Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Thanh Hoá: Cần những giải pháp cụ thể cho phát triển làng nghề

TBV - Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, hiện toàn tỉnh có 36 nghề với 118 làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), với 75 làng nghề, làng có nghề truyền thống đã được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận. Trong đó, có 2 nhóm làng nghề hoạt động tốt, gồm: Nhóm làng nghề chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm; nhóm làng nghề sản xuất TTCN.
Vượt khó bám nghề

Theo thống kê của UBND xã Thiệu Đô, hiện có gần 40 hộ làm nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Những năm qua, nghề này gặp khó khăn như: Nguồn nhân lực hạn chế vì phần lớn người lao động ở độ tuổi thanh niên, trung niên đều có xu hướng đi làm công nhân trong các công ty hoặc tự kinh doanh buôn bán; thị trường tiêu thụ bấp bênh; diện tích trồng dâu bị thu hẹp và không tập trung nên cây dâu bị ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật từ các bãi hoa màu gần đó khiến việc nuôi tằm cũng gặp nhiều khó khăn... Đã có lúc nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô đứng trước nguy cơ mai một khi chỉ còn vài hộ ở làng sản xuất cầm chừng. Nhưng những năm gần đây, cùng với những cơ chế, chính sách của Nhà nước, của các cấp, các ngành, xã Thiệu Đô đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khôi phục, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm, tạo nhiều cơ chế hỗ trợ khôi phục nghề, nên nghề ươm tơ đã khởi sắc trở lại. Nhiều sản phẩm đã được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành trong nước, đặc biệt là thị trường nước ngoài như: Trung Quốc, Lào...

Là chủ cơ sở ươm tơ lớn nhất của xã, cũng là người có hơn 30 năm gắn bó với làng nghề truyền thống này, ông Hoàng Văn Ánh cho biết: “Tôi chẳng biết nghề này có từ bao giờ, nhưng tôi sinh ra và lớn lên cùng nó. Ngay từ khi còn rất nhỏ, tôi đã biết giúp bố mẹ đi hái dâu, cho tằm ăn... nên đã thấu hiểu nỗi vất vả của nghề. Và rồi tôi muốn làm một điều gì đó để gìn giữ, phát triển nghề truyền thống của ông cha trên mảnh đất quê hương mình. Thế nhưng, để có được ngày hôm nay, nghề ươm tơ dệt lụa nơi đây đã trải qua bao biến cố, thăng trầm, có những lúc tưởng chừng như bỏ cuộc bởi sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, nhất là từ Ấn Độ”.


Người dân làng Hồng Đô, xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa miệt mài “giữ lửa” với nghề.


Rời xã Thiệu Đô, chúng tôi về xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, một trong những nơi có làng nghề rèn cơ khí truyền thống lâu đời. Là người có hơn 20 năm gắn bó với nghề, anh Phạm Văn Bình, làng Ngọ, chia sẻ: “Đã có một thời gian, làng nghề rèn chao đảo trước sự xuất hiện ồ ạt của các loại dao, kéo nhập ngoại từ Trung Quốc, Thái Lan với mẫu mã đẹp, màu trắng sáng, giá rẻ hơn khiến đầu ra của sản phẩm rèn gặp nhiều khó khăn. Vì thế, ai cũng phải tự đi tìm đầu ra riêng cho mình. Để bán được hàng, hàng ngày tôi phải lặn lội hàng trăm km từ khắp các con đường, ngõ hẻm rao bán từng chiếc dao một... cứ như vậy đến mấy năm trời mới tìm được đầu ra ổn định”, anh Bình bộc bạch.

Nhắc đến làng nghề rèn cơ khí truyền thống, ông Phạm Anh Khoa, Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc, cho biết: “Nghề rèn là một nghề khá vất vả, hiện đang thu hút 2.100/5.800 lao động của địa phương và là nguồn thu nhập chính của người dân trong xã, thu nhập trung bình từ 200.000-250.000 đồng/người/ngày. Từ xưa, Tiến Lộc đã nổi tiếng với nghề rèn gắn với tên các làng: Làng Ngọ, làng Bùi, làng Sơn. Những năm gần đây, nghề rèn đã bắt đầu du nhập vào 2 làng còn lại: Thị Trang và Xuân Hội. Mặc dù vậy, những người làm nghề vẫn gặp không ít khó khăn, nhất là đầu ra... Vì vậy, rất mong Nhà nước có những cơ chế, chính sách phù hợp để những người “giữ lửa” cho làng nghề truyền thống tiếp tục phát huy, phát triển”.


