Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
Gái nào thảo bằng gái Tân Châu
Tháng ngày dệt lụa trồng dâu
Thờ cha, nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn"
Những vần thơ khắc khoải gợi cho chúng ta nhớ về một thời gian dài hơn trăm năm vang danh, được ví như thời hoàng kim của thiên đường tơ lụa Tân Châu. Cũng chính nơi đây đã sáng tạo nên lãnh Mỹ A nổi tiếng. Qua các tư liệu nghiên cứu, từ thế kỷ XIX, vùng đất Tân Châu gắn liền với cây dâu, con tằm và nghề dệt lụa. Vào những năm 1920, làng Long Hưng (nay là phường Long Châu, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) lúc đó dân cư còn thưa thớt nhưng hầu hết đều sống bằng nghề tơ lụa; nhà nhà, người người trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa…; Thu nhập chính của người dân lúc bấy giờ là từ tơ lụa. Cho đến năm 1940, Tân Châu đã trở thành trung tâm tơ lụa lớn nhất Nam Kỳ Lục Tỉnh và đã hình thành “con đường tơ lụa” đầy huyền thoại.
Ở vùng đất An Giang, người ta trồng dâu từ những bãi đất cát pha ven sông vào sâu trong đồng ruộng. Cả một triền đất trải dài là một màu xanh bất tận, nối tiếp từ làng này qua làng khác. Có những năm, ruộng dâu trồng đến hơn 10.000 hecta, trải dài từ Tân Châu, Chợ Mới đến tận biên giới Campuchia mới đủ cung cấp cho tằm ăn. Điều đặc biệt là khi hái dâu để nuôi tằm, người dân không hái từng lá mà chặt sát gốc, sau đó gom thành từng bó lớn rồi chở về.
Từ khi bắt đầu nuôi tới lúc “tằm ăn lên” là cả một giai đoạn chăm sóc tỉ mỉ, kỳ công của người dân bởi gần như lúc nào họ cũng phải túc trực bên nong và bộ ván xắt dâu. Cho tới khi tằm chín mọng, kết lại thành những kén vàng ươm, người ta mới đưa lên “bủa” giăng tơ. Sau ươm tơ, người ta tháo tơ thô từ các bó để se lại thành sợi to rồi dệt lại thành những tấm lụa. Thời kỳ đầu của nghề ươm tơ, dệt lụa ở Tân Châu, người ta dệt lụa theo khung dệt cổ. Khổ vải dệt ra chỉ rộng khoảng bốn tấc, khi may quần áo phải nối vải nên không đẹp. Dần dần, làng nghề tạo ra khung dệt khổ 8 tấc, rồi 9 tấc, đồng thời nghiên cứu làm cho lụa đẹp hơn, bền hơn với nhiều hoa văn tinh xảo như: cẩm tự, hoa dâu, hoa cúc, mặt võng, mặt đệm…
Những công đoạn dệt, nhuộm độc đáo
Lụa được dệt xong sẽ nhuộm màu bằng trái mặc nưa. Đây là kỹ thuật phát kiến độc đáo nhất của người làng nghề xưa làm cho lụa Tân Châu đen tuyền, óng ả. Nhưng cho đến bây giờ, không ai biết chính xác người nào đã tìm ra cách nhuộm này. Chỉ biết rằng hồi đó, mỗi năm người làng nghề phải qua Campuchia mua hàng trăm tấn trái mặc nưa mới đủ dùng. Sau này, người Việt trồng thử thấy được nên trồng nhiều đến ngày nay.
Cây mặc nưa là loại cây gỗ có màu đen, lá mỏng, chùm quả tròn trĩnh gần giống như quả nhãn. Quả mặc nưa sau khi thu hái được phân loại lớn nhỏ khác nhau. Thông thường người ta sẽ chọn quả to và xanh, loại bỏ những quả chín vì không còn nhựa nữa. Sau đó đem giã nát bằng cối đá hoặc nghiền bằng máy và hoà vào nước tạo thành dung dịch có màu vàng sánh rất đẹp, khi tiếp xúc với không khí và nhiệt độ, màu này sẽ chuyển sang màu đen. Trung bình, để nhuộm một cây lụa 10m phải cần 50kg trái mặc nưa. Vì thế, có thể nói, nguyên liệu dùng để nhuộm lụa Tân Châu hoàn toàn là nguyên liệu tự nhiên, không hề có phẩm màu hay hóa chất.
Công đoạn nhuộm lụa được xem là quan trọng và kỳ công bởi lụa không chỉ nhúng một lần mà thậm chí phải nhúng hàng trăm lần để từng sợi tơ được thấm sâu, thấm đều, sau đó mang ra phơi. Khi phơi phải xem trời nắng tốt để phơi được 4 nắng. Quá trình vừa nhúng, vừa phơi, lụa phơi hàng hàng, trải dài trên mặt đất trông rất đẹp và vui mắt. Thời gian nhuộm và phơi mất khoảng 40 - 45 ngày. Thành quả làm ra là những thước lụa tuyệt đẹp, lóng lánh một màu đen đặc biệt.
