Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Tây Ninh: Bảo tồn nghề làm bánh tráng phơi sương: Khi tình yêu thắp lửa

LNV - Không đơn thuần vì miếng cơm, manh áo, những người giữ nghề truyền thống còn vì tình yêu, nhiệt huyết với nghề, tự hào với sản phẩm truyền thống do ông bà mình tạo ra. Họ- những người làm nghề tráng bánh tráng ở xứ Trảng- đang ngày ngày gìn giữ một di sản văn hoá được lưu truyền cả trăm năm.

Nghệ nhân Phạm Thị Ðương khéo léo biểu diễn tráng bánh tráng phơi sương tại Lễ hội văn hoá, du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng lần thứ II. Ảnh: Ð.H.T


Từ “Truyền nhân của má”...

Những chiếc bánh tráng phơi sương ra đời vốn phải trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ, tỉ mỉ với đôi bàn tay cực kỳ khéo léo nên phần lớn do phụ nữ đảm đương. Tuy nhiên, trong giới làm nghề tại khu phố Lộc Du (thị xã Trảng Bàng), anh Lê Văn Hùng được biết đến là một trường hợp đặc biệt. Anh Hùng có thâm niên hơn 30 năm tráng bánh. Và đến giờ, làm bánh tráng vẫn là nguồn thu nhập chính của gia đình anh.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề bánh tráng phơi sương, từ nhỏ, anh Hùng đã quen với bếp lửa, chiếc vỉ nứa, những chiếc bánh mỏng dẻo của bà và má mình tỉ mỉ tráng nên. Không biết từ lúc nào đã thấm vào máu anh cái hồn của người thợ tráng bánh.

Anh Hùng là người duy nhất trong 7 người con của Nghệ nhân dân gian Phạm Thị Phải (người vừa được công nhận danh hiệu vào năm 2019) chịu ngồi bên lò tráng bánh, việc vốn dĩ chỉ thuộc về phụ nữ, nhưng anh Hùng không ngần ngại: “Vì tôi thương má quá! Tôi thương má vất vả, tảo tần với nghề để nuôi gia đình. Tôi sợ má buồn vì không ai theo nghề”.

Và từ đó, anh Hùng gắn bó với nghề như một mối lương duyên. Là thanh niên, anh Hùng thiếu sự khéo léo như má nên những mẻ bánh đầu tiên của anh thất bại. Anh kể: “Lúc đó, tôi bị má rầy nhiều lắm bởi tráng bánh hư nhiều, bị lỗ vốn.

Hễ hôm nào bánh hư nhiều là không có gạo ăn”. Nhưng điều đó không làm anh nản chí: “Mỗi lần nhìn sự say mê cùng những giọt mồ hôi của má khi ngồi bên lò tráng bánh, tôi càng thấy giá trị của nghề làm bánh tráng truyền thống”.

Ðược sự truyền dạy của má, chăm chỉ học nghề, dần dần anh Hùng cũng học được kỹ thuật tráng bánh hai lớp, đặc trưng của bánh tráng phơi sương xứ Trảng. Những chiếc bánh được tráng ngày càng tròn trịa, đẹp mắt như là động lực để chàng trai này dành trọn đam mê, tình yêu với nghề.

18 tuổi, anh Hùng đã tráng bánh thành thạo, nhuần nhuyễn pha bột. Vẫn nhớ như in những kỷ niệm ngày ấy, anh Hùng chia sẻ: “Lúc ấy má tôi vui lắm, đi khoe với hàng xóm rằng má có truyền nhân rồi”. Năm tháng trôi qua, cùng má làm và sống với nghề, gian bếp nhà anh Hùng luôn đỏ lửa, dù công việc vất vả, nhưng anh càng làm càng thích, càng ngày càng say mê.

