Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

'Trâu vàng' chộn rộn đón khách ở Làng nghề ngàn tuổi

LNV - Những ngày giáp Tết cổ truyền, làng Bát Tràng nhộn nhịp đón khách. Lượng khách đổ về tấp nập qua con đê từ cầu Long Biên, Chương Dương, cũng như các ngả dẫn tới Bát Tràng. Khách tới tham quan mua hàng thường chọn mua: độc bình, chậu trồng cây, lọ hoa, chén, thố, đĩa, bát… và đặc biệt là những chú trâu gốm dát vàng chào đón năm Tân Sửu.


Chú trâu bằng gốm dát vàng 24k.

Linh vật được tôn vinh ở làng nghề ngàn tuổi

Làng gốm sứ Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, cách nội thành Hà Nội hơn 10km. Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý. Khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp.

Đến Bạch Thổ phường thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) - nơi có nguồn nguyên liệu tốt để làm đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng.

Gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Các sản phẩm gốm Bát Tràng như: lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ... đã khẳng định được thương hiệu và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.

Để tạo ra được những sản phẩm gốm cao cấp, nghệ nhân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo, kỹ thuật cao. Trong đó, quan trọng nhất là khâu chọn đất, xử lý pha chế, tiếp đó là tạo hình, trang trí hoa văn, phủ men…

Trong văn hóa đại chúng, hình tượng con trâu phổ biến trong văn hóa phương Đông và gắn bó với cuộc sống người dân ở vùng Đông Nam Á và Nam Á, đặc biệt là trong văn hóa Việt Nam. Trong văn hóa phương Đông, trâu là một trong 12 con giáp gọi là (Sửu) ở vị trí thứ 2, đồng thời là gia súc đứng đầu lục súc (gồm trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn), trâu có vai trò cực kỳ quan trọng trong nông nghiệp lúa nước. Trâu là con vật dùng vào việc lễ tế thần thánh. Trong 12 cung hoàng đạo của phương Tây, có cung Kim Ngưu.

Từ khi được thuần hóa, trâu là một trong những con vật rất gần gũi với con người. Trong y học, nhiều bộ phận của con trâu có thể giúp bảo vệ sức khỏe con người. Trong quan niệm tôn giáo, đối với đạo Phật, con trâu cũng là một trong những con thú được nhắc đến (súc sanh). Hình ảnh con trâu siêng năng, cần cù gắn liền với lũy tre làng thể hiện một nét văn hóa Việt.

Hình ảnh con Trâu kéo cày trên ruộng đồng trồng lúa, hay con trâu đứng nằm gặm nhai cỏ trên bãi cỏ, cùng đầm mình trong vũng ao hồ nước là hình ảnh quen thuộc, gợi lên cảm giác thi vị thanh bình vùng miền quê Việt Nam. Con trâu là hình ảnh của bản chất hiền lành, cần cù của con người Việt, biểu tượng cho sức khỏe lực điền.

Trong tri thức về loài vật của người Việt thì tri thức về con trâu là có sớm nhất và đầy đủ nhất. Hình ảnh con trâu được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần từ hàng ngàn năm qua.

Thời kỳ Vua Hùng dựng nước, con trâu góp phần xây dựng căn bản cho nền văn minh nông nghiệp trồng cấy lúa mạ, đó cũng là hình ảnh ăn sâu vào đời sống trong dân gian Việt Nam miền thôn quê đồng ruộng. Tượng trâu bằng đất nung được giới khảo cổ học tìm thấy trong di chỉ Đồng Đậu cách đây hơn ba ngàn năm.

