Thay đổi tư duy 'nghề làm nông'
Hiện nay, đi bất cứ đâu cũng nghe nông dân than thở về cái khó của sản xuất nông nghiệp. Đó là tình hình giá cả phân bón, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp liên tục tăng cao, trong khi đầu ra sản phẩm lại ách tắc, cần “giải cứu” hết lần này đến lần khác. Ông Vũ Minh Trang (ngụ thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đề nghị: “Nhà nước nên nghiên cứu có chủ trương, giải pháp để giá cả đầu vào cho nông dân nhẹ hơn; sản phẩm được tiêu thụ trôi chảy. Còn hiện giờ, nông dân canh tác rất khổ cực, mà hiệu quả gần như “bằng 0”. Vòng lẩn quẩn này cứ lặp lại mãi”.
Tương tự, ông Phó Văn Nghệ (ngụ xã Bình Hòa, huyện Châu Thành) cảm khái: “Chúng tôi là những người trồng lúa 1 năm 3 vụ. Lúc trước, chi phí phân bón chỉ 1,4 triệu đồng/công tầm cắt, bán giá lúa trên 6.000 đồng/kg. Giờ, mỗi công đầu tư 2 triệu đồng tiền phân bón, còn giá lúa cứ đứng chựng hoặc hạ thấp. Không phải chúng tôi kêu ca vì muốn được phần mình, mà cho phần đông nông dân đang “chết đứng”. Hoặc nhà nước cần tiếp tục khuyến khích nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp, vì hiện nay chưa ai mặn mà”.
Trong những lần tiếp xúc cử tri tại An Giang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn (đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang) thường xuyên chia sẻ về các vướng mắc này, để tháo gỡ tâm lý cho bà con. Thực tế cho thấy, giá phân bón tăng phi mã, có loại tăng đến 250%. Giá phân bón tăng do đại dịch COVID-19 làm đứt gãy nguồn cung, quá trình vận chuyển logistics. Hiểu rõ nỗi lo của bà con, nhà nước đang cố gắng tìm giải pháp điều chỉnh, ổn định giá mặt hàng này.
Nhưng điều ông Lương Quốc Đoàn trăn trở nhất là, hiện nay, nông dân đang sử dụng phân bón rất lãng phí (khoảng 35-40%), quá nhu cầu cần thiết của cây trồng. Trước năm 2018, cả nước nhập khẩu 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Năm 2020-2021, nông dân đẩy mạnh sử dụng thuốc sinh học, số liệu trên giảm còn dưới 70.000 tấn/năm, vẫn là con số rất lớn. Nhà sản xuất quy định chỉ cần 7-8ml/bình xịt, nông dân lại “hào sảng” cho thêm “một ít” nữa để hiệu quả chắc chắn, mà không lường trước rằng cách làm này vừa tốn kém, vừa nguy hại đến sản phẩm.
“Tư duy “tăng một chút phân bón, một chút thuốc bảo vệ thực vật” gây lãng phí rất lớn. Nếu giảm bớt hoạt động này, tương đương với việc tiết kiệm 35-40% chi phí bỏ ra cho phân bón. Do đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội cùng vào cuộc, vận động nông dân bỏ thói quen không tốt này. Thay vì bỏ tiền ra mua phân bón, nông dân nên tích cực sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, sản xuất phân bón hữu cơ một cách đơn giản. Có như thế, chúng ta sẽ giải quyết được bài toán giảm giá đầu vào cho nông nghiệp, tăng chất lượng sản phẩm đầu ra” - ông Lương Quốc Đoàn chia sẻ.
Cập nhật tư duy kinh tế nông nghiệp
Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV vừa qua, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhận được sự quan tâm cực kỳ lớn của đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, theo chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chúng ta đang chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố thị trường. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ với nông dân cùng doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: Việc ùn ứ ở cửa khẩu phía Bắc; vấn đề vật tư phân bón, giá nguyên liệu đầu vào của ngành nông nghiệp tăng cao trong bối cảnh thị trường bị đứt gãy.
“Muốn tăng năng suất nông nghiệp, cần phải giúp người nông dân nâng cao kỹ năng của mình. Nhiều quốc gia trên thế giới, họ coi nông nghiệp là một nghề được huấn luyện và đào tạo. Việt Nam đang đẩy mạnh Chương trình khuyến nông quốc gia, để tập huấn, đào tạo kỹ năng nhận biết thị trường, điều kiện để canh tác đúng chuẩn, chiến lược phát triển cho nông dân” - ông Lê Minh Hoan khẳng định.
Tiếp nối nhận định này, sau khi nghe ý kiến đề xuất của cử tri, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân (đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang) chia sẻ: “Trong giai đoạn dịch bệnh, nếu không có nền nông nghiệp ổn định, cung cấp kịp thời lương thực, thực phẩm cho nhân dân, chúng ta sẽ không biết dựa vào đâu, khi tất cả đều ngưng trệ. Thế mạnh đó cần được phát huy, theo hướng tái cơ cấu nền sản xuất nông nghiệp, vừa đảm bảo đời sống người dân, vừa đảm bảo an ninh lương thực. An Giang cần có chiến lược phát triển nông nghiệp trong giai đoạn tới, mời chuyên gia, doanh nghiệp, nhà khoa học... ngồi lại tính bài toán sản xuất mấy vụ, sản xuất giống cây gì, liên kết thế nào, bao tiêu ra sao. Để giảm giá thành đầu vào, ngoài nỗ lực của nhà nước, còn phụ thuộc kỹ thuật, phương pháp canh tác, tiết kiệm của nông dân…”.
Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, để thích ứng và phát triển. Thay đổi để nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp ĐBSCL nói riêng được chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa, trở thành nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Thay đổi để nông dân có thể làm giàu trên mảnh đất quê hương, mà chẳng cần “trông nhiều bề”!
Gia Khánh
Báo An Giang
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thanh Hoá: Phát triển ngành nghề nông thôn gắn xây dựng nông thôn mới
11:19 | 05/12/2023 Nông thôn mới