Anh Hùng may mắn khi được nuôi dưỡng, truyền cho hồn cốt của nghề làm bánh tránh phơi sương từ người má nghệ nhân của mình. Hiểu được kỳ vọng của má, anh quyết tâm giữ nghề cho má vui.

Cứ thế, cái nghề này theo anh đến tận bây giờ. Kế thừa nghiệp làm bánh của má, anh Hùng luôn giữ lửa gian bếp nhà mình bất kể là mùa nào, như một cách báo hiếu của người con với má mình khi bà không còn nữa. Nhiều năm qua, anh vẫn giữ nguyên cách tráng bánh truyền thống của má truyền lại.

Những vật dụng làm nghề từ thời của má anh như cái gáo dừa tráng bột, cái trã nước cũ vẫn được anh giữ gìn cẩn thận, dùng nó làm nghề như những vật kỷ niệm đáng trân trọng. Anh cũng chú tâm sử dụng những vỉ nứa như thời của má mình để phơi bánh, vì theo anh, phơi bánh bằng vỉ nứa mới có vân đẹp.

Mỗi lần nhắc đến nghề, đến má, ánh mắt của anh Hùng không giấu được nỗi xúc động pha lẫn tự hào. Anh chia sẻ: “Tôi theo nghề vì muốn giữ lời hứa với má tôi. Má muốn tôi giữ gìn cái nghề truyền thống này. Mấy mươi năm qua, tình yêu đã thấm vào máu của tôi rồi, khó bỏ được, bây giờ nó không chỉ là nghề kiếm sống mà còn là niềm đam mê”.

Cũng khéo léo như những người thợ nữ, mỗi ngày, anh Hùng tráng ra hàng trăm chiếc bánh. Một mình anh đảm đương tất cả công đoạn, từ pha bột, tráng, phơi đến nướng bánh. Anh đã quen với thức khuya dậy sớm, bỏ tâm sức vào từng chiếc bánh, để những mẻ bánh ra lò luôn bảo đảm chất lượng, vẹn nguyên hương vị truyền thống, với vị mặn và đặc trưng mùi thơm của gạo, hoà lẫn mùi hương của nắng, của sương trời.

Anh nói: “Công việc này tuy cực mà vui. Nhờ nghề này tôi có thu nhập ổn định. Nhiều người yêu thích hương vị truyền thống thường tìm đến lò bánh để tham quan, mua bánh về thưởng thức. Mỗi lần nghe một lời khen bánh ngon tôi lấy làm vui, hạnh phúc lắm, vì mình vẫn lưu giữ được vẹn nguyên hương vị bánh của má ngày xưa mà nhiều người ưa thích”.

Bà Ðương khéo léo biểu diễn tráng bánh tráng phơi sương tại Lễ hội văn hoá, du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng lần thứ II.


Thương má, yêu nghề, anh Hùng miệt mài duy trì nghề truyền thống của gia đình. Theo anh, nghề này lắm công phu, vất vả, thu nhập lại không cao nên bây giờ nhiều người không còn mặn mà. Anh Hùng sợ nghề bị mai một nên thấy ai yêu thích nghề này anh mừng lắm.

Anh nói với giọng đầy tâm huyết: “Ở Tây Ninh có chỗ nào muốn nổi lửa tráng bánh tráng phơi sương, tôi sẽ sẵn sàng đem hết tâm sức, bí quyết nghề tráng bánh hướng dẫn lại cho mọi người, với mong muốn nghề này được lưu truyền cho thế hệ mai sau”.

Vài ngày tới đây, anh Hùng sẽ tham gia Lễ hội văn hoá, du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng lần III, với vai trò là người biểu diễn nghề làm bánh tráng phơi sương tại lễ hội cho du khách xem. Anh không ngại bỏ công, tất bật cùng địa phương chuẩn bị khu trình diễn tráng bánh tráng. Với anh, đó là niềm vui và tự hào, bởi anh có thể góp phần giới thiệu, quảng bá nghề làm bánh tráng phơi sương, để nhiều người biết đến hơn.