Bảo tồn, phát huy nghề truyền thống
Trải qua hàng trăm năm tuổi, làng lụa Tân Châu và lụa lãnh Mỹ A đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn vươn ra thế giới. Trước đây, sản phẩm tơ lụa Tân Châu làm đến đâu thì tiêu thụ hết đến đó. Tuy nhiên, trải qua thời gian, nghề nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa ở Tân Châu cũng dần mai một, như sự biết mất của cây mặc nưa – bí quyết để cho ra những tấm lụa lãnh Mỹ A “trứ danh” nơi vùng đất Tân Châu.
Bà Lê Thị Kiều Hạnh, chủ cơ sở dệt nhuộm Hồng Ngọc (ở phường Long Châu, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang), là thế hệ thứ 3 gắn bó với nghề lụa ở thị xã Tân Châu cho biết: Do phải mất nhiều thời gian và công sức để làm ra những thước lụa Tân Châu nên giá cả của một thước lụa cũng khá đắt. Chính vì vậy, vào khoảng những năm 60, sản phẩm này dường như không thích hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, hơn nữa, do màu sắc còn đơn điệu nên cũng rất “kén” thị trường nước ngoài, từ đó nghề làm lụa truyền thống cũng dần bị mai một.
Năm 2004, 2005, nhà tạo mẫu, thiết kế thời trang Võ Việt Chung đã dựa trên chất liệu lụa lãnh Mỹ A làm nên các bộ thiết kế trang phục trình diễn tại tuần lễ thời trang quốc tế ở Kuala Lumpur (Malaysia) và bộ sưu tập “Sự hồi sinh” tại Tuần lễ thời trang châu Âu ở Berlin (Đức). Năm 2014, quốc tế đã chú ý đến lụa lãnh Mỹ A khi ông Võ Việt Chung đưa bộ thời trang làm bằng lãnh Mỹ A với tên gọi “Huê khôi xứ Nam kỳ” trình diễn tại Mỹ. Từ đó, nhiều du khách quốc tế khi đến thị xã Tân Châu đều ghé các cơ sở dệt lụa lãnh Mỹ A để tìm hiểu và mua cho mình một tấm lụa lãnh Mỹ A làm quà.
Hiện một mét lụa lãnh Mỹ A có giá hơn một triệu đồng, một cái áo làm bằng lụa lãnh Mỹ A giá 1,5 triệu đồng, một chiếc khăn choàng bằng lụa lãnh Mỹ A giá 1,2 triệu đồng… Đúng chuẩn lụa lãnh Mỹ A thì màu đen tuyền gồm đen trơn và đen bông.
“Hiện nay, nhiều khách hàng ở nước ngoài, nhất là Hồng Kông đặt số lượng lớn lụa lãnh Mỹ A, nhưng chúng tôi chưa dám nhận vì thiếu nguồn mặc nưa. Cây mặc nưa chỉ cho trái vào khoảngtháng 5 và 6 âm lịch nên phải chờ nguyên liệu…”, ông Nguyễn Văn Long, chủ cơ sở dệt Lãnh Mỹ A – Tám Lăng chia sẻ.
Theo chủ cơ sở dệt lãnh Mỹ A – Tám Lăng, thợ làm nghề lụa lãnh Mỹ A phải có đam mê mới tạo ra những tấm lụa truyền thống đẹp, chinh phục những khách hàng khó tính nhất.
Trải qua bao nhiêu khó khăn, nhưng người thợ dệt ở xứ lụa Tân Châu vẫn tiếp tục dệt nên những tấm lụa Lãnh Mỹ A nổi tiếng. Để bảo tồn và phát huy nghề truyền dệt lụa truyền thống ở thị xã Tân Châu, năm 2006 UBND tỉnh An Giang đã công nhận làng nghề truyền thống – Làng nghề tơ lụa Tân Châu với tổng số 938 hộ, trong đó có 243 hộ có người tham gia làm nghề. Sản phẩm chính của làng nghề là tơ se, nylon, gấm và lụa lãnh Mỹ A, thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước.
Ông Nguyễn Anh Phương, Phó Phòng Kinh tế thị xã Tân Châu (An Giang) cho biết, làng nghề tơ lụa Tân Châu hiện còn khoảng 190 lao động. Các cơ sở có hoạt động phục vụ khách du lịch nước ngoài như cơ sở dệt lụa Hồng Ngọc, Tám Lăng... Ước sản lượng lụa lãnh Mỹ A hàng năm khoảng 3.500m và khoảng 2.000m lụa màu...
Tin liên quan
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội chợ làng nghề lần thứ 20 năm 2024
09:26 | 25/10/2024 Xúc tiến thương mại
Tin mới hơn
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 | 29/10/2024 Tin tức
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ
11:19 Tin tức
Tuyên Quang: Khuyến công đồng hành cùng cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số
10:59 Khuyến công
Khuyến công Lâm Đồng: Phối hợp với doanh nghiệp hoàn thành đề án đúng tiến độ
10:59 Khuyến công
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu
10:58 Nông thôn mới
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 Văn hóa - Xã hội