Thừa Thiên Huế: Gắn giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới
11:09 | 05/12/2023 Nông thôn mới

Thanh Bình Thịnh - xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Đức Thọ
09:27 | 01/12/2023 Nông thôn mới

Phú Xuyên (Hà Nội): Xây dựng nông thôn mới mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
09:27 | 01/12/2023 Nông thôn mới

Bắc Kạn: Phát huy vai trò của người dân trong xây dựng Nông thôn mới
09:26 | 01/12/2023 Nông thôn mới

Bắc Kạn: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch
09:26 | 01/12/2023 Nông thôn mới
Tin khác

Hà Giang: Huyện Xín Mần linh hoạt trong xây dựng nông thôn mới
15:44 | 29/11/2023 Nông thôn mới

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2025
10:27 | 28/11/2023 Nông thôn mới

Đồng Nai: Đi đầu trong xây dựng nông thôn mới
10:24 | 28/11/2023 Nông thôn mới

Bắc Kạn: Xây dựng Nông thôn mới đi vào chiều sâu
13:34 | 23/11/2023 Nông thôn mới

Huyện Na Rì (Bắc Kạn): Xã Côn Minh gắn làng nghề với xây dựng nông thôn mới
13:33 | 23/11/2023 Nông thôn mới

Phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới
10:54 | 22/11/2023 Nông thôn mới

Hà Giang: Chương trình "Tình nguyện mùa Đông năm 2023" ở xã Nà Chì
10:45 | 21/11/2023 Nông thôn mới

Thừa Thiên Huế: Chuyển đổi số hướng đến nông thôn mới thông minh
10:44 | 21/11/2023 Nông thôn mới

Huyện Gia Lâm (Hà Nội): Xây dựng những miền quê đáng sống
13:57 | 17/11/2023 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Đẩy mạnh dân vận trong xây dựng nông thôn mới
10:28 | 15/11/2023 Nông thôn mới

Tuy Phước, Bình Định: Nỗ lực trong xây dựng nông thôn mới nâng cao
10:26 | 15/11/2023 Nông thôn mới

Thạch Thất: Nâng cấp các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:00 | 15/11/2023 Kinh tế

Hà Giang: Phát triển kinh tế - xã hội từ du lịch nông thôn
20:24 | 13/11/2023 Nông thôn mới

Nâng cao giá trị sản phẩm "lúa gạo hữu cơ Trà Vinh"
11:09 | 10/11/2023 Nông thôn mới

Tuy Phước, Bình Định: Xã Phước Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
10:31 | 09/11/2023 Nông thôn mới



Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu
13:37 Tin tức

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề
12:00 Du lịch làng nghề

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang
11:28 Tin tức

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội
11:27 Tin tức

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề
11:27 Tin tức










