩm được người tiêu dùng quan tâm hơn thì dầu lạc lại trở thành mặt hàng được ưa thích. Sản phẩm mộc mạc, mang đậm chất quê này vừa ngon, không có chất bảo quản, để cả năm trời cũng không đổi màu, không lắng cặn. Hiện nay sản phẩm dầu lạc Hưng Xuân có mặt khắp mọi nơi từ Bắc vào Nam. Bên cạnh đó, các hộ dân còn làm dịch vụ xay xát ép dầu cho nhân dân ngoài xã và ngoài huyện.
“Nghề có lúc thăng, lúc trầm nhưng không bao giờ chúng tôi bỏ nghề. Đây là nghề truyền thống của cha ông truyền lại cũng là nguồn thu nhập chính đem lại cuộc sống khấm khá cho hầu hết người dân trong hai xóm”- anh Nguyễn Văn Thắng, chủ một cơ sở sản xuất tại xóm 10 nhận định.
Trước đây, làng quê này sản xuất dầu lạc bằng phương pháp thủ công. Từ công đoạn bóc vỏ, giã nhỏ, hông rồi ép lạc thành dầu đều làm bằng hai bàn tay của người dân quê. Giờ tất cả các khâu đều làm bằng máy móc nên sản phẩm “nhanh, nhiều, tốt, rẻ” hơn rất nhiều so với hồi làm thủ công, năng xuất không cao lại hao tổn sản phẩm.
Ở đây mỗi gia đình là một cơ sở sản xuất. Ngày mùa thì họ huy động hết anh em để sản xuất dầu lạc. Mỗi người đảm nhận một khâu. Người phụ trách máy xay, người theo dõi máy nghiền, người trông bếp hông.
Theo các chủ cơ sở sản xuất, để có dầu lạc chất lượng thì khâu hông lạc rất quan trọng. Đun sao cho lửa đỏ đều, và phải “tiếp lửa” liên tục từ 20- 30 phút thì lạc lúc xay nhuyễn mới chín nhừ, cho dầu tốt và màu vàng tươi. Còn theo kinh nghiệm của bà con xã Hưng Xuân, lạc được trồng trên vùng đất thịt thường cho nhiều dầu hơn. Và để dầu lạc khi nấu không có mùi hôi, nên để dầu nóng già rồi chế thêm hành hoặc tỏi; số lượng dùng cho một lần nấu thường ít hơn dầu thực vật công nghiệp vì dầu cạn sẽ nở ra và béo hơn khi đun nóng...
Đã bao năm người dân quê vùng ven sông Lam này ví dầu lạc như là “nguồn sữa” thứ hai nuôi lớn họ. Phần vì từ xưa từ người già đến trẻ nhỏ đều quen dùng dầu lạc mà không một loại dầu nào thay thế được. Phần vì dầu lạc là nguồn thu nhập chính - nguồn thu độc quyền, không phải bon chen với làng nghề khác. Trung bình mỗi ngày một cơ sở chế biến được hơn 100 kg hạt lạc, cho khoảng 30- 40 lít dầu, mỗi lít giá 80 ngàn đồng.
Hiện toàn xã có 45 hộ tham gia làm nghề, trong đó có 25 hộ làm chuyên nghiệp sản xuất quanh năm; chủ yếu tập trung ở xóm 10 (35 hộ), còn lại nằm rải rác ở 2 xóm 8 và 9. Nguyên liệu phục vụ cho làng nghề được thu mua ở các xã ven sông Lam có diện tích đất màu, đất bãi bồi lớn như xã Hưng Xá, Hưng Long của huyện Hưng Nguyên, xã Nam Cường của huyện Nam Đàn… Mỗi năm làng sản xuất khoảng 50.000 lít, năm 2015, giá trị sản xuất từ nghề đạt trên 4,5 tỷ đồng; mức thu nhập bình quân của lao động làm nghề đạt hơn 25 triệu đồng/người/năm.
Việc UBND tỉnh Nghệ An công nhận làng nghề sẽ giúp cho người dân có trách nhiệm hơn trong việc sản xuất dầu lạc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân và cải thiện hơn hạ tầng làng nghề.
PV
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chiếu cói làng Vũ Hạ và khát vọng nghĩa tình
15:03 | 25/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Xuyên - Đất làng nghề, tri ân đáp nghĩa
15:00 | 25/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Viết Thạnh gìn giữ và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ
09:38 | 25/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Một ngày ghé thăm làng bánh đa Dụ Đại
09:23 | 24/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Rạng danh phường đúc đồng
09:18 | 24/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lanh của người Mông trên Cao nguyên đá
14:41 | 23/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Giữ lửa làng nghề đúc đồng Lộng Thượng
09:03 | 23/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Gốm Chăm Bình Đức: Nơi Lưu Giữ Hồn Cốt Văn Hóa Chăm
19:19 | 22/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chùa gốm sứ độc đáo bậc nhất Việt Nam bên làng nghề nghìn năm tuổi: Vừa đẹp lạ, vừa linh thiêng kỳ bí
19:18 | 22/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An
09:40 | 21/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch
08:48 | 18/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0
08:48 | 18/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành
08:47 | 18/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nghề làm bún Đa Mai
13:47 | 17/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ
13:49 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ
13:48 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên
10:21 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen
10:07 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khai mạc triển lãm “Phát triển Hoàn Kiếm số - Văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc”
15:09 Tin tức

Chiếu cói làng Vũ Hạ và khát vọng nghĩa tình
15:03 Làng nghề, nghệ nhân

Nghiệm thu đề án “Đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất rượu sâm nam núi Dành”
15:03 Khuyến công

Phú Xuyên - Đất làng nghề, tri ân đáp nghĩa
15:00 Làng nghề, nghệ nhân

Phường Phú Thượng (Hà Nội): Phát triển kinh tế tư nhân từ các làng nghề
15:00 Tin tức