Tuyên Quang: Sức trẻ làm giàu quê hương Chiêm Hóa
Nghĩ là làm, anh bắt đầu thu mua dúi về nuôi. Do chưa hiểu rõ kỹ thuật cũng như đặc tính của dúi, 100 con giống nuôi 1 đến 2 tháng chết hết. Không nản chí, anh tiếp tục tìm hiểu và quyết định tìm đến các trại dúi thuần hóa ở các tỉnh để học hỏi. Với 30 cặp dúi giống ban đầu mua ở trại, sau 5 năm, đến nay, anh đã nhân đàn lên hơn 500 con, trong đó có 200 con giống bố mẹ. Cuối năm 2021, anh mở rộng mô hình kinh tế, xây dựng trại dúi thứ 2.
Anh Triệu Tiến Duân, đoàn viên xã Linh Phú chăm sóc đàn dúi.
Trại dúi của gia đình anh Duân hiện cung không đủ cầu. Anh bảo, nuôi con dúi tiết kiệm thời gian và chi phí thức ăn. Mỗi ngày chỉ cần cho ăn 1 lần. Thức ăn của chúng là tre, nứa, mía trồng xung quanh nhà. Ngoài ra anh còn trồng thêm cỏ voi, thân cây để nuôi dúi, ngọn anh tận dụng nuôi trâu, bò sinh sản. Với mô hình kinh tế này, anh Duân có nguồn thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng/năm. Trại dúi của gia đình anh là một trong những địa chỉ thường xuyên được các tập thể, cá nhân đến tham khảo, học tập.
Tại xã Kim Bình, một thanh niên được nhiều người biết đến thời gian gần đây với mô hình trồng dưa nhà màng là anh Lục Văn Thùy, sinh năm 1987. Trước khi trở thành một trong những ông chủ vườn dưa công nghệ cao, anh Thùy từng có 4 năm xuất khẩu lao động tại Ma-lai-xi-a. Với mong muốn thay đổi cuộc sống, khi trở về quê nhà, anh đã tìm hiểu mô hình nuôi thỏ xuất khẩu. Thời điểm cao nhất, trại thỏ anh có trên 200 thỏ giống và 1.000 con thỏ thịt. Trại thỏ đang trên đà phát triển, thu nhập ổn định thì dịch Covid-19 ập đến, dẫn tới thỏ không xuất được, bán rẻ như cho. Có thời điểm cho thỏ giống còn chẳng ai thèm lấy. Vậy là, trại thỏ của anh tan đàn từ đó.
Không dừng lại, anh Thùy tiếp tục góp vốn vào Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Kim Bình, với vai trò Phó giám đốc Hợp tác xã, phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, khởi đầu là trồng dưa nhà màng. Mô hình nhà màng của Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Kim Bình có diện tích 2.200 m2, bắt đầu đưa vào hoạt động lứa dưa Baby đầu tiên vào tháng 9 - 2021. Đến tháng 3 này bắt đầu cho thu hoạch quả. Hiện, vườn đã cho thu 2 lứa quả, bình quân mỗi lứa thu từ 3 đến 4 tạ dưa Baby. Sau lứa dưa Baby, Hợp tác xã đưa dưa lưới vào trồng. Mục tiêu trong năm nay, Hợp tác xã sẽ mở rộng diện tích trồng dưa trong nhà màng ít nhất 3.000 m2.
Đoàn viên Lục Văn Thùy (thứ 2 từ trái sang), xã Kim Bình chia sẻ kỹ thuật trồng dưa nhà màng cho ĐVTN trong xã.
Khi được hỏi lý do tại sao lại chọn phát triển mô hình kinh tế công nghệ cao, chi phí đầu tư lớn, trong khi thị trường chưa ổn định, chủ yếu bán lẻ ngoài. Anh Thùy cười bảo, mình mong muốn từ khởi sướng của những người trẻ tuổi sẽ góp phần nào đó làm thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp của người nông dân quê mình.
Trên địa bàn huyện Chiêm Hóa còn rất nhiều đoàn viên thanh niên với những câu chuyện khởi nghiệp như anh Duân, anh Thùy. Theo đồng chí Hà Thị Thảo, Bí thư Huyện đoàn Chiêm Hóa, phong trào thanh niên khởi nghiệp và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện trong thời gian qua khá mạnh mẽ. Hiện toàn huyện có hơn 90 mô hình phát triển kinh tế do đoàn viên thanh niên làm chủ. Chính sự mạnh dạn, không ngại khó, ngại khổ cùng những mô hình kinh tế hiệu quả này đã khuyến khích, tiếp thêm động lực cho các bạn trẻ khởi nghiệp. Đặc biệt, tình yêu, sự gắn bó với đồng ruộng, làng quê đã góp phần mở lối tư duy mới cho thanh niên trẻ về sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Bài, ảnh: Bàn Thanh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp
Tin khác

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp

Hải phòng: Tổng duyệt chương trình cho lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng - thành phố Anh hùng và lễ hội Hoa Phượng đỏ 2025
16:02 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Xã Mỹ Trinh chuyển mình mạnh mẽ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024
15:42 Nông thôn mới

Khai trương đoàn tàu “Hoa Phượng Đỏ” và công bố ga Hải Phòng là điểm du lịch
15:39 Tin tức

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
15:18 Văn hóa - Xã hội