THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NẮM BẮT THỜI CƠ, ĐẨY MẠNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2022 VÀ QUÝ I NĂM 2023
![]() |
Triển khai Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị (Khóa XII) “về xây dựng và phát triển Thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố, năm 2022 và Quý I năm 2023, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang thành phố Hải Phòng nỗ lực phấn đấu, tranh thủ và tận dụng thời cơ khi đại dịch bệnh COVID-19 được khống chế đẩy lùi, phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước.
Năm 2022, cùng với cả nước, Thành phố vừa phòng chống đại dịch bệnh COVID-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh nhiều chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị đứt gãy, kinh tế thế giới gặp khó khăn, nhưng Đảng bộ, quân và dân Thành phố Cảng vẫn nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu phấn khởi. Năm 2022, lần đầu tiên Hải Phòng thu ngân sách Nhà nước đạt trên 100 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 3 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội; trong đó, tổng thu trên địa bàn ước đạt 108.674 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 66.000 tỷ đồng, thu nội địa ước 41.000 tỷ đồng, với kết quả này, Hải Phòng chính thức nhập “Câu lạc bộ thu ngân sách 100.000 tỷ đồng”. Tăng trưởng GRDP đạt 12,32%, gấp khoảng 1,5 lần bình quân chung cả nước. Thu hút FDI vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của Hải Phòng đạt gần 2,5 tỷ USD, hoàn thành kế hoạch đề ra; thu hút đầu tư trong nước đạt hơn 16.000 tỷ đồng. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) của Hải Phòng tăng 14,15% so với cùng kỳ (gấp 1,65 lần so với mức tăng 8,6% của cả nước). Hàng hóa qua cảng Hải Phòng đạt 168 triệu tấn, điều đó cho thấy, Cảng biển – logistics được xác định là 1 trong 3 trụ cột phát triển kinh tế của thành phố, nơi hội tụ đầy đủ đầu mối 5 loại hình giao thông (đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và hàng không), góp vào GRDP thành phố từ 13-15%. Năm 2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt của Hải Phòng đạt 100,61% mức kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, xếp thứ 15/63 tỉnh, Thành phố về giải ngân vốn đầu tư công. Đến cuối năm, Hải Phòng có 5 huyện được Chính phủ công nhận huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
![]() |
Trong năm 2022, Thành phố tích cực triển khai đô thị văn minh, xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, triển khai các dự án, tiêu biểu như: Đề án nghiên cứu bổ sung tượng danh nhân, công trình điêu khắc tại một số vườn hoa, công viên trên địa bàn Thành phố, Cuộc thi sáng tác biểu tưởng thành phố Hải Phòng...Đoàn vận động viên TDTT có thành tích cao của Hải Phòng tham dự 102 giải quốc gia, quốc tế, khu vực đạt 381 huy chương các loại, phá 8 kỷ lục quốc gia; tập trung phòng chống COVID-19, sốt xuất huyết, bệnh đậu mùa khỉ; tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam; chăm lo người có công với nước... Quốc phòng, an ninh được bảo đảm, giữ vững. Đối ngoại được mở rộng với các nước Trung Quốc, Mê-hi-cô, Đan Mạch, Hà Lan, Hàn Quốc...
Bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2023, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố xác định chủ đề của năm là: “Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị - Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số”. Khi xây dựng kế hoạch 2023, nhận định về bố cảnh tình hình cho thấy có nhiều thuận lợi, nhưng khó khăn, thách thức đan xen nhiều hơn, Thành phố khai thông, kiến tạo các nguồn lực mới để khai thác tốt nhất tiềm năng, thế mạnh của Hải Phòng, trong đó có cơ chế, mô hình đặc thù có tính đột phá, vượt trội, cho phép hội tụ những nguồn lực to lớn cả về tài lực, nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển Thành phố.
Bằng nhiều giải pháp tích cực và đồng bộ, quý I/2023, với quy mô nền kinh tế lớn, độ mở cao, tăng trưởng GRDP của Thành phố Hải Phòng đạt 9,65%, gấp 3 lần bình quân chung, cao nhất trong 5 Thành phố lớn, đứng thứ 3 cả nước (sau Hậu Giang, Bình Thuận) là thành tựu đáng tự hào. Thu ngân sách 3 tháng đạt 8.332,99 tỷ đồng; chỉ số công nghiệp (IIP) tăng 13,12%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 6,59 tỷ USD, tăng 2,51% so với cùng kỳ 2022; hàng hóa qua cảng đạt 12,54 triệu tấn; thu hút đầu tư nước ngoài: 466,06 triệu USD; đầu tư toàn xã hội ước đạt 35.137,24 tỷ đồng, tăng 10,62% so với cùng kỳ 2022; giải quyết việc làm cho 14.435 lượt lao động.
Ngày từ đầu năm 2023, tại Hải Phòng, nhiều công trình giao thông, chỉnh trang đô thị được thi công sôi động, điển hình là: Khởi công “Công trình thế kỷ” Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Chính trị - Hành chính Thành phố, hệ thống giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại Khu đô thị Bắc sông Cấm, có tổng mức đầu tư hơn 2,5 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố; nút đường giao thông đường Tôn Đức Thắng – Máng Nước – quốc lộ 5 (ngã tư Cơ Điện) có tổng mức đầu tư 688 tỷ đồng.
Việc thu hút đầu tư cũng đã được Thành phố quan tâm chỉ đạo ngay từ đầu năm, lũy kế đến tháng 2-2023, các khu công nghiệp, khu kinh tế Hải Phòng thu hút hơn 500 dự án đầu tư với tổng nguồn vốn đăng ký lên tới 24 tỷ USD, cho thấy, Hải Phòng luôn duy trì vị thế là địa chỉ đầu tư hấp dẫn hàng đầu cả nước.
![]() |
Trong tình hình, nhiều tỉnh, Thành phố trong cả nước việc giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, thì Hải Phòng tích cực chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả tích cực. Quý I-2023, Thành phố giải ngân đạt tỷ lệ cao nhất trong những năm gần đây, tăng 81% so với cùng kỳ, bằng 20,7% mức kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiêu biểu như Ban Quản lý dự án phát triển đô thị và đầu tư xây dựng công trình dân dụng giải ngân đạt hơn 28%, huyện Kiến Thụy đạt 24,5%, huyện An Dương đạt 19,8%...Kết quả giải ngân vốn đầu tư công góp phần quan trọng để thành phố giữ đà tăng trưởng GRDP cao tốp đầu cả nước. Công tác an sinh xã hội được Thành phố hết sức quan tâm. Những năm trước đây, mỗi gia đình chính sách được tặng quà với số tiền là hơn 4 triệu đồng/1gia đình; Tết Quý Mão - 2023 là hơn 5 triệu đồng/1 gia đình. Có thể khẳng định, Hải Phòng đứng đầu cả nước về chăm lo các gia đình chính sách...
Với quyết tâm chính trị cao, cách làm mới, tăng tốc ngay từ những ngày đầu Năm mới, có thể tin tưởng rằng, chương trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng năm 2023 sẽ hoàn thành thắng lợi, thu nhiều trái ngọt, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của cả nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tin liên quan
Tin mới hơn

