Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Thanh Hóa: Phục hồi và phát triển thị trường lao động

LNV - Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, trên địa bàn tỉnh có 1.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động; 110.000 lao động phải ngừng việc và 9.000 lao động phải chấm hợp đồng lao động. Ước có 60.000 hộ kinh doanh tạm ngừng và dừng hoạt động, ảnh hưởng đến thu nhập của hơn 75.000 lao động. Ngoài ra còn có khoảng trên 10.000 lao động phi chính thức thuộc 7 nhóm đối tượng theo Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND ngày 30-8-2021 của UBND tỉnh bị ảnh hưởng.
Thực trạng thị trường lao động

Hiện toàn tỉnh có 15.907 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 78 doanh nghiệp Nhà nước, 96 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 15.733 doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Số doanh nghiệp này sử dụng khoảng 320.100 lao động. Song, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp không đạt như kỳ vọng, hầu hết các doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu sản xuất đề ra. Việc làm, tiền lương, chế độ cho người lao động, quan hệ lao động ở các doanh nghiệp tuy chưa có phát sinh phức tạp, nhưng thu nhập của người lao động có xu hướng giảm so với các năm trước, bởi không có nhiều đơn hàng nên doanh nghiệp không tăng ca mà chỉ cố gắng duy trì việc làm cho người lao động.

Mặt khác, kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 4-2021, số lượng lao động từ vùng dịch trở về địa phương lớn, trong đó chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề, đã tạo ra nhiều áp lực cho chính quyền cơ sở trong công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và giải quyết việc làm. Nhiều người lao động còn tâm lý e ngại, chưa sẵn sàng quay trở lại thị trường lao động do lo sợ dịch bệnh tiếp tục bùng phát. Trong khi việc bố trí kinh phí để chi trả hỗ trợ cho các đối tượng cũng như hỗ trợ tổ chức đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn bởi Thanh Hóa là địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.


Đại diện một doanh nghiệp phát tờ rơi tại hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động huyện Bá Thước trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện xong cách ly.


Tín hiệu khả quan

Trước tác động tiêu cực đến thị trường lao động trong nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ phục hồi thị trường lao động. Tại Thanh Hóa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương. Đồng thời tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, góp phần hỗ trợ bảo đảm đời sống của người dân, người lao động. Đối với thị trường lao động đã và đang có dấu hiệu phục hồi tích cực, thể hiện ở số lao động được tạo việc làm mới tăng và số hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn tỉnh giảm so với cùng kỳ năm 2020. Tính đến cuối tháng 10, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 45.350 lao động, tăng 14,4% so với cùng thời điểm năm 2020. Số lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 17.823 người, giảm 34,5% so với cùng thời điểm năm 2020.

Theo khảo sát của Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và Trung tâm dịch vụ việc làm, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay là khoảng trên 35.000 lao động, trong đó lao động nữ chiếm 70%, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất giày da, may mặc có nhu cầu tuyển dụng với số lượng lớn, như: Công ty TNHH Giày ROLLSPORT 1 Việt Nam tuyển 1.100 lao động; Công ty TNHH Giày Aleron Hoàng Long tuyển 2.000 lao động; Công ty TNHH Giày ROLLSPORT 2 Việt Nam tuyển 3.700 lao động; Công ty TNHH MTV TCE JEAN tuyển 1.100 lao động; Công ty TNHH Giày SUNJADE tuyển 1.500 lao động; Công ty TNHH NY Hoa Việt tuyển 2.000 lao động... chính là cơ hội thuận lợi cho người lao động tìm kiếm việc làm.

Giải pháp căn cơ

Trước mắt, tỉnh tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; đẩy nhanh tốc độ tiêm phòng vắc-xin trên địa bàn tỉnh, hướng tới đạt được miễn dịch cộng đồng để duy trì sản xuất, ngăn chặn tình trạng đứt gãy chuỗi giá trị sản xuất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến thị trường lao động. Ngành lao động – thương binh và xã hội tập trung rà soát, xây dựng báo cáo cụ thể về tình hình lao động để nắm bắt thực trạng, nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động. Phát huy vai trò của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh trong việc tổ chức thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động, về nhu cầu tuyển dụng lao động, thông tin người tìm việc; tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm, nhất là các phiên giao dịch việc làm trực tuyến để hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động. Tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong tỉnh trong việc cung ứng và tuyển dụng lao động để tạo sự kết nối, liên thông trong chuỗi cung ứng lao động.

Việc phục hồi và phát triển thị trường lao động vẫn đang là một thách thức lớn, còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Vì vậy, thời gian tới, các sở, ngành liên quan tiếp tục chủ động nắm bắt thông tin thị trường lao động, hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động, đẩy mạnh phục hồi và phát triển thị trường lao động. Các địa phương trong tỉnh tổ chức khảo sát, nắm tình hình, số lượng, phân loại đối tượng người lao động địa phương trở về từ vùng dịch có nhu cầu việc làm, học nghề. Phối hợp, tạo điều kiện để Trung tâm dịch vụ việc làm và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động tổ chức các hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm, các phiên giao dịch việc làm cho người lao động trở về từ vùng dịch. Lựa chọn và ký hợp đồng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho lao động trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng để triển khai thực hiện và chỉ đào tạo nghề khi đã xác định rõ nhu cầu của người học để áp dụng vào thực tiễn. Giải pháp đào tạo, giáo dục nghề nghiệp phải phù hợp với nhu cầu tuyển dụng thực tế của xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách xuất khẩu lao động...

Tin rằng, với các giải pháp căn cơ, đồng bộ của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự chung sức, đồng lòng của các doanh nghiệp, ý chí quyết tâm của người lao động, việc phục hồi và phát triển thị trường lao động sẽ khả quan hơn.

Bài, ảnh: Mai Phương

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên phấn đấu thực hiện tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 80%, trong đó qua đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 55%.
Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

LNV - Chiều 4/3, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi giới thiệu về hệ thống giáo dục quốc tế Quality International Schools (QSI). Đây là chương trình giáo dục của Mỹ theo chuẩn quốc tế, đang được triển khai tại 31 quốc gia trên thế giới.
Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Ngày 27/2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Y tế Việt Nam - 70 năm làm theo lời Bác” và vinh danh các Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú trên địa bàn tỉnh.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

LNV - Năm 2025, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 800 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 25,52%.
Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

LNV - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Tin khác

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

LNV - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề là giải pháp căn cơ nhằm tạo việc làm, nâng thu nhập, giảm nghèo cho lao động khu vực nông thôn. Do vậy, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng thực hiện công tác này, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy Phước được triển khai lồng ghép với các tiêu chí giảm nghèo bền vững, dạy nghề và tạo việc làm, góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đa chiều, bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

LNV - Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.
2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

LNV - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu nhiều phương án nhận BHXH 1 lần, nhưng không có phương án nào khác ngoài 2 phương án nêu trong dự luật.
Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

LNV - Sáng 3-5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thông tin về việc tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

LNV -Vừa qua, tại 71 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững,từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ đã giải quyết việc làm tăng thêm cho hơn 54.000 người, trong đó, lao động là người dân tộc thiểu số là 9.684 người, chiếm 17,8%.
Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề được xác định là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực

Trên hành trình phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Định, ẩm thực là một phần không thể thiếu, bởi món ăn không chỉ làm say lòng người, mà còn mang trong mình câu chuyện văn hóa, lịch sử, truyền thống của vùng đất và con người Bình Định.
Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Đây là sản phẩm du lịch mới do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức cùng Hiệp hội Du lịch tỉnh, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và FLC Hotels & Resorts, diễn ra trong hai ngày 1 và 2/5/2025.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan

Ngày 1/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan (TP Seoul, Hàn Quốc) do bà Park Heeyoung, Quận trưởng quận Yongsan làm Trưởng đoàn.
Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà

LNV - Mang theo những kiến thức và kinh nghiệm sau thời gian làm việc tại Nhật Bản, anh Phan Phúc Thiện (xã Bình Quới, Châu Thành, Long An) đã mạnh dạn đầu tư mô hình trồng thanh long trong nhà lưới kết hợp công nghệ tưới tự động, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Trị đã chứng minh một chân lý rõ ràng: khi người dân thực sự trở thành chủ thể, mọi thay đổi đều trở nên bền vững. Từ những vùng đất khó, diện mạo nông thôn khởi sắc từng ngày nhờ sự chung tay, đồng lòng và tinh thần chủ động của chính những người nông dân.
Giao diện di động