Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh liên kết, hợp tác phát triển sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản

LNV - Sáng 7-8, tại TP Sầm Sơn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy 3 tỉnh: Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm và hợp tác phát triển giữa 3 tỉnh. Tại hội nghị, đồng chí Đặng Ngọc Sơn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã trình bày tham luận với chủ đề “Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới và tiềm năng, triển vọng liên kết, hợp tác phát triển sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản giữa 3 tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh”. Báo Thanh Hoá trân trọng giới thiệu toàn văn tham luận.


Khi bước vào thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hà Tĩnh gặp rất nhiều khó khăn, điểm xuất phát thấp, nguồn lực thực hiện hạn chế. Hà Tĩnh xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của cả hệ thống chính trị, phải trở thành cuộc vận động lớn, nhằm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Với những cách làm chủ động, sáng tạo, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng chung sức của người dân, Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả quan trọng.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 177/182 xã (tỷ lệ 97,3%) đạt chuẩn nông thôn mới, 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 07 xã nông thôn mới kiểu mẫu, 914/1640 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; 09/13 huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu năm 2022 có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, các huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2023.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai tích cực và đạt được kết quả nhất định. Đến nay đã có 249 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, các sản phẩm sau khi được công nhận đạt chuẩn OCOP doanh số bán hàng đều tăng lên, tăng 40% so với trước khi tham gia Chương trình; thị trường tiêu thụ được mở rộng, nhiều sản phẩm trước đây chỉ bán trong làng, trong xã nay được tiêu thụ qua các hệ thống lớn như siêu, chuỗi của hàng thực phẩm sạch trong cả nước; trên các sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam.

Với những kết quả đạt được, tỉnh Hà Tĩnh được Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM chọn thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025.

Qua thực tiễn triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại Hà Tĩnh, xin trao đổi một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện như sau:

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới và tiềm năng, triển vọng liên kết, hợp tác phát triển sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản giữa 3 tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh

Thứ nhất, tỉnh đã có quan điểm đúng, kiên trì trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; xác định xây dựng nông thôn mới là Chương trình có tác động lớn, toàn diện đến xã hội nông thôn; huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc một cách quyết liệt, với phương châm: “Khơi dậy nội lực của dân để lo cuộc sống cho dân”, "Nâng đầu đỡ cuối, tất cả cùng tiến bộ, phát triển", "Dừng lại là rớt chuẩn", luôn quán triệt phương châm "Nông thôn mới có điểm khởi đầu, làm liên tục không ngừng nghĩ".

Thứ hai, quá trình thực hiện, tỉnh đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức của đội ngũ cán bộ, người dân và cộng đồng, tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện; lựa chọn các nội dung trọng tâm, gắn với lợi ích thiết thực của người dân, cộng đồng và kiên trì tổ chức thực hiện; xây dựng mô hình, điển hình tốt, thuyết phục để nhân rộng; phải luôn biết "giữ lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, tỉnh có cơ chế, cách làm sáng tạo trong huy động nguồn lực, nhất là nguồn xã hội hóa. Ngân sách nhà nước chủ yếu mang tính hỗ trợ, kích hoạt, thưởng theo kết quả đầu ra. Phân cấp, trao quyền chủ động cho cơ sở, người dân và cộng đồng. Ngoài huy động nguồn lực trực tiếp của người dân, đã huy động hiệu quả sự hỗ trợ của con em xa quê, lực lượng vũ trang, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội..., xem đây là nhiệm vụ chính trị của các tổ chức này.

Thứ tư, quá trình thực hiện các địa phương chú trọng, tăng cường sinh hoạt, đối thoại, phát huy cao dân chủ cơ sở; công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn lực, bảo đảm sử dụng hiệu quả, tạo sự tin tưởng của người dân, cộng đồng và toàn xã hội.

Thứ năm, chú trọng công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn cho cơ sở. Định kỳ soát xét, đánh giá nâng cao mức độ đạt chuẩn, đánh giá theo khối lượng tăng thêm, đối với Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025 các xã cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, lệch lạc, kiên quyết thu hồi Bằng công nhận đạt chuẩn nếu để "rớt" chuẩn. Quan tâm đúng mức việc sơ, tổng kết, đánh giá và khen thưởng, vinh danh kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình kể cả qua các lễ hội lớn, tạo phong trào thi đua mạnh mẽ, rộng khắp.