Làng nghề rèn cơ khí truyền thống ở xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác.


Rất cần những giải pháp cụ thể

Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật và công nghệ thì những ngành nghề, sản phẩm của nghề, làng nghề truyền thống không còn phù hợp, có thị trường bấp bênh, nhu cầu sử dụng của con người không nhiều, tự nó sẽ mất đi. Đó là quy luật đào thải của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống cần phải được coi trọng hơn bao giờ hết.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trương Văn Tuyên, phụ trách Phòng Công nghiệp nông thôn, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa cho biết: Một thực trạng hiện nay là tại các huyện miền núi, hoạt động ngành nghề TTCN phát triển chậm, một số nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát đang có nguy cơ mai một. Đa số các cơ sở sản xuất TTCN có quy mô sản xuất nhỏ (chủ yếu là hộ gia đình), vốn ít, công nghệ thiết bị đơn giản, khó mở rộng và phát triển chiều sâu. Phần lớn hàng TTCN mẫu mã đơn giản, chất lượng chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm tạo được thương hiệu, khó cạnh tranh được các sản phẩm cùng loại được sản xuất tại các nhà máy; thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế và thiếu tính ổn định, tiêu thụ nội địa vẫn là chính nên giá trị chưa cao, lượng xuất khẩu hàng năm không đều, thường phải qua nhiều khâu trung gian; phần lớn là lao động phụ, số thợ tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất ít, số lượng thợ ở các làng nghề đang có xu hướng giảm do nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp may mặc, giầy da. Thu nhập làng nghề dù tăng so với trước đây song vẫn thấp hơn lao động tại các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư phát triển TTCN còn khiêm tốn và thiếu đồng bộ, chủ yếu mới đầu tư hỗ trợ công tác đào tạo nghề, đổi mới công nghệ; vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm; công tác bảo vệ môi trường... chưa được quản lý chặt chẽ.

Theo ông Tuyên, nguyên nhân trên là do một số địa phương chưa quan tâm đúng mức tới công tác quy hoạch, kế hoạch, mô hình, xây dựng mô hình, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển TTCN. Các cơ sở ngành nghề nông thôn vẫn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, chủ yếu là do khả năng sản xuất, khả năng thế chấp và trả nợ, cơ chế tín dụng và thủ tục vay vốn. Sản phẩm làng nghề tuy nhiều nhưng ít có sản phẩm mang thương hiệu vùng hoặc quốc gia; phần đa chất lượng sản phẩm trong các làng nghề còn thấp, không ổn định nguồn cung và không đồng đều giữa các làng nghề; giá thành bán ra còn cao nên khả năng cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế.

Mặt khác, các cơ sở làng nghề chưa quan tâm sâu đến sản xuất gắn với thị trường, chưa làm tốt công tác tiếp thị; các kênh phân phối sản phẩm ở nông thôn đều có sự tham gia phổ biến của tiểu thương dẫn đến phát sinh nhiều chi phí qua khâu trung gian, bị ép giá, lợi nhuận của người sản xuất bị giảm. Nhiều địa phương, nhất là cấp xã chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, chậm phát hiện và xử lý chưa kịp thời các vi phạm.

Công tác quản lý môi trường làng nghề các cấp chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu; đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề còn thiếu. Việc huy động sự tham gia của các tổ chức và người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường còn hạn chế.

Trước thực trạng đó, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn, phát triển ngành, nghề TTCN, trong đó có nghề truyền thống, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh nên nhìn chung một số nghề, làng nghề truyền thống đã được bảo tồn và phát triển ở dưới dạng tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ gia đình; một số sản phẩm đã trở thành hàng hóa bán ra thị trường, như: Mây, tre đan; dệt thổ cẩm; rượu cần; nón lá; chiếu cói; đồ đúc đồng... đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều người dân trong những lúc nông nhàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.

Cùng với tiềm năng, lợi thế sẵn có, để bảo tồn và phát huy các nghề, làng nghề truyền thống ấy, rất cần những giải pháp cụ thể, như: Xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, thương hiệu hàng hóa, đổi mới công nghệ, thiết bị; tiếp tục hỗ trợ thương hiệu, nhãn mác sản phẩm như: Mộc dân dụng, mây tre đan, nem chua; hỗ trợ và đào tạo cho các cơ sở sản xuất TTCN phát triển thương hiệu, nhãn hiệu, đặc biệt là những nghề truyền thống, nghề có khả năng phát triển độc lập và các nghề gắn với phát triển du lịch.

