Thành công nhờ thay đổi cơ cấu cây trồng
Cách đây gần 15 năm, huyện Mê Linh có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ trương này đã có tác động lớn đến sự thay đổi của vùng đất này. Nhận thấy những cây trồng truyền thống như chuối, mía đã không còn phù hợp, thu nhập bấp bênh, một số gia đình xã Tráng Việt đã tiên phong trong việc vay vốn để cải tạo đất, phát triển rau sạch.
Mê Linh trở thành điểm sáng trong phát triển rau sạch của Hà Nội
Thời gian đầu khi mới chuyển đổi cơ cấu cây trồng, do thiếu kinh nghiệm chăm sóc nên nguồn thu nhập từ trồng rau sạch không được như mong muốn, không đủ hoàn lại số vốn ban đầu đã bỏ ra cải tạo đất, chăm bón cho cây trồng. Trải qua một vài vụ rau, người dân xã Tráng Việt đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc rau nên chất lượng rau ngày càng được nâng cao, thu nhập từ trồng rau cũng tăng dần, người dân dần ổn định cuộc sống.
Do chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần số vốn đầu tư khá lớn, thế nên ban đầu chỉ có một vài hộ gia đình xã Tráng Việt mạo hiểm triển khai chuyển đổi. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm, khi tận mắt chứng kiến những cánh đồng rau sinh trưởng và phát triển tốt nên các hộ dân thôn Đông Cao, xã Tráng Việt đã đồng loạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng với mong muốn vươn lên thoát nghèo. Tính tới thời điểm hiện tại, tại thôn Đông Cao xã Tráng Việt có tới hơn 90% người dân phát triển kinh tế bằng nghề trồng rau an toàn.
Ông Đàm Văn Nua - Chủ tịch Hợp tác xã Tráng Việt cho biết, thôn Đông Cao hiện nay có 1250 hộ dân với hơn 5.000 nhân khẩu, 800 hộ dân đang sản xuất canh tác tại vùng trồng rau lớn của thôn. Thị trường tiêu thụ rau chủ yếu ở chợ đầu mối trên khắp Thành phố Hà Nội, ngoài ra còn có các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang. Trung bình một ngày tiêu thụ khoảng 300 – 500 tấn.
Ông Nguyễn Văn Biên có thu nhập ổn định nhờ chuyển nghề trồng rau sạch.
Chuyển đổi sang làm trồng rau được hơn 8 năm nay, ông Nguyễn Văn Biên (Khu 2, thôn Đông Cao, xã Tráng Việt) cho biết: Từ ngày trồng rau, thu nhập của người dân dần ổn định và phát triển hơn. Hợp tác xã chia đất theo nhân khẩu, gia đình tôi với gần 3 mẫu đất, thu nhập trung bình khoảng 11 – 12 triệu/sào.
Cũng theo ông Biên, mỗi năm người dân có thể canh tác từ 4-8 vụ, củ cải trắng có giá trị cao nhất. Vì vậy nhiều hộ gia đình chuyên canh củ cải trắng có thu nhập 200 – 300 triệu/ năm. Tuy nhiên, để trồng được một diện tích đất lớn củ cải, cần rất nhiều thời gian cũng như kỹ năng chăm sóc phân bón cho cây, đầu tư hệ thống tưới tự động...
Còn anh Ngô Văn Cát cho biết: “Tính tới thời điểm hiện tại, toàn bộ diện tích rau màu đã đưa lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Do hợp đất nên rau màu tươi tốt, phát triển rất nhanh và ít gặp sâu bệnh hại. Với diện tích trồng rau lớn, mỗi năm, gia đình mình thu về hàng trăm triệu đồng từ nghề trồng rau an toàn.
Đó là 2 trong số hàng trăm hộ dân ở đây có thu nhập khấm khá nhờ biết nắm bắt thời cuộc, chuyển thành công mô hình trồng rau.
Có thể nói, nhờ có sự định hướng đúng về phát triển cây trồng của huyện Mê Linh mà cuộc sống của người dân trong xã Tráng Việt ngày càng ổn định. Mùa nào thức đó, các loại rau được trồng theo mùa vụ với đa dạng về chủng loại. Trong đó, loại rau chủ lực, được trồng nhiều nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất phải kể đến củ cải trắng có xuất xứ từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Bên cạnh đó, bà con nông dân còn trồng thêm nhiều loại rau màu khác như: Rau cải ngồng, cải chip, súp lơ, cà chua…
Nhờ thành công từ thay đổi cơ cấu cây trồng, đời sống người dân nơi đây ngày càng đổi thay, cuộc sống ổn định, nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Mô hình này rất đáng để nhiều địa phương ở các tỉnh thành khác học tập.
Bài, ảnh: Kim Anh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tuyên Quang: Hội viên các cấp Hội nông dân tỉnh chung tay xây dựng nông thôn mới
15:32 | 13/09/2024 Nông thôn mới
Làm kinh tế giỏi, góp phần xây dựng xã NTM nâng cao
09:57 | 13/09/2024 Nông thôn mới
Phú Yên: Xã Hòa Quang Bắc được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu
11:03 | 11/09/2024 Nông thôn mới
Quảng Ngãi: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã
11:18 | 10/09/2024 Nông thôn mới
Nam Định: Phát huy vai trò của Hội Nông dân các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
09:36 | 05/09/2024 Nông thôn mới
Thanh Hoá: Làng nghề Mật Sơn hối hả mùa tết trung thu
09:36 | 05/09/2024 Nông thôn mới
Tin khác
Huyện Bá thước (Thanh Hoá): Tập trung đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
07:09 | 01/09/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới
07:09 | 01/09/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu gắn với bản sắc địa phương
10:28 | 30/08/2024 Nông thôn mới
Hệ thống nhà máy hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP tại Công ty Cổ phần Curcumin Bắc Hà
10:26 | 30/08/2024 Nông thôn mới
Phú Yên: Xã Hòa Đồng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu
15:27 | 29/08/2024 Nông thôn mới
Huyện Thanh Thủy (Phú Thọ): Mặt trận tổ quốc xã Bảo Yên với phong trào nông thôn mới nâng cao
13:43 | 29/08/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Rực rỡ nhiều đường hoa của phụ nữ góp phần dựng xây nông thôn mới
10:31 | 29/08/2024 Nông thôn mới
Đồng Nai đầu tư hơn 179.000 tỉ đồng xây dựng nông thôn mới
09:32 | 23/08/2024 Nông thôn mới
Bình Định: Đường vui chào mừng ngày Quốc khánh
17:07 | 22/08/2024 Nông thôn mới
Bến Tre: Xã Lộc Thuận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
09:51 | 22/08/2024 Nông thôn mới
Bình Định: Công bố xã Phước Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
14:07 | 21/08/2024 Nông thôn mới
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Ba Trại xây dựng xã nông thôn mới nâng cao
14:52 | 20/08/2024 Nông thôn mới
Huyện Lục Yên (Yên Bái): Ngành nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới
10:13 | 20/08/2024 Nông thôn mới
Xã Đông Cuông (Văn Yên) phát động chiến dịch "Ươm mầm dâu – đẹp, giàu quê hương"
11:05 | 14/08/2024 Nông thôn mới
Thanh Hoá: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch
15:11 | 13/08/2024 Nông thôn mới
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 Khuyến nông
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 Nghiên cứu trao đổi
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống
11:17 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao
11:16 OCOP
Đậm đà hương vị tương nếp truyền thống Tân Đức
09:35 Kinh tế