Về phát triển nông nghiệp: Hà Tĩnh có khu vực miền núi với diện tích gần 500 nghìn ha, vùng ven biển gần 45 nghìn ha, vùng đồng bằng hơn 56 nghìn ha, 137 km đường bờ biển, với 4 cửa lạch đổ ra biển: cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng và cửa Khẩu, tổng diện tích các vùng biển hơn 18 nghìn km2… là tiềm năng, lợi thế lớn để Hà Tĩnh phát triển cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển trồng lúa và các loại hoa màu khác.

Với quyết tâm chính trị lớn, tỉnh đã đưa ngành nông nghiệp không ngừng vươn lên, đạt nhiều thành tựu vượt bậc, có ý nghĩa nền tảng trong phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp đạt trên 3,45%/năm (cả nước 3%/năm), năm 2021 đạt trên 3,78%. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành năm 2021 đạt trên 24.850 tỷ đồng. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp từ 34,5% (năm 2010) lên 53% (năm 2021). Tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế phát triển, giá trị gia tăng cao (như cam, bưởi Phúc Trạch, rau củ quả thực phẩm, chè xuất khẩu, chăn nuôi lợn, bò, hươu, nuôi tôm) từ 30,4% lên 46%; giảm tỷ trọng trồng trọt từ 59% xuống còn dưới 41%.

Các hoạt động xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả tích cực, nhất là tiêu thụ nông sản chủ lực và sản phẩm OCOP của tỉnh trên các kênh phân phối; chú trọng triển khai các giải pháp phát triển kênh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử; mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sản phẩm của tỉnh như bưởi Phúc Trạch, cam Hà Tĩnh đã phân phối, tiêu thụ qua các hệ thống lớn như siêu thị Big C, Vinmart, Co.op mart và chuỗi của hàng thực phẩm sạch trong cả nước; nhiều gian hàng bưởi, cam Hà Tĩnh trên các sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam như: Voso.vn, Postmart.vn, Sendo.vn và sàn TMĐT của tỉnh hatiplaza.com.

6 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản (giá so sánh) ước đạt trên 6.300 tỷ đồng (tăng 1,5% cùng kỳ), trong đó: Nông nghiệp 5.314 tỷ đồng (bằng 98% cùng kỳ), lâm nghiệp 350 tỷ đồng (tăng 2,5%), thủy sản 510 tỷ đồng (tăng 3,5%). Tốc độ tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 0,22% so với cùng kỳ năm trước (là năm có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua).

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 21/4/2022 về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội và Quyết định số 462/QĐ-TTg ngày 14/4/2022 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo chúng tôi, với nhiều điều kiện tương đồng, 3 tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa có những tiềm năng, triển vọng liên kết hợp tác phát triển sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản như sau:

1. Tạo diễn đàn để các doanh nghiệp giao lưu, liên kết, hợp tác đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến sản phẩm nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ, bao gồm:

- Vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng tại 3 tỉnh;

- Vùng nguyên liệu chè công nghiệp và cam Chanh chất lượng cao trên địa bàn 2 tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An;

- Phát triển chăn nuôi lợn, bò sữa, bò thịt, hươu, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản theo các hình thức liên kết, gia công, bao tiêu sản phẩm; xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

- Đẩy mạnh hợp tác trong khai thác, đánh bắt thuỷ sản giữa 3 tỉnh, tăng cường bảo vệ ngư trường và chống khai thác IUU.

2. Hợp tác, liên kết phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản:

- Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tập đoàn chế biến có uy tín, kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu đầu tư các nhà máy chế biến nông lâm thuỷ sản với các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Khuyến khích phát triển mới, mở rộng quy mô các cơ sở chế biến nông sản, thuỷ sản quy mô tiểu thủ công nghiệp với các sản phẩm đặc trưng của địa phương, sản phẩm OCOP.

3. Hợp tác xúc tiến, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản; hợp tác trong phát triển dịch vụ logistics.

Để phát huy tốt những tiềm năng, triển vọng trong liên kết, hợp tác phát triển sản xuất nông nghiệp, tiêu thu nông sản giữa 3 tỉnh; cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

Một là, phối hợp với Bộ ngành lập, triển khai Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với quy hoạch của 3 tỉnh và đảm bảo phát triển không gian ngành nông nghiệp 3 tỉnh có tính liên kết chặt chẽ; xây dựng được chuỗi cung ứng hàng hóa, liên kết thị trường giữa các địa phương theo nhóm hàng để tạo năng lực cạnh tranh cho kinh tế vùng.

Hai là, đẩy mạnh giao lưu, chia sẻ về phát triển sản xuất nông nghiệp giữa ngành nông nghiệp của 3 tỉnh, nhất là chủ trương tập trung, tích tụ ruộng đất để phục vụ liên kết, hợp tác sản xuất nông lâm thuỷ sản hàng hoá, quy mô lớn, trọng tâm là phát triển rau, quả, thịt, sữa, thuỷ sản, lúa, chè… gắn với công nghiệp chế biến, kết nối với thị trường tiêu thụ; nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản, thuỷ sản tỉnh Hà Tĩnh.

Ba là, ngành nông nghiệp các tỉnh theo từng lĩnh vực, tiến hành rà soát, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp theo 3 cấp sản phẩm (sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, sản phẩm đặc trưng, đặc sản địa phương mô hình “Mỗi làng, xã một sản phẩm”). Cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ nông lâm thuỷ sản. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác sản xuất nông lâm thuỷ sản theo chuỗi giá trị; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt.

Bốn là, liên kết, hợp tác phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến tinh, sâu, chế biến công nghệ cao. Chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hỗ trợ để hỗ trợ phát triển nông lâm thuỷ sản nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh. Phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, các làng nghề, ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động gắn với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Năm là, ưu tiên nguồn lực cho hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, phối hợp đề xuất Bộ Công Thương triển khai các hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cấp vùng. Trên cơ sở Quyết định 1162/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 và Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng Chương trình xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 3 tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, trong đó chú trọng liên kết nhằm tăng quy mô cung cấp ra thị trường các sản phẩm cùng loại. Phối hợp đề xuất Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương hỗ trợ tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm quy mô vùng, kết nối với các nhà phân phối lớn trong và ngoài nước.

Sáu là, xây dựng Trung tâm sản phẩm OCOP kết nối với các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ (giai đoạn 2021-2025 Hà Tĩnh có chủ trương xây dựng Trung tâm sản phẩm OCOP). Tại đây, tập hợp các sản phẩm được xếp hạng OCOP 3 sao trở lên của các tỉnh trong khu vực và cả nước. Các tỉnh cùng phối hợp xúc tiến thương mại, kết nối sàn thương mại điện tử với nhau, đồng thời hỗ trợ đưa sản phẩm nông sản của 3 tỉnh vào các kênh phân phối trên địa bàn.

Bảy là, tăng cường hợp tác trong phát triển dịch vụ logistics để giảm chi phí trong giá thành, tăng lợi thế cạnh tranh cho nông sản ba tỉnh; liên kết quy hoạch và thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm logistics gắn với các vùng sản xuất nông sản tập trung; thu hút đầu tư hệ thống kho, bãi để phân loại, bảo quản, sơ chế nhằm bảo đảm chất lượng nông sản tươi sống, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Cùng với đó, liên kết hình thành các vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến quy mô lớn để phục vụ xuất khẩu. Thay đổi tư duy làm chợ đầu mối bằng trung tâm logistics nông sản, là nơi để tập trung nguồn hàng, đầu tư thị trường, bảo đảm được chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nông sản.

Tin tưởng rằng trong thời gian tới, với những tiềm năng, triển vọng liên kết, hợp tác phát triển sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản giữa 3 tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh và các chính sách, cơ chế thu hút đầu tư, ngành nông nghiệp 3 tỉnh sẽ có những bước tiến rõ rệt, tạo ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.

Theo BTH

Tin liên quan

Tin mới hơn

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

LNV - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD (tăng 14,3%) và nhập khẩu 23,5 tỷ USD (tăng 12,8%) so với cùng kỳ năm 2024.
Sớm học nghề tự thân lập nghiệp

Sớm học nghề tự thân lập nghiệp

LNV - Nói đến anh Nguyễn Văn Bính (SN 1996) thợ sửa chữa xe máy ở khu 3 Đào Xá, Phú Thọ, thì người dân các xã ven Sông Đà khu vực các xã Đào Xá, Thanh Thủy, Tam Nông của tỉnh Phú Thọ và các xã Vật Lại, Cổ Đô của TP Hà Nội có nhiều người biết đến.
Thanh Hóa: Hiệu quả dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Hiệu quả dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

LNV - Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo. Trong đó, nổi bật có Dự án 1 về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa

Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại, những làng nghề truyền thống như Trát Cầu thuộc xã Tiền Phong, huyện Thường Tín (nay là xã Thường Tín, Hà Nội) vẫn giữ được bản sắc riêng với đôi bàn tay tài hoa của những người thợ.
Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

LNV - Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các hợp tác xã, người dân tổ chức chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn sinh học.
Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

LNV - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn là "chìa khóa" cho phát triển du lịch bền vững. Với kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, những năm qua, ngành du lịch tỉnh đã và đang nỗ lực biến những giá trị văn hoá truyền thống này thành tài nguyên quý giá. Qua đó, không chỉ thu hút du khách mà còn góp phần xây dựng thương hiệu cho du lịch Xứ Lạng.