Đồng thời, mạnh dạn ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất TTCN như chế biến nguyên liệu, trang thiết bị máy móc, các dụng cụ cầm tay tinh xảo, sử dụng các loại hàng hóa và chất liệu mới, kỹ thuật bảo quản, đóng gói sản phẩm để tạo ra sản phẩm đa dạng, phong phú về chủng loại, độc đáo về kiểu dáng. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm TTCN. Tuyên truyền, vận động thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh như: Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; chương trình hàng Việt Nam về nông thôn... Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường bằng các hình thức: Xây dựng website, phát hành các bản tin sản phẩm TTCN...; phát triển làng nghề gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác đào tạo nghề, phát huy hiệu quả sử dụng lao động sau đào tạo...

“Hiện còn rất nhiều bất cập đối với nghề, làng nghề truyền thống, nhất là nhân lực quản lý Nhà nước dưới hệ thống cơ sở còn thiếu và yếu. Nếu giải quyết được điều này làng nghề truyền thống mới thực sự tồn tại và phát triển”, ông Tuyên nhận định.

Bài và ảnh Hoài Thu

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

LNV - Thời gian qua, xã đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đã thu hút một số lượng lớn cư dân đến sinh sống, lập nghiệp. Xuất phát từ mong muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đảng viên Cao Văn Giáp thực nghiệm ý tưởng phát triển làng nghề gắn với kinh tế biển. Do nhiều năm công tác liên tục trên quần đảo, đồng chí có nhiều vốn sống để chăm lo, giúp đỡ cư dân đảo và ngư dân.

Tin khác

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

LNV - Vụ nhãn năm nay, bản Hải Sơn và Hồng Nam của xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vinh dự được công nhận là Làng nghề chế biến long nhãn. Việc thành lập làng nghề không chỉ là điều kiện quan trọng về tư cách pháp nhân để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu bao tiêu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

LNV - Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hình thành lâu đời, như: Vẽ tranh trên kiếng, đâm cốm dẹp, đan đát, làm bánh pía…
Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu  Phố cổ Hà Nội

Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu Phố cổ Hà Nội

Sáng ngày 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm - gắn với phố nghề Lãn Ông” do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội kết hợp với Hội Đông y quận Hoàn Kiếm tổ chức.
Khai mạc hoạt động văn hóa

Khai mạc hoạt động văn hóa 'Giữ nghề xưa trên phố' năm 2024

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024 ) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hướng đến kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Từ ngày 19/4 -12/5, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa với chủ đề “Giữ nghề xưa trên phố”.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

LNV - Đến với Gia Lai, ngoài trải nghiệm thú vị với các hình thức du lịch cộng đồng, homestay, với ẩm thực đa dạng và phong phú, du khách còn được khám phá nét nguyên bản trong các nghề thủ công. Trong đó, nghề dệt thổ cẩm của người tộc thiểu số Rajai, Bana với bộ trang phục, khăn áo… đã từ lâu trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người đồng bào nơi đây.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

LNV - Ngày 12/4/2024, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Chương trình khảo sát trải nghiệm và công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”. Với các điểm đến, đó là: Đình Đền Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai); Làng nghề tăm hương (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa); Làng nghề dệt Phùng Xá (Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức).
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

LNV - Từng nức tiếng với nghề đúc lư đồng truyền thống. Làng nghề đúc lư đồng An Hội nằm trên con đường Nguyễn Duy Cung, thuộc phường 12, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh giờ đây chỉ còn vài hộ gia đình gắng gượng giữ nghề truyền thống. Nghề đúc lư đồng An Hội đang đứng trước nguy cơ mai một. Làm sao có thể giữ nghiệp của cha ông đang là trăn trở của những người còn gắn bó với nghề?
Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

LNV - Làng Châm Khê, thuộc phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những cái nôi của di sản văn hóa phi vật thể Quan họ Bắc Ninh. Nơi đây được xem như một "bảo tàng sống" lưu giữ những giá trị tinh hoa độc đáo của loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc Quan họ Bắc Ninh.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

LNV - Những năm gần đây, vấn nạn “thực phẩm bẩn” đang là nỗi lo của cả xã hội, khi một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã đem ra thị trường bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc, được ngâm, tẩm hóa chất, phun chất kích thích sinh trưởng…
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất kh
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động