Ðến “Không còn là nghề mưu sinh...”

Bà Phạm Thị Ðương là nghệ nhân của làng nghề tráng bánh phơi sương tại khu phố Lộc Du. 62 tuổi đời và hơn 40 năm tuổi nghề, bà Ðương được xem là một trong những người thợ lành nghề nhất tại đây. Năm 2019, bà được nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Với bà, đây như một dấu son trong suốt hành trình giữ gìn cái nghề của tiền nhân, bà rất tự hào.

Sống với nghề hơn 40 năm, dẫu nhiều lúc thăng trầm nhưng bà Ðương- bằng tình yêu nghề của mình đã duy trì nghề qua ba đời. Ðến giờ bà đã hoàn thành việc truyền nghề cho hai người con gái. Bà chia sẻ niềm vui: “Các con tôi đã được học hết những gì tinh hoa nhất của nghề. Thật vui khi nghề này sẽ lại được duy trì thêm đời thứ tư trong gia đình tôi”.

Hơn 40 năm qua, bà Ðương đã quen với nỗi cơ cực của nghề, mỗi ngày không tráng bánh là bà thấy khó chịu. Nay tuổi đã cao, thỉnh thoảng bị bệnh, bà phải nghỉ ngơi vài ngày. Nhưng ngay khi bệnh vừa giảm, bà lại xông xáo đi chọn gạo, xay bột rồi tráng, phơi, nướng bánh với một niềm vui khó tả. Với bà Ðương, tráng bánh không còn đơn thuần là nghề để mưu sinh mà nó là tình yêu, niềm vui thích trong đời.

Với tình yêu nghề, sự quyết tâm duy trì nghề, bà Ðương được công nhận là nghệ nhân. Trong năm qua, bà Ðương được mời truyền nghề tráng bánh ngoài địa phương. Bà vui vẻ nói: “Việc truyền nghề này tôi đã thực hiện từ nhiều năm trước, có lúc tôi còn sang dạy ở Ðức Hoà, Long An. Ðến nay, tôi lại được đi truyền nghề cho địa phương khác trong tỉnh.

Ðây vừa là niềm vui, vừa là vinh dự cho bản thân tôi”. Và nghệ nhân này thấy vui mừng khi nghề bánh tráng phơi sương được truyền bá rộng hơn. “Tôi muốn sắp tới sẽ có thêm nhiều lớp truyền nghề và tôi sẵn sàng truyền lại những gì tinh tuý của nghề để có thêm nhiều người gìn giữ di sản văn hoá của quê hương, xứ sở”.

Qua ba lần tổ chức lễ hội về bánh tráng phơi sương tại Trảng Bàng, bà Ðương đều vinh dự được tham gia biểu diễn cũng như hướng dẫn tráng bánh cho du khách. Bà nói: “Tham gia lễ hội, tôi trở thành cầu nối cho du khách với nghề truyền thống của địa phương.

Nghĩ tới thôi là tôi thấy vui lắm”. Gần tới lễ hội lần thứ 3, bà Ðương lại tất bật chuẩn bị các phần việc của mình. Bà thấy vui và tự hào khi góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của nghề.

Anh Hùng với công đoạn gỡ bánh tráng sau khi bánh được phơi nắng.


Ðể duy trì sức sống của một làng nghề, chúng ta rất cần những người nhiệt huyết và có tình yêu nghề sâu sắc. Anh Hùng, bà Ðương tuy tuổi không còn trẻ nhưng bằng tình yêu của mình, họ cùng với nhiều người khác truyền giữ lửa nghề qua nhiều đời. Ðể đến bây giờ chúng ta vẫn còn đó một di sản văn hoá hơn trăm năm.

