Thúc đẩy "đại điền" trong sản xuất nông nghiệp

Mô hình "đại điền" giúp người sản xuất có thể làm giàu bằng nghề nông
Từ các mô hình 'đại điền' ở Thái Bình
Thái Bình là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Trong đó, lúa là nông sản trọng tâm với diện tích hằng năm đạt 155.000 ha, năng suất bình quân hằng năm đạt 13 tấn/ha. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt còn thấp, quy mô nông hộ hẹp. Bình quân mỗi hộ có 4 khẩu, tương đương 0,2 ha. Sản xuất lúa gạo tuy có lãi nhưng thu nhập từ lúa gạo không đảm bảo đời sống cho người nông dân.
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình cho biết, khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016, tỉnh Thái Bình xuất hiện hiện tượng nông dân bỏ ruộng, không canh tác. Trong bối cảnh đó, một số nông dân đã mạnh dạn mượn lại ruộng của bà con để tiến hành canh tác, phát triển quy mô lớn. Vượt qua khó khăn bước đầu, một số mô hình đã đạt thành công nhất định, sau đó lan tỏa ra nhiều địa phương.
Từ năm 2015 đến năm 2020, chính sách hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Thái Bình đã tạo nên những chuyển biến lớn. Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình đã phối hợp với các cơ quan ban, ngành liên quan hỗ trợ máy gặt, máy cấy cho nhiều địa phương trong tỉnh. Các hộ tích tụ ruộng đất cũng nằm trong nhóm đối tượng được hỗ trợ.
Đặc biệt, trong năm 2021, tỉnh Thái Bình đã ban hành Nghị quyết số 40 và Nghị quyết số 29 nhằm hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm, cơ giới hóa và tích tụ ruộng đất giai đoạn 2021-2025.
Bà Nga thông tin thêm: "Vừa qua ngành nông nghiệp của tỉnh đã thẩm định một số dự án liên kết với mức hỗ trợ tối đa đạt 6,7 tỷ đồng/liên kết. Mặc dù chính sách mới được triển khai trong năm 2022 nhưng đã có một số doanh nghiệp tham gia, gợi mở cơ hội cho các hộ tích tụ ruộng đất và doanh nghiệp cùng tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm".
Tuy vậy, với nhu cầu phát triển sản xuất ngày càng cao của người nông dân, các nguồn lực cho sản xuất vẫn còn rất hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu.
Ông Vũ Trọng Thắng, Phó Trưởng ban Chính sách tín dụng, Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) nhìn nhận, hiện nay, bà con và các hợp tác xã đang gặp nhiều vướng mắc về vấn đề tài sản thế chấp khi vay vốn phát triển sản xuất. Ông Thắng cho biết bà con có thể sử dụng tài sản hình thành từ máy móc để thực hiện thế chấp, vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp.
"Liên quan đến mô hình đại điền, Agribank có thể cho vay không có tài sản đảm bảo. Đây là chính sách được thực hiện theo Nghị định 55 của Chính phủ", ông Vũ Trọng Thắng cho biết.
Toàn cảnh diễn đàn - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Nhiều cơ hội rộng mở từ mô hình "đại điền"
Ông Trần Xuân Định, Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam (VSTA) cho rằng thúc đẩy mô hình sản xuất nông nghiệp "đại điền" sẽ mở ra một hướng đi mới, góp phần tháo gỡ những điểm nghẽn trong sản xuất lúa hiện nay là manh mún, khó tổ chức sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật... Đồng thời, đây cũng là cơ hội thúc đẩy việc hình thành các hợp tác xã kiểu mới, cùng nhau làm kinh tế nông nghiệp.
Ông Định nêu thêm một khía cạnh, sản xuất lúa là hoạt động tạo ra khí nhà kính lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc ứng dụng các giải pháp canh tác lúa tiên tiến như SRI, IPM, IPHM sẽ giúp các đại điền giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề như giảm chi phí sản xuất; tạo ra sản phẩm chất lượng, tiến tới xây dựng được thương hiệu. Trong tương lai, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, từng bước hoạt động trồng lúa sẽ hình thành thị trường bán chứng chỉ khí thải, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.
Chia sẻ về ứng dụng biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đối với sản xuất nông nghiệp đại điền, bà Dương Thị Ngà, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía bắc, cho biết, hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI là phương pháp canh tác lúa sinh thái, giảm phát thải khí nhà kính dựa trên những tác động kỹ thuật nhằm giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tiết kiệm nước tưới.
Bà Dương Thị Ngà thông tin, các kết quả thực nghiệm cho thấy, nếu áp dụng đầy đủ các nguyên tắc SRI sẽ mang lại hiệu quả đáng kể. Cụ thể, giảm 40-50% lượng giống so với tập quán, giảm trung bình 2 lần phun thuốc bảo vệ thực vật 1 vụ, nước tưới giảm 2 lần/vụ, năng suất tăng 7-15% tương đương 15-30 kg/sào, hiệu quả sản xuất lúa tăng 5-10 triệu đồng/ha.
Theo đó, đại diện Trung tâm Bảo vệ thực vật phía bắc cho biết, ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI vào sản xuất đại điền sẽ giúp quản lý cỏ dại tốt hơn với mục tiêu không dùng thuốc trừ cỏ, từ đó tiến tới xây dựng thương hiệu gạo sinh thái, bền vững, làm cỏ liên tục trên khu vực rộng trong vài năm sẽ giảm thiểu nguồn cỏ dại. Ứng dụng SRI trong thời gian dài cũng sẽ giảm áp lực sinh vật gây hại… tất cả những điều này sẽ giúp sản phẩm trồng trọt được nâng cao giá trị.
Ông Nguyễn Trường Vương, Phụ trách quản lý an toàn nông dược, công ty Syngenta Việt Nam, cho biết đã có nhiều giải pháp giúp ổn định bền vững vùng nguyên liệu và nâng cao hiệu quả từ hoạt động sản xuất lúa như thúc đẩy việc phát triển giải pháp, ứng dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa vào sản xuất; hợp tác chặt chẽ giữa các thành phần trong chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ lúa gạo; đẩy mạnh các hoạt động tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn nông dân áp dụng các kiến thức canh tác hiện đại vào sản xuất; tăng cường hướng dẫn tập huấn sử dụng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm và bền vững...
Những giải pháp này đều đưa lại năng suất, chất lượng và thu nhập cao hơn cho người nông dân. Nếu các giải pháp này được ứng dụng trên những thửa ruộng lớn, chắc chắn hiệu quả sẽ ngày càng tăng.
Đỗ Hương/BaoChinhPhu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 | 07/05/2025 Kinh tế

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 | 30/04/2025 Kinh tế

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 | 26/04/2025 Kinh tế

Vận tải Việt Phúc phát triển theo hướng hiện đại
14:31 | 24/04/2025 Kinh tế

Mường Khương (Lào Cai): Nông dân bước vào thu hoạch chè vụ Xuân
11:20 | 10/04/2025 Kinh tế
Tin khác

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội
10:39 | 17/02/2025 Kinh tế

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025
11:13 | 07/02/2025 Kinh tế

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế

Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân