Hà Nội: 20°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Thái Nguyên: Nông thôn mới, bền vững từ nông dân

LNV - Mục đích của Chương trình xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại. Nhưng để nông thôn mới phát triển bền vững, giải pháp hiệu quả nhất vẫn là nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân thông qua đào tạo nghề. Bởi qua đào tạo nghề, người nông dân được trang bị kiến thức, kỹ năng sản xuất mới, tiên tiến, phù hợp với xu hướng phát triển hội nhập quốc tế.
Ông Mông Quốc Dũng, Trưởng phòng Dạy nghề (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: Cũng như cả nước, Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ trong xây dựng nông thôn mới được triển khai tại Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2020. Sau 10 năm triển khai thực hiện, nhận thức của người nông dân có chuyển biến rõ nét trong sản xuất. Tư duy của người nông dân “bên luống cày” là sản xuất ra các loại hàng hóa nông sản có chất lượng, mang lại giá trị kinh tế cao.

Điển hình như HTX Chè La Bằng (Đại Từ) có sản phẩm đạt tiêu chuẩn làm quà tặng đại biểu dự Hội nghị APEC; HTX Ngựa bạch Dương Thành; HTX Chăn nuôi gà đồi Tân Khánh (Phú Bình) mỗi năm đạt tổng thu hàng tỷ đồng; Tổ hợp tác sản xuất - tiêu thụ na an toàn xóm Hiên Minh, xã La hiên (Võ Nhai) đã tập hợp được các hộ trồng na trong vùng cùng sản xuất theo chuẩn VietGAP; HTX Chè Hảo Đạt, xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên) có sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận mua với giá 2,5 triệu đồng/kg.

Hầu hết LĐNT sau đào tạo nghề đã biết xây dựng kế hoạch sản xuất của gia đình khoa học, hiệu quả và mang lại thu nập cao hơn so với trước đây. Nhiều nông dân không chỉ thoát nghèo, mà trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Ông Nguyễn Mạnh Linh, xã Đông Cao (T.X Phổ Yên) nói: 5 năm trước, ngay sau khi được học nghề chăn nuôi, tôi đã đầu tư 1,5 tỷ đồng xây dựng trang trại chăn nuôi gà mái đẻ, với quy mô 5.000 con. Tôi nhận thấy cái hay ở lớp học là ngoài kiến thức chăn nuôi, tôi còn được các giảng viên giới thiệu, kết nối với những đơn vị cung ứng thuốc thú y, con giống, thức ăn, nơi bao tiêu sản phẩm và kỹ năng khởi nghiệp.


Nông dân xóm Ao Trám, xã Động Đạt (Phú Lương) trao đổi kinh nghiệm sản xuất chè an toàn.


Còn ông Nguyễn Văn Tuyên, Phó Giám đốc HTX Chăn nuôi trồng trọt dịch vụ nông nghiệp Đông Thịnh, xã Tân Khánh (Phú Bình) cho biết: Từ năm 2017 tôi cùng 30 nông dân khác ở xã đăng ký học nghề chăn nuôi. Sau học nghề, chúng tôi chủ động hơn trong việc chăm sóc, ấp trứng, phòng bệnh dịch cho gà. Sản phẩm gà của HTX được bạn hàng từ Hà Nội và các tỉnh: Thanh Hóa, Hải Dương, Hải Phòng đến tận nơi đặt mua...

Chuyện học nghề, ông Đào Văn Xuân, người dân tộc Mông xóm Lân Quan, xã Tân Long (Đồng Hỷ) cho biết: Cán bộ về bản dạy dân mình kỹ thuật trồng ngô giống mới, trồng cây na ăn quả và trồng cỏ nuôi trâu, nhờ đó bà con có thêm thu nhập, cuộc sống được ổn định hơn.

Kết quả của đào tạo nghề cho LĐNT có thể nhìn được bằng mắt thường. Bởi bất cứ vùng quê nào của Thái Nguyên, nếu ai đó sau 10 năm trở lại đều phải ngỡ ngàng vì một nông thôn mới hiện đại đã khỏa lấp hầu khắp cảnh xưa. Tất cả mọi đổi thay đều do con người, bởi cùng với sự đầu tư của Nhà nước trong xây dựng hạ tầng cơ sở là sự nỗ lực vào cuộc của mỗi người dân. Hơn thế, những nông dân qua đào tạo nghề, chuyển đổi nghề đã tự làm thay đổi cuộc sống của chính mình bằng việc làm tăng thêm thu nhập.

Được biết: Đào tạo nghề cho LĐNT có 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2011-2015), toàn tỉnh tuyển sinh, đào tạo nghề cho gần 27.000 người; giai đoạn 2 (2016-2020) toàn tỉnh tuyển sinh, đào tạo nghề cho gần 20.000 người, với 113 nghề, trong đó 57 nghề phi nông nghiệp, 42 nghề nông nghiệp và 14 nghề đào tạo cho người khuyết tật. Qua khảo sát bình quân cả 2 giai đoạn đã có hơn 29.000 LĐNT có việc làm sau học nghề, đạt 79,9%. Gần đây nhất, trong thời gian từ năm 2016 đến nay đã có hơn 3.000 LĐNT được doanh nghiệp tuyển dụng; hơn 1.500 LĐNT được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm; trên gần 9.500 LĐNT tiếp tục làm công việc cũ, nhưng năng suất lao động và thu nhập tăng lên; hơn 1.100 LĐNT thành lập doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác.

Bà Nguyễn Thị Mai, Tổ trưởng Tổ sản xuất chè VietGAP xã Yên Đổ (Phú Lương) cho biết: Sau đào tạo nghề, 27 hộ trồng chè ở xóm Hạ và xóm Trung đã liên kết, thành lập Tổ sản xuất với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Cũng ở huyện Phú Lương, ông Nguyễn Đức Luân, Trưởng xóm Ao Trám, xã Động Đạt cho biết: Từ khi tham gia lớp học nghề trồng chè, nhiều hộ dân của xóm đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích chè già cỗi sang trồng chè cành giống mới, mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Về xã Điềm Mặc (Định Hóa), chúng tôi gặp bà Ma Thị Loan trên đồi chè thuộc xóm Song Thái 1. Bà Loan tự hào: Nhờ được tham gia lớp học đào tạo nghề cho LĐNT về trồng, chế biến chè, tôi đã hướng đến sản xuất chè đặc sản. Nếu như trước đây 1 kg chè của gia đình tôi bán được 60.000 đồng/kg, thì nay bán được gần 300.000 đồng/kg. Năm 2019, gia đình tôi đạt thu nhập hơn 150 triệu đồng từ chè, cao hơn so với các năm trước gần 100 triệu đồng.

Đến Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh, một trong 36 cơ sở tham gia đào tạo nghề cho LĐNT của tỉnh, giảng viên Nguyễn Văn Tiến cho biết: Đối tượng đào tạo là nông dân, do vậy trong truyền đạt kiến thức cho học viên được vận dụng linh hoạt theo hướng “cầm tay chỉ việc”; cho học viên vừa học, vừa thực hành, đi tham quan mô hình, học tập tại mô hình nên bà con học nhanh, nhớ lâu và áp dụng ngay kiến thức học được vào mô hình sản xuất của gia đình, tạo được năng suất cũng như giá trị sản phẩm cao hơn.

Với phương châm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nên ngoài các nghề nông nghiệp, tỉnh quan tâm hỗ trợ đào tạo các nghề phi nông nghiệp như: mộc dân dụng, may công nghiệp, gia công cơ khí, nấu ăn… Trong 10 năm từ 2011 đến 2020, toàn tỉnh có hơn 27.000 LĐNT học nghề phi nông nghiệp, chiếm 57% so với tổng số LĐNT được đào tạo nghề. Có thể nói đây là một giải pháp gỡ khó cho các vùng nông thôn. Bởi hầu hết số người sau khi tham gia lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp được các công ty, chủ cơ sở sản xuất trong, ngoài tỉnh tiếp nhận vào làm việc với mức lương bình quân từ 5 đến 7 triệu đồng/người/tháng.

Người Mông xóm Lân Quan, xã Tân Long (Đồng Hỷ) trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi trâu bò nhốt chuồng.


Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Trưởng phòng Dạy nghề (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) khẳng định: Dạy nghề cho LĐNT đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Nhiều hộ gia đình khi có người tham gia học nghề, có việc làm mới cho thu nhập ổn định đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Cùng đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng sản xuất, tỉnh quan tâm đến việc hỗ trợ vốn vay cho nông dân kịp thời. Điển hình là Hội Nông dân tỉnh, trong 5 năm gần đây, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đã triển khai hỗ trợ 106 dự án với hơn 40 tỷ đồng cho gần 1.400 hộ vay. Cùng đó là nguồn vốn ủy thác Ngân hàng Chính sách - xã hội cho hội viên nông dân nghèo với tổng dư nợ đạt hơn 877 tỷ đồng thông qua hơn 90 tổ tiết kiệm - vay vốn với gần 32.000 hộ vay. Do 2 cái thiếu là khoa học kỹ thuật và vốn đầu tư được giải quyết cơ bản, nên tại các khu vực nông thôn đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả.

Đào tạo nghề cho LĐNT gắn với xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất đã góp phần trực tiếp làm thay đổi diện mạo nông thôn. Đến nay trên toàn tỉnh có 103 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đặc biệt có 23 xóm được UBND cấp huyện công nhận đạt xóm nông thôn mới kiểu mẫu. Và hiện có 25 sản phẩm được chứng nhận OCOP; 183 ý tưởng, sản phẩm đăng ký phát triển và tham gia đánh giá xếp hạng OCOP 2020. Những nông dân Thái Nguyên đã làm thay đổi vùng đất mình đang sống. Bởi sau khi được tham gia các lớp đào tạo nghề “bên luống cày”, họ có tư duy sản xuất gắn với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Bài và ảnh: Phạm Ngọc Chuẩn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển

Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển

LNV - Bên dòng sông Hậu êm đềm, làng nghề sản xuất dây keo tại xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) là một minh chứng sống cho sự cần cù và sáng tạo của người dân An Giang. Gần 2 thập kỷ qua, nghề làm dây keo đã gắn bó mật thiết với đời sống của hàng trăm hộ dân nơi đây, mang lại nguồn thu nhập ổn định và giữ một nền văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, để tiếp tục tồn tại và phát triển, làng nghề cần có những thay đổi mang tính đột phá.
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới

Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Ngày 24/12, UBND huyện Quỳnh Nhai tổ chức Lễ công bố xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Tới dự có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Quỳnh Nhai và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã.
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngọc Mỹ có địa giới hành chính nằm cách trung tâm huyện lị Quốc Oai 1,5km về phía Tây. Có tổng diện tích đất tự nhiên 556,5ha, trong đó đất phi nông nghiệp 195,87ha chiếm 35,2%; đất nông nghiệp 360,63ha chiếm 64,8%. Xã có tổng dân số 12.483 người/3.163 hộ được chia 2 thôn: Ngọc Than, Phú Mỹ.
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

LNV - Thời gian qua, Đoàn xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà đã tích cực triển khai nhiều công trình, phần việc thanh niên ý nghĩa, góp phần cùng với chính quyền địa phương và người dân thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn. Các hoạt động này không chỉ tạo ra những công trình thiết thực mà còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng quê hương, phát triển cộng đồng.
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

LNV - Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn Thành phố Sơn La tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng; hạ tầng đô thị, nông thôn từng bước hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

LNV - Với những giải pháp linh hoạt, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân cho nên thời gian qua chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại tỉnh Bắc Kạn đang mang lại những kết quả khả quan. Nhờ xây dựng NTM, đến nay diện mạo vùng nông thôn một số huyện tại tỉnh Bắc Kạn đang thay đổi từng ngày, cuộc sống người dân được nâng lên.

Tin khác

Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ

Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ

LNV - Một số mô hình sản xuất theo chuỗi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, mà còn cung ứng cho thị trường một lượng lớn nông sản rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Đặc biệt nhờ xây dựng tốt vùng nguyên liệu đến quy trình sản xuất đến nay công ty cổ phần công nghệ dược liệu Bắc Hà, xã Nông Thượng (TP. Bắc Kạn) đã có các sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia và đang từng bước vươn ra thị trường lớn.
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức

Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức

LNV - Với những thế mạnh của mình nhằm phát huy hiệu quả của chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã có những kết quả nổi bật.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn

Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn

LNV - Những năm qua, công tác tổ chức, triển khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

LNV - Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân toàn huyện. Ngay từ đầu giai đoạn, Ban chỉ đạo cấp huyện, xã đã xây dựng và ban hành Quy chế thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nội dung của chương trình.
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn

LNV - Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thành đã ban hành công văn số 1545-CV/HU ngày 4/6/2024 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện trong 2 năm 2024 - 2025.
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững

LNV - Trong những năm qua, huyện Thạch Thành luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện. Trong đó, nổi bật các mô hình sinh kế giảm nghèo từng bước mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho các hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 -2025.
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới

Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới

LNV - Nông dân (ND) đóng vai trò trung tâm và chủ thể quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Thới gian qua, hội ND huyện Tháp Mười đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy vai trò của ND, tạo chuyển biến rõ rệt trong xây dựng NTM ở địa phương.
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới

Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Phong trào thi đua "Dân vận khéo" trong xây dựng nông thôn mới tại xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An đã ghi nhận nhiều thành công đáng kể trong những năm qua. Với sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, phong trào này không chỉ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mà còn nâng cao đời sống người dân.
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Ngày 9/10, UBND tỉnh Nam Định ban hành các Quyết định số: 2099/QĐ-UBND, 2100/QĐ-UBND công nhận các xã Xuân Phúc (sau sáp nhập), Xuân Phú, Xuân Vinh (huyện Xuân Trường) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu; trong đó các xã Xuân Phúc, Xuân Vinh đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về lĩnh vực giáo dục, xã Xuân Phú đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về y tế.
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao, chính quyền xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã dồn lực xây mới, cải tạo nâng cấp các công trình trọng điểm. Trong đó, dự kiến chọn Nhà văn hóa thôn Thắng Đầu giai đoạn 2 làm công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI
Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai): Để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn

Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai): Để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn

LNV - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh, trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, các địa phương trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Xuân Lộc nói riêng cần đặt mục tiêu thu nhập của người dân cao hơn nhiều so với mức hiện nay; nhìn vào mức sống của người dân để làm chuẩn đo mức phát triển; phải nỗ lực hơn nữa để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn.
Yên Bình (Thạch Thất – Hà Nội): xây dựng nông thôn mới nâng cao bền vững, dân vận khéo

Yên Bình (Thạch Thất – Hà Nội): xây dựng nông thôn mới nâng cao bền vững, dân vận khéo

LNV - Đại diện UBND xã Yên Bình cho biết, với tinh thần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tháo gỡ giải quyết những tồn tại hạn chế trên các lĩnh vực. Kết hợp dân vận khéo với tích cực xây dựng nông thôn mới nâng cao bền vững.
Xã Bình Yên (Thạch Thất): Đẩy mạnh quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng

Xã Bình Yên (Thạch Thất): Đẩy mạnh quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng

LNV - Tiếp phóng viên, đại diện UBND xã Bình Yên cho biết chính quyền đã tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân về Luật đất đai, làm tốt công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn xã.
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu

Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và lâu dài, chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc nên sau khi đạt xã NTM kiểu mẫu vào năm 2023, xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất (Hà Nội) tiếp tục nâng cao các tiêu chí, phấn đấu xây dựng NTM kiểu mẫu toàn diện.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệ
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

LNV - Ngày 25/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4, 5 sao năm 2024.
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

LNV - Làng nghề bánh tráng Long Bình, ở khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho Làng nghề đ
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024

Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024

LNV - Sáng 25/12/2024, tại Nhà Văn hóa quận Đống Đa, Hội Nhà văn Hà Nội long trọng tổ chức Lễ tổng kết công tác năm và trao giải thưởng văn học Thủ đô; trao quyết định kết nạp hội viên mới của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2024.
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới

LNV - Năm 2024, quận Cầu Giấy tiếp tục ghi nhận những bước phát triển đồng bộ và toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, tài chính - ngân sách, văn minh đô thị. Vượt qua khó khăn, quận Cầu Giấy khẳng định vai trò là một trong
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động