Trường nghề vẫn "đói" người học
Đã bước qua cao điểm tuyển sinh, nhưng nhiều trường nghề ở TPHCM vẫn còn "đầy chỗ trống" khi thiếu người học.
Hàng loạt trường Trung cấp như Quốc tế Sài Gòn, Việt Á, Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh, Trung cấp Y dược Vạn Hạnh... việc tuyển sinh đều rất khó khăn, tuyển được 30% so với chỉ tiêu đã được xem là mức khá. Một số ngành không đủ lượng thí sinh tối thiểu để mở lớp.
Học viên khối ngành sức khỏe tại Trường trung cấp Quốc tế Sài Gòn.
Nói đến công tác tuyển sinh năm nay, ông Lê Hồng Việt, Trường Trung cấp Quốc tế Sài Gòn thở dài: "Không ổn một chút nào!". Đến nay, tất cả các phân hiệu của trường mới tuyển được gần 300 thí sinh trong 900 chỉ tiêu.
Ông Việt cho hay, khó tuyển nhất lại nằm ở ngành mũi nhọn, khối ngành về chăm sóc sức khỏe. Khối ngành này trường chỉ tuyển học sinh tốt nghiệp THPT, mà học sinh tốt nghiệp lớp 12 thì hầu hết chọn vào ĐH nên nguồn tuyển cho khối chuyên nghiệp rất ít.
Tại Trường Trung cấp Việt Khoa, ở hầu hết các ngành của trường đều không đạt chỉ tiêu tuyển sinh, Trường Trung cấp Y dược Vạn Hạnh chỉ chỉ tuyển được khoảng 30% chỉ tiêu tuyển sinh.
Khối trường CĐ cũng gặp khó khăn trong tuyển sinh khi ít nguồn tuyển, nhiều trường thí sinh đăng ký đông nhưng chỉ là con số ảo, đến khi nhập học thí lượng thí sinh rơi rụng dần.
Nhiều trường phải liên tục điều chỉnh các phương án tuyển sinh để phù hợp với nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, kéo dài thời hạn tuyển sinh... nhưng vẫn không ăn thua.
Thiếu nguồn tuyển
Là trường có tên tuổi, lại thiên về ngành kỹ thuật thu hút sự quan tâm, việc tuyển sinh không ngành nào rơi vào "ế ẩm" nhưng đến nay Trường CĐ Lý Tự Trọng vẫn chưa đạt chỉ tiêu tuyển sinh.
Trường đã rất nỗ lực trong việc tiếp cận sớm thí sinh, kết hợp với các doanh nghiệp trong đào tạo, tìm đầu ra... nhưng vấn đề nằm ngoài khả năng của trường nguồn tuyển cho khối giáo dục giáo dục nghề nghiệp eo hẹp.
Nhiều trường nghề số thí sinh nhập học ít hơn lượng hồ sơ đăng ký (Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn)
Tiến sĩ Phạm Hữu Lộc bày tỏ, trước đây muốn vào ĐH phải đạt điểm sàn, còn bây giờ, rất khó để trượt ĐH, tâm lý của người học vẫn muốn vào ĐH nên nguồn tuyển cho các trường nghề bị thu hẹp.
Nhiều trường ĐH tăng chỉ tiêu xét học bạ, thí sinh chỉ cần đỗ tốt nghiệp là đỗ nên người học "dạt" nhiều vào ĐH. Vậy nên, dù có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh học nghề nhưng đây vẫn chưa phải là ưu tiên trong lựa chọn của người học.
Theo ông Lê Hồng Việt, các trường nghề để có người học, chắc chắn phải tập trung phát triển ngành nghề, đảm bảo chất lượng đào tạo, kết nối với các cơ sở, doanh nghiệp ngay trong quá trình đào tạo, kết nối việc làm...
Thế nhưng, để phát huy được những lợi thế trên thì phải tùy thuộc vào công tác tuyển sinh. Việc này nhiều khi nằm ngoài khả năng của trường, có khi đành ngồi chờ.. .thay đổi nhận thức từ phụ huynh, người học.
"Theo tôi, cần có sự phân luồng tuyển sinh rõ ràng hơn. Qua đó, giúp phụ huynh, học sinh nhìn vào thực tế năng lực và nhu cầu xã hội để có sự định hướng từ đầu cho con. Người học cần chọn ngành, hiểu ngành, hiểu mình trước khi chọn bậc học, trường học", ông Việt bày tỏ.
Bài và ảnh: Hoài Nam
Dân trí
Tin liên quan
Tin mới hơn

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 | 14/07/2025 Đào tạo nghề

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 | 09/07/2025 Đào tạo nghề

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 | 04/07/2025 Đào tạo nghề

Bình Định chăm lo cho thế hệ trẻ vùng biển đảo Nhơn Châu
11:04 | 25/06/2025 Đào tạo nghề

Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số
09:18 | 12/06/2025 Đào tạo nghề

Bình Định đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn
09:38 | 27/05/2025 Đào tạo nghề
Tin khác

Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025
09:43 | 20/05/2025 Đào tạo nghề

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực
09:56 | 13/05/2025 Nông thôn mới

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp
14:30 | 24/04/2025 Đào tạo nghề

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%
10:51 | 14/04/2025 Đào tạo nghề

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định
09:29 | 05/03/2025 Đào tạo nghề

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú
11:19 | 28/02/2025 Văn hóa - Xã hội

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động
09:56 | 21/01/2025 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
10:24 | 18/12/2024 Đào tạo nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:20 | 09/12/2024 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
17:00 | 06/12/2024 Đào tạo nghề

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang
10:09 | 05/12/2024 Đào tạo nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:11 | 05/12/2024 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
14:04 | 04/12/2024 Đào tạo nghề

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
14:03 | 04/12/2024 Đào tạo nghề

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 | 22/11/2024 Đào tạo nghề

Chủ tịch nước Lương Cường dự và khai mạc kỳ họp lần thứ 3/2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC lll)
14:47 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị 20/CT-TTg: Quyết liệt giải quyết ô nhiễm môi trường
13:49 Môi trường

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ
13:49 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Nghệ An: nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới bền vững
13:49 Nông thôn mới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới
13:49 Tin tức