Bài, ảnh: Châu Pha - Vi Xuân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

LNV - Các làng nghề ở Hải Dương không chỉ tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đặc sắc ở mỗi địa phương.
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

LNV - Ông Hồ Trọng Lập (60 tuổi), ở thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là một trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu của cả nước vinh dự được bình chọn là “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024”.
Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

LNV - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn yêu cầu mỗi địa phương phải có tối thiểu một sản phẩm chủ lực thực hiện mô hình liên kết chuỗi; các địa phương triển khai thực hiện mô hình thương mại điện tử gắn với làng nghề, sản phẩm làng nghề.
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

LNV - Phát triển làng nghề gắn với du lịch là hướng đi nhiều triển vọng, mang lại lợi ích kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời, gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh đã hình thành nhiều tour du lịch trải nghiệm tại các làng nghề.
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu

Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu

LNV - Những giải pháp thiết thực trong phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đã và đang giúp nhiều nông dân tỉnh Phú Thọ phát triển thành công nhiều sản phẩm thế mạnh, cho giá trị vượt trội, một trong số đó là hồng không hạt.

Tin khác

Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

LNV - Những ngày qua, do ảnh hưởng của Cơn bão lịch sử (Bão Yagi), mưa lớn xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc, nước lũ sông Hồng dâng cao khiến hàng chục ha trồng đào, quất tại làng Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội bị hư hỏng do úng nước
Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

LNV - Sinh ra và lớn lên trong gia đình có nghề làm bánh oản truyền thống qua nhiều thế hệ, anh Nguyễn Hữu Huy (42 tuổi), tại Đình Cao (Phù Cừ, hưng Yên) đã kế tục “bí kíp” làm oản gia truyền của thế hệ ông cha và “thổi hồn” vào món bánh đặc biệt này. Sự sáng tạo của anh đã mang đến một “làn gió mới” với những chiếc oản không chỉ mang giá trị ẩm thực mà còn mang giá trị nghệ thuật và “hồn cốt” văn hóa dân tộc Việt Nam.
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống

Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống

LNV - Hiện cả nước có hơn 2.000 làng nghề, tăng gần 100 làng nghề so với năm 2020. Trong đó, có hơn 1.400 làng nghề và hơn 650 làng nghề truyền thống; 57 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống được ghi nhận. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều biến động, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ giúp duy trì các giá trị văn hóa lâu đời mà còn góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

LNV - Tọa lạc tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làng nghề tơ lụa Tân Châu từ lâu đã vang danh khắp cả nước bởi những sản phẩm lụa tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, làng nghề đã trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo, khéo léo và kiên trì của người dân nơi đây.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

LNV - Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, có nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống, điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần người dân nơi đây. Từ xa xưa, đồng bào đã phát triển các nghề thủ công truyền thống. Ngày nay, những làng nghề rèn, làm hương, thêu thổ cẩm… vẫn được giữ gìn, phát triển và góp phần thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và khám phá.
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

LNV - Người Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó có nghề thêu thổ cẩm. Theo phong tục từ xưa, các cô gái dân tộc Dao trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa may vá để tự tay dệt váy cưới cho mình.
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

LNV - Hà Nội - Giữa lòng phố Thuốc Bắc sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung – cửa hiệu bút lông lặng lẽ giữ gìn một nghề truyền thống đã tồn tại suốt nhiều thế hệ. Cửa hiệu này không chỉ là nơi sản xuất bút lông mà còn là một chứng nhân lịch sử, lưu giữ nét đẹp thủ công của Hà Nội xưa.
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng

Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng

LNV - Tới làng Bến Hến xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, (Hà Tĩnh), nơi có dòng sông La hiền hòa chảy qua, có làng làm hến lâu đời và gần với làng mộc Thái Yên trăm năm tuổi, không khó để thấy xưởng gỗ Minh Mít nổi bật đang nhộn nhịp chế tác từng sản phẩm gỗ nhà thờ, bàn thờ, sơn son thiếp vàng mang nét độc đáo riêng biệt.
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề

Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề

LNV - Nằm trên một mảnh đất yên bình tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, xã Triệu Đề nổi tiếng là một làng nghề trồng hoa, cây cảnh có truyền thống lâu đời. Làng nghề hoa, cây cảnh Triệu Đề không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm cây, hoa chất lượng cao mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của vùng đất Vĩnh Phúc.
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát -  Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng

Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng

LNV - Công ty CPSX & TM Tự Lập có truyền thống nghề đá trên 20 năm tại Cụm công nghiệp làng nghề Phường An Hưng, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa - nơi có nguồn tài nguyên về đá phong phú và đa dạng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát (Blue stone, Marble stone) phục vụ trong nước cũng như xuất khẩu.
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống

Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống

LNV - Mùa Trung thu cận kề, căn nhà của ông Trương Viết Dũng (75 tuổi, TP. Hà Tĩnh) trở nên nhộn nhịp hơn hẳn với hàng trăm chiếc đèn ông sao, đèn linh vật đa dạng kích cỡ và màu sắc. Niềm vui của một người thợ thủ công hiện rõ trên từng nét mặt, ông rạng rỡ đón khách đến tìm hiểu và mua sắm đèn Trung thu.
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu

Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu

LNV - Là kinh đô cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, mảnh đất Phú Xuân - Huế là nơi vẫn còn lưu giữ được gần như nguyên bản các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó, có những “di sản” đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa Huế, in đậm trên các công trình kiến trúc, vật thể và trong đời sống tâm linh của con người cố đô như các làng nghề truyền thống Huế. Nghề làm đầu lân cũng như hàng chục nghề truyền thống khác đã tồn tại ở đất này mấy trăm năm qua, dẫu thăng trầm của thời gian có đôi lúc làm phai nhạt, nhưng vẫn được gìn giữ nhiều đời và bây giờ sống lại trong nhịp sống hối hả mới.
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ

Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ

LNV – Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là một trong những làng nghề nổi tiếng về khảm trai, cẩn ốc. Nơi đây vẫn còn nhiều người nghệ nhân, thợ giỏi đam mê với nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm có giá trị nghệ thuật và kinh tế.
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền

Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền

LNV - Nhằm giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước những nét đẹp văn hóa, du lịch đặc trưng, và đồng thời khẳng định thương hiệu "Mắm Châu Đốc" của tỉnh An Giang, UBND tỉnh An Giang đã lên kế hoạch tổ chức Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – OCOP và đặc sản các vùng miền lần thứ II năm 2024. Sự kiện này diễn ra từ ngày 29/8 đến 3/9/2024 tại Quảng trường phường Châu Phú A và các tuyến đường lân cận thuộc TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề

Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đại hội Hiệp hội Làng nghề lần thứ V, hai người đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025

Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025

LNV - Để đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2025, UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo triển khai nhiệm vụ này đảm bảo kế hoạch, chỉ tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh
Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định

Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định

LNV - Thời gian vừa qua tại Bình Định, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đồng loạt thay đổi mẫu mã, bao bì nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận khách hàng thuận lợi hơn.
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh

Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh

LNV - Không chỉ mở rộng diện tích vùng trồng, người dân ở vùng thượng của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) còn định hướng sản xuất chè theo hướng VietGAP nhằm giúp cây chè sinh trưởng tốt, nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, cho cây trồng chủ lực của huyện.
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ

Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ

LNV – Nhắc đến loài rắn chắc hẳn ai cũng đều ái ngại vì độ nguy hiểm của loại động vật này, tuy vậy, anh Dương Văn Chung (xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, Thái Vẫn) vẫn thành công trong việc phát triển mô hình nuôi rắn.
Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế

LNV - Bể chứa nước, giếng nước bị ảnh hưởng bởi bão và lũ lụt có khả năng chứa các vi sinh vật có hại, cần phải xử lý mới bảo đảm vệ sinh để sử dụng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động