Ứng phó sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Các giải pháp “cứng” và “mềm”
Thực trạng tình hình sạt lở đất bờ sôngvùng Đồng bằng sông Cửu Long
Mùa mưa bão ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không chỉ mang đến nguy cơ ngập lụt mà còn gia tăng tình trạng sạt lở bờ sông. Ghi nhận của PV tại tỉnh Cà Mau, điểm Cực Nam Tổ Quốc với bờ biển dài hơn 254 km, là một trong những địa phương chịu tác động mạnh mẽ từ tình trạng sạt lở đất bờ biển. Theo báo cáo của UBND tỉnh, hiện có khoảng 91 km bờ biển ở địa phương bị sạt lở ở các mức độ khác nhau, trong đó khu vực bờ biển Tây chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với chiều dài lên tới 22 km.
Để ứng phó trước tình trạng sạt lở đất, dẫn đến xâm nhập mặn, nhiều địa phương miền Tây Nam Bộ đã triển khai song song nhiều công trình phòng thủ “cứng” kết hợp với các giải pháp “mềm” |
Để ứng phó tình trạng này, thời gian qua, UBND tỉnh đã phê duyệt các phương án bảo vệ đê điều, tập trung vào những khu vực trọng yếu và dễ ảnh hưởng nhất. Cùng với các công trình phòng chống sạt lở, tỉnh Cà Mau cũng triển khai nguyên tắc “04 tại chỗ” trong công tác phòng chống thiên tai, bao gồm lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ, nhằm nhanh chóng ứng phó khi có tình huống khẩn cấp. Đặc biệt, Chi cục Thủy lợi Cà Mau (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh) phân công cán bộ theo dõi tình hình thời tiết và sạt lở liên tục 24/24 để kịp thời cung cấp thông tin và hỗ trợ các quyết định chỉ đạo.
Tình trạng sạt lở đất bờ sông ở một số khu vực thuộc vùng ĐBSCL diễn biến phức tạp vào mùa mưa bão |
Mặc dù không phải địa phương giáp biển, tỉnh Long An vẫn đối mặt với tình trạng sạt lở đất. Từ năm 2015 đến nay, hơn 94 điểm sạt lở ghi nhận trên địa bàn tỉnh, với tổng chiều dài hơn 26.768 mét. Các khu vực sạt lở gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, nhà cửa và cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, tình trạng sạt lở và sụt lún tiếp tục diễn biến phức tạp. Trước vấn đề này, ngành nông nghiệp tỉnh Long An đã chủ động tham mưu UBND tỉnh đề xuất Trung ương hỗ trợ kinh phí đầu tư các công trình phòng chống sạt lở bờ sông, các công trình kè cùng nhiều biện pháp bảo vệ bờ sông trong năm qua.
Một công trình kè chống sạt lở bằng cọc bê tông |
Tại TP. Cần Thơ, tình trạng sạt lở bờ sông diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở khu vực huyện Phong Điền. Chính quyền địa phương hiện áp dụng việc trồng cây bần - một giải pháp “mềm” để tạo hàng rào phòng thủ, chống sạt lở. Ngoài ra, TP. Cần Thơ không bỏ qua các công trình “cứng” như kè bờ sông. Từ năm 2023, thành phố hoàn thành đầu tư hơn 06 km kè chống sạt lở dọc theo sông Cần Thơ và hơn 3km kè dọc sông Cái Sơn, rạch Mương Khai. Một số dự án khác như hệ thống cống ngăn triều và các trạm bơm cũng được triển khai, giúp giảm nguy cơ ngập lụt cho khu vực đô thị trung tâm.
Chuyên gia đề xuất gì?
Trao đổi với PV, PGS. TS Lê Hùng Anh, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Phó Chủ tịch Hội nước sạch Việt Nam cho biết: “Nguyên nhân chính gây sạt lở ở ĐBSCL hiện nay chủ yếu do nạn hút cát quá mức. Khi cát bị hút quá nhiều, lòng sông sẽ thay đổi, các khu vực xung quanh sẽ tự động bù đắp bằng cách đổ đất cát vào để cân bằng. Trước đây, với dòng chảy mạnh mẽ và nguồn phù sa dồi dào từ sông Mekong, quá trình bù đắp này diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay dòng chảy yếu đi và lượng phù sa ít hơn do tác động của thủy điện ở thượng nguồn và hồ tích nước đầu nguồn. Khi đó, lòng sông phải lấy đất cát từ hai bên bờ để bù vào các vị trí bị hút, khiến cho tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ở phía trên các khu vực khai thác”.