Trên mặt trống đồng Bắc Lý (Hiệp Hòa) còn chạm khắc hình ảnh hội đâm trâu của người Việt cổ, ở buổi đầu dựng nước có nhiều tượng trâu ở di chỉ Đình Chàng. Truyền thuyết của thời kỳ thần thoại ở Việt Nam có sự tích hồ Trâu Vàng - hồ Tây (Hà Nội). Theo huyền sử ngày xưa Đinh Bộ Lĩnh thuở để tóc ba chỏm đã cùng đám trẻ chăn trâu trong vùng Hoa Lư cưỡi trâu rước cờ lau tập trận. Đây là một vị vua xuất thân từ hình ảnh chú bé mục đồng.

Chính vì vậy, năm Tân Sửu, các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đặc biệt kỳ công tạo nên những chú trâu ngộ nghĩnh. Tượng trâu vàng được thể hiện khá đa dạng dưới nhiều tư thế và ở nhiều bộ môn khác nhau như cầu lông, bóng đá, bóng bàn, chú bé thổi sáo trên lưng trâu...

Có những loại tượng trâu chỉ đơn thuần là đồ vật trang trí, có những loại tượng lại kiêm thêm cả chức năng của lọ hoa, lọ tăm, gạt tàn... Và cũng tuỳ vào khả năng sáng tạo và khéo léo của từng gia đình mà tượng những chú trâu vàng được thể hiện sinh động và hóm hỉnh khác nhau.


Những chú trâu gốm ngộ nghĩnh tại làng nghề Bát Tràng.


Ngoài loại tượng trâu vàng được đúc khuôn hàng loạt còn có tượng trâu vàng được làm thủ công bằng tay với độ tinh xảo và sinh động cao hơn, với nhiều tư thế khá ngộ nghĩnh. Giá làm tượng trâu bằng tay cũng thường cao gấp đôi hoặc gấp ba loại tượng trâu vàng đúc khuôn.

Háo hức đón “trâu vàng” về nhà đón Tết

Những ngày giáp Tết cổ truyền, khách tới tham quan mua hàng không chỉ đến từ trung tâm nội đô, mà còn tới từ nhiều tỉnh, thành tới Bát Tràng để mua những sản phẩm gốm sứ về dùng hoặc tặng bạn bè, người thân. Bà Thu Minh, 63 tuổi (Đống Đa, Hà Nội) cho hay: “Năm nay là năm Tân Sửu, tôi cùng bạn đồng nghiệp sang làng nghề ngàn năm tuổi để mua những chú trâu “madein Bát Tràng” làm quà tặng cho nhân viên cơ quan nhân dịp năm mới”.

Trong lò gốm nghệ nhân Đ. Anh, cơ man trâu gốm được xếp đầy trên các giá treo hay bày la liệt tại nền nhà. Lò trâu gốm có rất nhiều chủng loại trâu. Mỗi sản phẩm trâu gốm có giá từ 40 - 800 nghìn đồng/ tùy loại, kích cỡ.

Mỗi chú trâu đều có khuôn mặt, hình dáng khác nhau nhưng đều toát lên vẻ hiền lành, chăm chỉ, đáng yêu. Tượng trâu gốm sứ đường nét chi tiết sắc xảo, men màu nâu vàng trong sáng, long lanh như hổ phách. Màu chủ đạo của những sản phẩm này đều là sắc nâu nhạt hoặc đậm thẫm đẫm màu quê hương đong đầy không khí Tết cổ truyền.

Tượng trâu cũng là một sản phẩm thuộc dòng tượng linh vật phong thủy và thường được lựa chọn đặt trên bàn làm việc hoặc bàn trà với ý nghĩa nhắc nhở làm việc chăm chỉ. Trâu nằm tượng trưng cho sự thanh nhàn, an nhiên, thư thái trong công việc. Nó là biểu tượng cho sự phú quý, cát tường bởi tính cách con trâu là chịu thương, chịu khó, chăm chỉ làm việc. Bày trí tượng trâu giúp hội tụ phúc khí xung quanh, sự nghiệp nhanh chóng thành công và phát đạt.