Tin khác

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

LNV - Giá cà phê trong nước hôm nay (9/7) giảm mạnh, mức giảm từ 3.700 - 3.800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, giá tiêu cũng biến động giảm và đi ngang, mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa bàn trọng điểm 140.600 đồng/kg.
Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

LNV - Chiều 7-7, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bát Tràng tổ chức Hội nghị lần thứ 2, triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp.
“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

LNV - Tại Hội nghị trực tuyến triển khai giao chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 cho 58 xã, phường mới vào sáng ngày 3/7, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Quốc Dũng đưa ra “mệnh lệnh thép”, nhằm mục đích xây dựng kiến tạo tỉnh Gia Lai mới bứt phá thần tốc, tạo động lực phát triển nhanh, bền vững.
Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

LNV - Mô hình dự báo giá xăng, dầu của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) nhận định, tại kỳ điều hành ngày 3-7, giá xăng, dầu bán lẻ có thể giảm 6,8 - 7,5%.
Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

LNV - Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, anh Lê Bảo Hưng, sinh năm 1993, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi Bảo Hưng (HTX), xã Trường Hà đã khởi nghiệp thành công từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Anh là gương điển hình cho lớp trí thức trẻ Cao Bằng sống trọn với đam mê, bằng nghị lực tuổi trẻ, cùng ý chí vươn lên thực hiện khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.
Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

LNV - 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu rau quả sụt giảm đáng kể do một số loại quả chưa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm. Nhiều lô sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện chứa dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng quy định…
Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

LNV - Huyện Gia Lâm hiện có hơn 30.000 cán bộ, hội viên sinh hoạt tại 16 tổ chức cơ sở hội xã, thị trấn, 124 chi hội địa bàn dân cư.
Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

LNV - Thực hiện có hiệu quả những chương trình, dự án hỗ trợ tạo sinh kế, đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho người dân..., giai đoạn 2021 - 2025, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Lâm Hà đã có điều kiện phát triển kinh tế ổn định, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

LNV - Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) đang được nhiều hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tích cực triển khai, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh hiệu quả và từng bước thay đổi tư duy từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa bền vững.
Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

LNV - Trong tháng 6/2025, tỉnh Bình Định liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực từ các nhà đầu tư nước ngoài với hai đại dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và du lịch nghỉ dưỡng - tài chính quốc tế. Đây được đánh giá là những bước đột phá chiến lược, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế xanh, nâng tầm vị thế địa phương trên bản đồ đầu tư toàn cầu.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

LNV - Chiều 12/6, tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển với chủ đề “Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo”, diễn ra tại Stockholm (Thuỵ Điển), Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án “Tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester” cho Công ty SYRE Impact AB.
Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

LNV - Với vị trí chiến lược cùng tiềm năng xuất khẩu lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương sắp hợp nhất cùng TP. HCM và Bình Dương, được kỳ vọng trở thành một trong những động lực phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng của cả nước. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm được các ngành chức năng đề ra tại “Hội thảo giới thiệu các thị trường tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu và các nước” ngày 6/6.
Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

LNV - Khô cá lóc – một món ăn tưởng chừng mộc mạc, dân dã nay đang dần trở thành một trong những đặc sản tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ là thức quà mang hương vị tuổi thơ, khô cá lóc còn đại diện cho mô hình sinh kế bền vững gắn liền với thiên nhiên, văn hóa và bản sắc địa phương. Trong đó, có thể kể đến hai sản phẩm tiêu biểu: Khô cá lóc Thạnh Hưng (Long An) và Khô cá lóc vị xưa “Khô cá Rừng Tràm” (An Giang). Hai thương hiệu với hai câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung một khát vọng - lưu giữ hồn quê và phát triển kinh tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi

LNV - Sáng 10-6, tại Phú Thọ, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình về tình hình triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương gần đây; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương; công tác quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí

LNV - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị trong bối cảnh chính quyền cấp huyện sắp kết thúc hoạt động, đối với các dự án do cấp huyện là chủ đầu tư, phải có hướng xử lý, giải pháp chuyển tiếp đối với các dự án, bảo đảm yêu cầu về giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống
Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

OVN - Vừa qua, trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.
HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

LNV - Với tinh thần đổi mới, chủ động, các HTX ở Tây Ninh đang đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững tại nhiều địa phương.
Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

LNV - Sau 7 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn văn hóa và trao quyền cho cộng đồng. Đây là minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

LNV - GD&TĐ - Chương trình nông thôn mới không chỉ thay đổi diện mạo vùng quê mà còn nâng cao chất lượng học tập, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho học sinh.
Giao diện di động