Theo chuyên gia, việc sử dụng thiếu hiệu quả nguồn nước ngọt là một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình sạt lở đất bờ sông |
Để hạn chế tình trạng này, PGS. TS Lê Hùng Anh khuyến nghị các địa phương cần tính toán trữ lượng cát cho phép khai thác và xác định rõ ranh giới các mỏ cát, nhằm tránh gây mất cân bằng hệ sinh thái. Sau khi cấp phép khai thác, việc theo dõi chặt chẽ các tàu hút và công suất hút cất là cần thiết. Cơ quan chức năng nên ưu tiên khai thác cát trong mùa lũ để bồi đắp, hạn chế chọn mùa khô khi tình trạng sạt lở dễ xảy ra. Bên cạnh đó, cần dự báo sớm những khu vực có nguy cơ sạt lở cao để sớm triển khai phương án di dời. Cuối cùng, việc xây dựng các quy chuẩn áp dụng cho việc sử dụng cát biển thay thế cát sông trong các công trình xây dựng là giải pháp quan trọng, góp phần giảm thiểu áp lực lên nguồn tài nguyên cát nước ngọt.
Trồng rừng chống sạt lở là một trong những biện pháp quan trọng giúp bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động của thiên tai, đặc biệt là sạt lở đất |
TS. Lê Xuân Sinh thuộc Phòng Hóa môi trường biển, Viện Tài nguyên và Môi trường biển cho rằng, sạt lở bờ sông ở ĐBSCL còn đến từ nhiều nguyên nhân. Bao gồm việc xây dựng thủy điện làm hạn chế nguồn nước lũ, dẫn đến thiếu bồi đắp phù sa và tăng xâm nhập mặn. Ngoài ra, quá trình lưu thông của các tàu lớn cũng gây sóng vỗ làm sạt lở đất gần bờ. “Ở một số địa phương, mô hình canh tác nông nghiệp truyền thống với lượng nước ngọt sử dụng chưa hiệu quả, dẫn đến phải tích trữ nguồn nước thiếu hụt, khiến nước biển xâm nhập vào sâu. Ngoài ra, các công trình, kè bờ hai bên sông cần nâng cao chất lượng kỹ thuật,” chuyên gia cho biết thêm.
Rừng phòng hộ ven biển Tân Thành (xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) |
Giải đáp thắc mắc của PV về giải pháp chống sạt lở ở khu vực hiện nay, TS. Lê Xuân Sinh quan ngại: “Mặc dù có nhiều giải pháp nhưng chủ yếu dừng lại ở mức kỹ thuật, chi phí lại cao. Khí hậu nắng nóng, nước băng tan, nước biển dâng,... hậu quả là khu vực ven biển miền Tây vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng nặng, dẫn đến hiện tượng sạt lở, xâm nhập mặn. Theo đó, trồng rừng ngập mặn dường như là cách thức hữu hiệu để tạo vành đai xanh bảo vệ và ứng phó trước tình trạng này”.
Tin liên quan
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 | 19/12/2024 Môi trường
Hướng phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
22:08 | 08/12/2024 Tin tức
Chương trình OCOP phát huy tiềm lực nghành, nghề nông thôn
13:17 | 09/05/2024 OCOP
Tin mới hơn
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 | 26/12/2024 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 | 26/12/2024 Tin tức
Ứng phó sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Các giải pháp “cứng” và “mềm”
20:29 | 26/12/2024 Tin tức
Xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ: Cơ hội và thách thức
20:29 | 26/12/2024 Tin tức
Tin khác
CHI BỘ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN: ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN
15:35 | 25/12/2024 Tin tức
Bình Định: giữ gìn nghề truyền thống hướng đến du lịch cộng đồng
08:49 | 25/12/2024 Tin tức
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024
10:56 | 23/12/2024 Tin tức
Tạp chí xác định được Vị thế Bản sắc và nâng Chất lượng
09:12 | 23/12/2024 Tin tức
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 | 20/12/2024 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 | 20/12/2024 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
13:54 | 18/12/2024 Tin tức
300 nghệ nhân, doanh nhân tham gia Liên hoan sinh vật cảnh Thủ đô năm 2024
10:27 | 18/12/2024 Tin tức
Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024
10:27 | 18/12/2024 Tin tức
Nâng tầm giá trị hạt muối thông qua Festival nghề muối Việt Nam 2025
10:22 | 18/12/2024 Tin tức
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
09:19 | 17/12/2024 Tin tức
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội thảo "Thực trạng phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Nam Định" – Khẳng định vai trò then chốt của của HTX trong các chuỗi giá trị nông sản.
15:00 | 15/12/2024 Tin tức
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức