Thanh Hóa: Xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi
Các doanh nghiệp trong nước đầu tư xây dựng các dự án chăn nuôi quy mô lớn gắn với nhà máy chế biến hoặc giết mổ và định hướng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi như: Tập đoàn Vinamilk, Tập đoàn TH True milk, Tập đoàn DABACO, Công ty Cổ phần nông sản Phú Gia, 3Fviet. Nhà máy giết mổ gia cầm Viet Avis của Công ty cổ phần Nông sản Phú Gia và tập đoàn Mastergood-Hunggary, các chuỗi liên kết trong sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Tổ hợp trang trại bò sữa |
Nhóm con nuôi đặc hữu duy trì ổn định, chủ yếu tại các huyện miền núi với tổng đàn ước đạt 2,47 triệu con; trong đó, lợn rừng, lợn mán, lợn lòi, lợn lai đạt 25 nghìn con; gà ri, gà mía, gà đồi đạt 1,3 triệu con; vịt cỏ, vịt bầu, vịt cổ lũng đạt 700 nghìn con, con nuôi khác 225 nghìn con.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận cho 01 dự án chăn nuôi với tổng mức đầu tư 98 tỷ đồng của Công ty TNHH đầu tư trang trại chăn nuôi Bình An, tại xã Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy. Đồng thời, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 02 dự án. Cấp 03 giấy chứng nhận điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn. Thành lập đoàn kiểm tra đánh giá điều kiện chăn nuôi quy mô vừa cho 21 trang trại trên địa bàn các huyện Nga Sơn, Thạch Thành, Triệu Sơn, Thọ Xuân.
Hình thành và phát triển chăn nuôi gia cầm theo chuỗi liên kết chăn nuôi gà gắn với chế biến và tiêu thụ ở các huyện, như: Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc, Nga Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống,... với tập đoàn Japfa Việt Nam, tập đoàn CP Việt Nam, Golden, Công ty CP Nông sản Phú Gia; Công ty chăn nuôi Thọ Xuân; Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Hiền Nhuần; Công ty TNHH thực phẩm sạch Phúc Vinh,... Hệ thống chế biến: Công ty CP nông sản Phú Gia và Tập đoàn Mastergood - Hunggary đầu tư dự án xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm xuất khẩu VietAvis tại xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, với tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng, công suất giết mổ đạt 2.500 con gia cầm/giờ, gắn với chuỗi liên kết chăn nuôi gà công nghệ cao, gồm 20 cụm gà liên kết 4A trên địa bàn tỉnh, sản lượng từ 12-15 triệu con/năm. Hiện nay, bình quân nhà máy Vietavis giết mổ và tiêu thụ 9.000 - 11.000 con gia cầm/01 ngày.
Chuỗi chăn nuôi lợn: Hiện nay các doanh nghiệp chăn nuôi lớn như Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty CJ, Mavin, RTD, Newhope, BAF, DABACO đang liên kết chăn nuôi lợn ngoại hướng nạc hầu hết ở các huyện, nơi có điều kiện về đất đai, đồng bộ về hạ tầng, kiểm soát dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường và có thị trường tiêu thụ ổn định, như: Nga Sơn, Hà Trung, thị xã Nghi Sơn, Như Thanh, Hậu Lộc, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định,... và tập trung phát triển tại các huyện miền núi thấp như Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bá Thước, Lang Chánh, Như Xuân.
Chuỗi chăn nuôi trâu, bò: Liên kết chăn nuôi trâu bò trên địa bàn tỉnh chưa nhiều, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao (95%). Trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 2 doanh nghiệp lớn đầu tư vào chăn nuôi bò sữa gắn với nhà máy chế biến sữa của Công ty Bò sữa Việt Nam Vinamilk (03 trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô hiện tại là 12.590 nghìn con, 01 nhà máy chế biến sữa). Tập Đoàn TH true milk đang đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô 20.000 con và nhà máy chế biến sữa, hiện tại đã hoàn thành được 09 khu chuồng nuôi, 6 tháng đầu năm đã nhập thêm 2009 con bò, nâng số bò sữa chăn nuôi tại trang trại lên 3.419 Con. Tổng đàn bò sữa của 2 doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại là 16.009 con.
Ông Đặng Văn Hiệp – Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong thời gian tới, Chi cục tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, coi đây là nội dung quan trọng để nâng cao nhận thức cho nhân dân về công tác phòng chống dịch. Làm chuyển biến một cách sâu sắc và toàn diện cho các cấp, các ngành và nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ thú y. Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, nhất là không để các dịch bệnh: Dịch tả lợn Châu phi, cúm gia cầm (H5N1, H5N6), viêm da nổi cục,....tái nhiễm lại trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường hướng tới xuất khẩu.
Thực hiện tốt phương án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, tích tụ tập trung đất đai, ứng dụng công nghệ cao. Tăng giá trị trong chăn nuôi và phát triển bền vững. Đồng thời, coi trọng và tăng cường dự tính, dự báo về thị trường trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu để tiếp tục điều chỉnh quy mô đàn gia súc, gia cầm phù hợp theo nhu cầu thị trường. Hướng dẫn, chuyển giao, áp dụng đồng bộ, toàn diện các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong chăn nuôi và thú y trên nhiều phương tiện, để tổ chức sản xuất, kinh doanh chăn nuôi theo hướng tạo sản phẩm chăn nuôi tăng về sản lượng, nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm.
Trong 6 tháng cuối năm 2024, ngành chăn nuôi và thú y tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường; liên kết chặt chẽ với chế biến thực phẩm sau chăn nuôi, tạo sản phẩm sạch, chất lượng cao. Phát triển vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn đối với các sản phẩm lợi thế, sản phẩm chủ lực của tỉnh. Đảm bảo an toàn dịch bệnh, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển, góp phần quan trọng thực hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi và xây dựng nông thôn mới của tỉnh...
Cùng chủ đề: Làng nghề Hà Nội
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hơn 600 triệu đồng của kiều bào hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi
09:32 | 16/09/2024 Tin tức
HTX sản xuất ống hút rau củ thiệt hại sau hoàn lưu bão Yagi
09:32 | 16/09/2024 Tin tức
Suntory PepsiCo Việt Nam hỗ trợ nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
21:46 | 15/09/2024 Tin tức
Diễn đàn: "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội"
15:39 | 13/09/2024 Tin tức
Trưng bày hơn 300 sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu
15:34 | 13/09/2024 Tin tức
TP. Hội An: “Lễ hội Cổ Cò 2024” gần 60 gian hàng sản phẩm đặc sắc tham dự
15:34 | 13/09/2024 Tin tức
Tin khác
Bình Phước: Người dân thị xã Chơn Thành hướng về miền Bắc
09:57 | 13/09/2024 Tin tức
Làng nghề trồng hoa ở Hưng Yên ngập trong nước lũ
09:54 | 13/09/2024 Tin tức
Lời kêu gọi của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
15:14 | 12/09/2024 Tin tức
Quảng Ngãi hướng về đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3
10:41 | 12/09/2024 Tin tức
Huyện Thọ Xuân: Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia nằm trong tốp dẫn đầu của tỉnh Thanh Hóa
10:35 | 12/09/2024 Tin tức
Bình Định đồng hành cùng đồng bào miền Bắc vượt qua cơn bão số 3
10:31 | 12/09/2024 Tin tức
423 sản phẩm tham dự Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm TCMN năm 2024
10:24 | 12/09/2024 Tin tức
Huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3
10:21 | 12/09/2024 Tin tức
Đồ chơi Trung thu ở Hà Nội hơn 100 năm trước
11:05 | 11/09/2024 Tin tức
Đà Nẵng: Phiên chợ Nông sản và Sản phẩm OCOP
11:20 | 10/09/2024 Tin tức
Lễ hội quà tặng du lịch thu hút 100 đơn vị làng nghề, lữ hành ... tham gia
11:18 | 10/09/2024 Tin tức
Hà Nội nguy cơ ngập do nước sông Hồng gần sát mức báo động 1
10:24 | 10/09/2024 Tin tức
Thủ tướng: Khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bão số 3
10:01 | 10/09/2024 Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng
10:46 | 09/09/2024 Tin tức
Hải Phòng tập trung khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
10:25 | 09/09/2024 Tin tức
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 Khuyến nông
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 Nghiên cứu trao đổi
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống
11:17 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao
11:16 OCOP
Đậm đà hương vị tương nếp truyền thống Tân Đức
09:35 Kinh tế