Đặc biệt, năm nay là năm trâu vàng nên một số nghệ nhân đã sản xuất trâu gốm… dát vàng. Để dát vàng được lên trâu đất thì những chỗ cần dát vàng không được tráng men lên khu vực đó. Nghệ nhân dát vàng sẽ phải đánh giấy ráp rồi quét sơn lên khu vực cần dát. Sau đó, nghệ nhân sẽ thực hiện công đoạn dát vàng 9999.

Những chú trâu này được sản xuất tỉ mẩn đòi hỏi thời gian, công sức, tay nghề cao nên không thể sản xuất đại trà. Giá trâu vàng khá đắt khoảng một vài triệu thậm chí vài chục triệu đồng/ con tùy kích cỡ. Trâu vàng tượng trưng cho mong muốn có sức khỏe dồi dào, tinh thần sung mãn để “cày cuốc”, mang tài lộc và thịnh vượng trong năm mới 2021.

Theo các nghệ nhân làng gốm thì để sản phẩm gốm nói chung, trâu gốm nói riêng chất lượng tốt thì phải theo quy trình: xử lý, pha chế đất dẻo rồi cho vào máy xay nhuyễn như bột, sau đó đổ vào khuôn, để 10-15 phút rồi đem ra phơi hai nắng.

Phơi xong, các chú trâu được đưa vào lò sấy rồi đưa ra chuốt. Công đoạn vẽ, làm men đòi hỏi sự tỉ mẩn. Các chú trâu lại được đưa vào lò với nhiệt độ khoảng 1180- 1200 độ với 13 - 14 tiếng. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”. Mỗi lò gốm đều có một “bí kíp” riêng để tạo nên men bóng.

Nhu cầu tiêu thụ trâu gốm cao. Trung bình mỗi ngày, mỗi lò gốm tiêu thụ 1500-2000 con. Làm đến đâu, khách mua buôn, khách lẻ mua hết đến đó. Lò gốm anh Đ. Anh và các lò gốm khác như: N. Ánh, T. Hương… phải thuê thêm người làm. Khách đông tới mức không kịp có thời giờ để ăn trưa, vì thế ai ngơi tay lúc nào thì tranh thủ ăn lúc đó. Những ngày giáp Tết này, họ hầu như ăn bánh mì, xôi cho tiện.

Không chỉ bán cho những du khách mua trâu gốm về làm quà tặng, lưu niệm, các nghệ nhân Bát Tràng còn nhận đơn đặt hàng của các nhà vườn trồng quất cảnh ở Hà Nội, Hưng Yên. Bên cạnh những chậu quất truyền thống, các nghệ nhân trồng quất tại đây đã tung ra thị trường mẫu độc đáo: Trâu vàng đủ hình dáng, kích cỡ, màu sắc, “cõng” trên lưng những cây quất bonsai thế đẹp, độc lạ phục vụ khách. Theo một số chủ nhà vườn, năm nay những chậu trâu gốm nhuộm sắc vàng nhũ chở quất mang đến nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Những chú “trâu vàng” mang trên lưng cây quất cảnh đủ các dáng, thế độc đáo, giá lên đến hàng chục triệu được các chủ vườn ở Hà Nội trưng bày, sẵn sàng phục vụ nhu cầu thị trường trong dịp Tết Tân Sửu.

Con đường làng Bát Tràng dường như chật hẹp hơn bởi các ô tô con, ô tô tải loại nhỏ chất hàng đầy ăm ắp nối đuôi nhau ngược xuôi hối hả. Ngoài ra, còn có các ô tô du lịch chuyên chở những vị khách phương xa. Theo ước tính, mỗi ngày vào xuân làng nghề Bát Tràng đón khoảng 200 – 400 khách tham quan, mua sắm.

Trước thềm năm mới, những du khách đến tham quan làng nghề, chọn mua những món đồ tinh tế, chất lượng do chính người dân bản địa làm ra. Thú vị hơn, du khách được nghe những lời giới thiệu của họ về sự phát triển làng nghề gốm sứ cũng như việc bảo tồn, giữ gìn làng nghề ngàn tuổi.

