Tín hiệu vui từ xuất khẩu
![]() |
Sơ chế quế xuất khẩu tại huyện Văn Yên. |
Sự phục hồi và tăng tốc rõ rệt của sản xuất công nghiệp, nhất là trong các lĩnh vực có định hướng xuất khẩu như chế biến gỗ, may mặc, chế biến nông sản, đã trực tiếp làm tăng khối lượng, giá trị hàng hóa cung ứng cho thị trường quốc tế.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Yên Bái trong giai đoạn này bao gồm: sản phẩm gỗ chế biến, nông sản (như: quế, chè, tinh bột sắn, măng chế biến, sản phẩm hồi) và khoáng sản đã qua chế biến sâu. Trong đó, huyện Trấn Yên nổi lên như một điểm sáng với nhiều mặt hàng nông - lâm sản phục vụ xuất khẩu, đóng góp đáng kể vào kim ngạch chung của tỉnh, với tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 19,38 triệu USD.
Bên cạnh đó, nông lâm sản và các sản phẩm chế biến từ nông - lâm nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ quan trọng. Tỉnh đang đẩy mạnh các giải pháp chiến lược để nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh, như mục tiêu truy xuất nguồn gốc cho ít nhất 10 nhóm sản phẩm nông lâm, thủy sản và thực phẩm chủ lực đến năm 2025 và tích cực quảng bá sản phẩm OCOP có tiềm năng xuất khẩu.
Điều này cho thấy, sự chuyển dịch từ xuất khẩu thô sang các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế. Ngoài ra, các mặt hàng công nghiệp chế tạo và khoáng sản chế biến cũng góp phần quan trọng.
Sự tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng của Yên Bái là kết quả của sự cộng hưởng nhiều yếu tố. Sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế sau giai đoạn khó khăn đã tạo "cú huých" lớn cho các doanh nghiệp.
Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng tăng 25,1% song hành với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh trong 4 tháng cũng ghi nhận mức tăng trưởng 20,2%, cho thấy sự phục hồi kinh tế trên diện rộng. Bên cạnh đó, không thể không kể đến vai trò chủ động của chính quyền tỉnh Yên Bái trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ thiết thực.
Các ưu đãi về thuế, phí, hỗ trợ tiếp cận vốn, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đơn giản hóa thủ tục hành chính và hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã trực tiếp giải quyết khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Việc thúc đẩy chuyển đổi số và thương mại điện tử cũng là bước đi chiến lược, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.
Cùng với đó, các doanh nghiệp Yên Bái cũng chủ động đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường; đồng thời, đẩy mạnh đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Ông Nguyễn Kiên Định - Giám đốc Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên cho biết: "Thời gian qua, Công ty đã xây dựng thêm nhà xưởng, trang bị hệ thống máy móc hiện đại, nâng công suất thu mua chế biến lên gấp đôi, dự kiến trong năm 2025 sẽ thu mua khoảng 5.000 tấn để tăng sản lượng xuất khẩu”.
Những nỗ lực không ngừng của Yên Bái trong việc cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp và nắm bắt các xu hướng thị trường đang tạo nên một bức tranh xuất khẩu đầy khởi sắc, hứa hẹn những bước tiến xa hơn trong tương lai, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Tuy đạt được những kết quả ấn tượng nhưng hoạt động xuất khẩu của Yên Bái vẫn đối mặt không ít thách thức. Câu hỏi về tính bền vững của tăng trưởng, sự đồng đều giữa các ngành (năm 2024 ngành khai khoáng sụt giảm đáng kể) và những khó khăn cố hữu của doanh nghiệp như: cạnh tranh gay gắt, chi phí đầu vào cao vẫn cần được giải quyết.
Để duy trì đà tăng trưởng bền vững, tỉnh Yên Bái xác định tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA, đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp trọng điểm, hỗ trợ chuyển đổi số, phát triển sản phẩm OCOP gắn với truy xuất nguồn gốc và thu hút doanh nghiệp FDI công nghệ cao…
Theo báo cáo, 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt 160,5 triệu USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước. Qua đánh giá, sự bứt phá của hoạt động xuất khẩu Yên Bái có mối liên hệ mật thiết với tăng trưởng của khu vực công nghiệp. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 4 tháng đầu năm tăng 11,07% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp trong 4 tháng ước đạt 6.340 tỷ đồng, bằng 31,7% kế hoạch và tăng 13% so với cùng kỳ năm 2024.
Tin liên quan
Tin khác

Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế
09:30 | 27/05/2025 Kinh tế

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó
09:44 | 23/05/2025 Kinh tế

Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn
09:32 | 16/05/2025 Kinh tế

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 | 07/05/2025 Kinh tế

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 | 30/04/2025 Kinh tế

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 | 26/04/2025 Kinh tế

Vận tải Việt Phúc phát triển theo hướng hiện đại
14:31 | 24/04/2025 Kinh tế

Mường Khương (Lào Cai): Nông dân bước vào thu hoạch chè vụ Xuân
11:20 | 10/04/2025 Kinh tế

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi
09:18 Làng nghề, nghệ nhân

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 Sức khỏe - Đời sống

Bình Định: Sắc màu văn hóa hội tụ mùa du lịch hè 2025
09:18 Du lịch làng nghề

Tiền Giang: Hoàn thành xây dựng nông thôn mới
09:17 Nông thôn mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Tiên Phong vững vàng bước vào giai đoạn phát triển mới
09:17 Nông thôn mới