VINAMILK CÔNG BỐ LỘ TRÌNH TỚI NET ZERO 2050 VÀ NHÀ MÁY, TRANG TRẠI ĐẠT TRUNG HÒA CARBON ĐẦU TIÊN
15:06 | 29/05/2023 Kinh tế

Tạo chuyển biến tích cực cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân
11:28 | 29/05/2023 Kinh tế

Sadev Decolletage Việt Nam - Chìa khóa thành công trong lĩnh vực kết nối và thiết bị điện
21:52 | 27/05/2023 Tin tức

Hưng Yên: Vải lai Phù Cừ vào mùa thu hoạch
09:58 | 26/05/2023 Kinh tế

Cần ngăn chặn nạn săn bắt chim yến để phát triển nghề nuôi yến lấy tổ
09:58 | 26/05/2023 Kinh tế

Yên Bái: Phát triển kinh tế từ cây măng tre Bát Độ
10:07 | 24/05/2023 Kinh tế
Tin khác

Mô hình nuôi gà Ai Cập đẻ trứng
09:34 | 24/05/2023 Kinh tế

Mô hình dưa lưới nhà màng ở thị xã Cửa Lò
16:35 | 23/05/2023 Kinh tế

Phát triển du lịch nông thôn ở Phú Thọ
16:34 | 23/05/2023 Kinh tế

Thanh Hoá: Phát triển tiềm năng du lịch xanh
08:55 | 23/05/2023 Kinh tế

Nhộn nhịp mùa lúa chín ở Can Lộc
10:53 | 19/05/2023 Kinh tế

Phụ nữ thị xã Chơn Thành đẩy mạnh phong trào xây tặng "Mái ấm tình thương"
10:53 | 19/05/2023 Kinh tế

Hơn 12.000 tấn Vải lai chín sớm Phù Cừ chờ thu hoạch
10:52 | 19/05/2023 Kinh tế

Bình Phước: Mô hình kinh doanh kết hợp với nông nghiệp xanh
15:34 | 16/05/2023 Kinh tế

Phát triển bền vững cùng người lao động, Vinamilk được bình chọn là “Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2022”
10:24 | 15/05/2023 Kinh tế

Khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch, đẩy mạnh liên kết phát triển
14:08 | 11/05/2023 Kinh tế

Hướng đi hiệu quả cho sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch
14:08 | 11/05/2023 Kinh tế

Phát triển du lịch tâm linh gắn với du lịch nghỉ dưỡng ở Tam Đảo
14:07 | 11/05/2023 Kinh tế

Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa): Các mô hình sản xuất cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao
07:26 | 10/05/2023 Kinh tế

Quảng Nam: Xây dựng mô hình điểm trồng cây dược liệu ở Bắc Trà My
13:20 | 09/05/2023 Kinh tế

Lào Cai: Hội nghị tổng kết mô hình chăn nuôi lợn bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả bền vững dựa vào quản lý cộng đồng
09:30 | 28/04/2023 Kinh tế



Phụ nữ tích cực tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch
15:29 Tin tức

Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình
11:34 OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"
11:34 OCOP

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:28 Văn hóa - Xã hội

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 Nghiên cứu trao đổi