Xuân Tân Sửu đang rộn ràng…

Theo Báo pháp luật

Tin liên quan

Tin mới hơn

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

LNV - Thời gian qua, An Giang đã ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, các làng nghề, làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững.
Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

LNV - Từ ngày 11/7/2024 đến hết ngày 15/7/2024; Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Sản phảm OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định được tổ chức tại Công viên Thiếu nhi tỉnh Thành phố Quy Nhơn. Đến tham dự hội chợ có trên 100 gian hàng với nhiều tỉnh tham gia. Đặc biệt, gian hàng của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên được nhiều người dân và du khách quan tâm .
Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

LNV - Trái ngược với hình ảnh quen thuộc của những đồi cà phê bạt ngàn, làng nghề miến Chi Lăng thuộc phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) giờ đây nơi đây lại nhộn nhịp với những hoạt động sản xuất miến khô tấp nập, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm-Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề làm trống Bắc Thai nổi tiếng và được biết đến như một sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh. Nghề làm trống đã gắn bó với người dân nơi đây khoảng 100 năm, dù trải qua nhiều khó khăn, nơi đây vẫn giữ nghề như một nét văn hóa riêng.
Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

LNV - Cái nghề cha truyền con nối ấy cứ thế tồn tại, qua lúc thịnh lúc suy nhưng dường như người làng rèn này chưa một ngày dừng tay búa, chưa một ngày dừng thổi lửa. Sắt và thép cứ thế được tôi luyện để ra thành phẩm phục vụ mọi người.

Tin khác

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

LNV - Tận dụng nguồn đất đai, lao động, và nguồn mây tre dồi dào ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình), HTX mây tre đan Vân Sơn đã kết hợp nhuần nhuyễn với ứng dụng khoa học công nghệ để đưa mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường.
Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

LNV - Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Minh Châu được gọi với cái tên là "xã đảo" nằm giữa Sông Hồng thuộc địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội). Khó khăn trở ngại lớn nhất của người dân nơi đây là đi lại sinh hoạt từ xã về huyện, nhất là trong các mùa mưa bão, lũ lụt, phải sử dụng thuyền, đò.
Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

LNV - Sáng 5-7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tại làng nghề trên địa bàn thành phố.
Người đam mê với điêu khắc gốm

Người đam mê với điêu khắc gốm

LNV - Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ, sinh năm 1984, tại Giang Cao, xã Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) và hiện đang là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề. Trong Luật Thủ đô mới được Quốc hội thông qua đã có nhiều điều, khoản thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.
Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

LNV - Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/7/2024, trong đó chương trình giới thiệu nghệ thuật ẩm thực cá ngừ đại dương gắn với Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Hội chợ OCOP, Làng nghề tỉnh Bình Định là điểm nhấn tạo sự khác biệt để thu hút du khách mọi miền đất nước hội tụ về Bình Định.
Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy (sinh năm 1979), sinh ra và lớn lên tại làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng. Gia đình anh có 3 thế hệ làm nghề đúc nơi đây. Hiện anh làm Giám đốc Công ty TNHH MTV BK (trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng),
Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Nghi nức tiếng trong vùng bởi có "đôi tay vàng".
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

LNV - Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn là một trong 5 làng nghề được tỉnh Bình Định lựa chọn để tập trung hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2023-2025 trở thành điểm du lịch làng nghề.
Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

LNV - Sáng 27/6, tại quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của Hội LHPN 15 quận huyện, đại diện các nghệ nhân, làng nghề truyền thống…
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Sở NN&PTNT vừa phối hợp UBND huyện Đồng Xuân, Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở VHTT&DL), Công ty TNHH Du hành Đại Hữu, Trường phổ thông Duy Tân tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình để gắn với phát triển du lịch cộng đồng nông thôn tại khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động