Tuyên Quang: Tiềm năng phát triển thêm nhiều sản phẩm OCOP
Hiện nay huyện Hàm Yên đã có 5 sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu gồm: Cam sành Hàm Yên, vịt bầu Minh Hương, cá chiên đặc sản Thái Hòa, chè Tân Thái Dương 168, Đại bạch trà. Ngoài ra, huyện còn có 6 sản phẩm khác đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ gồm: Chè Bạch Xa, chè xanh làng Bát, gạo Minh Hương, trâu Hàm Yên, bưởi Đức Ninh. Ngoài ra, nhiều xã cũng đang hướng tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa đối với sản phẩm gà thiến Đèo Ẳng, xã Bình Xa; táo và thanh long xã Yên Phú, chè Khánh Hòa, xã Thái Hòa…
Cá Na Hang đã được công nhận nhãn hiệu hàng hóa là cơ sở để xây dựng sản phẩm OCOP.
Ông Ngô Minh Hòa, Bí thư Đảng ủy xã Minh Hương (Hàm Yên) cho biết, hiện nay, xã đã hoàn thiện hồ sơ để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với 2 sản phẩm là vịt bầu và gạo Minh Hương. Bên cạnh đó, xã cũng xây dựng kế hoạch để phấn đấu đưa sản phẩm chè Khánh Hòa thành nhãn hiệu vào năm 2021. Xác định đây là sản phẩm có tiềm năng trở thành sản phẩm OCOP nên từ 3 năm liên tiếp, xã đã thu hút 3 dự án hỗ trợ kỹ thuật và giống chè cho trên 100 hộ dân trồng chè chuyển đổi giống chè cũ sang trồng giống chè mới năng suất cao với diện tích 40 ha.
Huyện Yên Sơn hiện có 17 sản phẩm đã được công nhận nhãn hiệu hàng hóa. Đợt 1 năm 2020, huyện lựa chọn 10 sản phẩm để làm hồ sơ đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Ngoài ra, huyện đã hướng dẫn 6 chủ thể là hợp tác xã hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa để tham gia chương trình OCOP đối với một số sản phẩm khác như: Tơ tằm, măng khô Tân Long, cá đặc sản Chiêu Yên, rau an toàn Trung Môn, mật ong Hùng Lợi, trứng gà Bùi Hùng xã Mỹ Bằng…
Mật ong Tuyên Quang đang xây dựng trở thành sản phẩm OCOP.
Anh Bùi Hải Khánh, tổ trưởng tổ hợp tác chăn nuôi gà chất lượng cao xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) cho biết: phấn đấu đưa sản phẩm trứng gà sạch trở thành sản phẩm OCOP nên từ 2 năm trở lại đây, các thành viên trong tổ hợp tác đã cải tiến quy trình chăn nuôi gà thịt lấy trứng theo hướng chặt chẽ, an toàn sinh học. Đồng thời nâng cấp về quy mô, tổng đàn lên nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu cung cấp trứng ra thị trường. Quy trình chọn con giống, chế biến thức ăn và chọn gà mẹ đẻ trứng được áp dụng theo một quy trình nghiêm ngặt hơn trước đây. Hiện nay, tổ có 20 thành viên chăn nuôi gà thịt đẻ trứng với tổng đàn trên 1 nghìn con, mỗi tháng xuất bán ra thị trường trên 1 vạn quả trứng.
Theo ông Tạ Văn Tình, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Sơn, sở dĩ đến nay huyện xây dựng được nhiều nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa và xác định được các sản phẩm để tham gia chương trình OCOP là do huyện đã chủ động xác định được các sản phẩm có tiềm năng từ sớm để quan tâm đầu tư, thu hút các dự án, chương trình hỗ trợ khoa học kỹ thuật, vốn đối với các chủ thể. Từ đó họ có điều kiện để đổi mới quy trình sản xuất, thâm canh, nâng cao chất lượng, nâng tầm giá trị sản phẩm.
Chè Shan tuyết Hồng Thái (Na Hang) đã có nhãn hiệu hàng hóa, là cơ sở thuận lợi để xây dựng sản phẩm OCOP. Ảnh: Quốc Việt
Xã An Khang (TP Tuyên Quang) hiện có 2 sản phẩm đã được công nhận nhãn hiệu hàng hóa là Mật ong Tuyên Quang và gà đỏ Đồng Dầy. Hai sản phẩm này cũng đã hoàn thiện hồ sơ để được công nhận sản phẩm OCOP. Ngoài hai sản phẩm này, xã cũng đang tập trung xây dựng nhãn An Khang trở thành nhãn hiệu hàng hóa để từ đó tham gia chương trình OCOP.
Nhận diện và phát huy tiềm năng của mỗi sản phẩm để xây dựng thành sản phẩm OCOP là khâu quan trọng để mỗi địa phương chủ động, có lộ trình đầu tư, khuyến khích nhân dân tham gia chương trình, làm cho sản phẩm của mỗi địa phương ngày càng đa dạng, phong phú.
Bài Thủy Châu
ảnh Quốc Việt
Tin liên quan
Tin mới hơn
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP
09:21 | 09/12/2024 OCOP
Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn
09:19 | 09/12/2024 OCOP
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
13:55 | 06/12/2024 OCOP
Tin khác
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
13:53 | 06/12/2024 OCOP
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:11 | 05/12/2024 OCOP
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 | 04/12/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề
10:39 | 04/12/2024 OCOP
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 | 03/12/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
05:00 | 02/12/2024 OCOP
Sơn Tây: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP làng nghề
23:50 | 01/12/2024 OCOP
Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu
09:50 | 29/11/2024 OCOP
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 | 13/11/2024 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
14:56 | 11/11/2024 OCOP
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
14:20 | 06/11/2024 OCOP
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
08:47 | 05/11/2024 OCOP
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
10:32 | 04/11/2024 OCOP
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
14:27 | 31/10/2024 OCOP
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 Làng nghề, nghệ nhân
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 OCOP
Bắc Kạn: Nỗ lực của hương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 Nông thôn mới
Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 Sức khỏe - Đời sống
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 Nghiên cứu trao đổi