Tạo đà cho xuất khẩu nông sản
Nhãn chín muộn Hà Nội là sản phẩm đã chinh phục thành công các thị trường khó tính là Malaysia và Mỹ liên tiếp qua các năm năm từ 2016 – 2019. Năm 2019, 10.000 bông cúc giống Nhật Bản sản xuất theo công nghệ cao của Công ty CP Vật tư và Giống cây trồng Hà Nội đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Năm 2020, Công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu hơn 20.000 bông cúc sang thị trường này.
Ngoài nhãn chín muộn và hoa cúc, mặt hàng gạo hữu cơ với giống lúa Japonica của Hà Nội cũng đang hoàn thiện các thủ tục để có thể xuất khẩu trong thời gian sớm nhất. Giám đốc Công ty CP Thương mại và Xuất khẩu Greenpath Việt Nam Phùng Thị Thu Hương cho biết: “Cuối năm 2019, công ty đã làm các thủ tục về cấp mã vùng trồng, kiểm dịch thực vật đối với vùng trồng lúa hữu cơ Japonica tại huyện Chương Mỹ.
Cán bộ Sở NN&PTNT Hà Nội đánh giá chất lượng nhãn chín muộn tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai. Ảnh: Ánh Ngọc
Dự kiến, trong năm 2020 gạo hữu cơ sẽ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản và Australia”. Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, toàn TP có hơn 600ha nhãn chín muộn có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường như Mỹ, Australia. Ngoài ra, TP còn có 7.000ha trồng lúa Japonica, 3.000ha trồng chuối, 700ha trồng hoa (riêng hoa cúc giống Nhật Bản có hơn 100ha)... đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu nông sản của Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, mặc dù có nhiều lợi thế song đến nay, sản phẩm xuất khẩu của Hà Nội còn khiêm tốn và chưa xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chính do sự tham gia của DN vào các chuỗi sản xuất nông sản chủ lực của Hà Nội còn mỏng, trong khi người nông dân chưa mạnh dạn chuyển đổi sang phương thức sản xuất hữu cơ, GlobalGAP đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Mặt khác, chính quyền các địa phương chưa có sự vào cuộc quyết liệt để xây dựng vùng sản xuất và thương hiệu cho sản phẩm.
Tạo ưu thế cho nông sản chủ lực
Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8 tới sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu nông sản Thủ đô. Nắm bắt cơ hội này, Hà Nội đã xây dựng nhóm nông sản chủ lực để hướng tới xuất khẩu. Theo đó, TP sẽ tập trung vào 5 mặt hàng, gồm: Nhãn chín muộn, gạo hữu cơ với giống lúa Japonica, hoa cúc giống Nhật Bản, chuối nuôi cấy mô và trứng gia cầm.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, cả 5 mặt hàng chủ lực đang được TP xây dựng phục vụ xuất khẩu đều sản xuất theo hướng tập trung, đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP và GlobalGAP. Cụ thể, nhãn chín muộn phát triển tại 2 huyện Hoài Đức và Quốc Oai; gạo xuất khẩu phát triển tại Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thanh Oai; chuối nuôi cấy mô tập trung tại các vùng bãi của một số huyện có thế mạnh; hoa cúc giống Nhật Bản nuôi cấy mô tại Mê Linh; trứng gia cầm tập trung tại Thanh Oai, Chương Mỹ. “Để việc xây dựng sản phẩm nông nghiệp chủ lực cho xuất khẩu đạt hiệu quả cao, TP đã và đang tập trung quy hoạch vùng sản xuất gắn với phát triển thương hiệu. Cùng với đó, kêu gọi DN tham gia các chuỗi sản xuất - tiêu thụ nông sản chủ lực” – ông Chu Phú Mỹ nhấn mạnh.
Nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe, Sở NN&PTNT Hà Nội giao Trung tâm Phát triển nông nghiệp tiến hành cải tạo, ghép giống, liên kết với Bộ NN&PTNT để mở rộng mã vùng đối với nhãn chín muộn. Đối với các mặt hàng trứng gia cầm và hoa cúc, Sở đang phối hợp với Sở KH&CN tiến hành chuyển giao công nghệ, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm. Đồng thời, có chính sách thu hút DN đầu tư xây dựng khu chế biến tại chỗ để sơ chế, bảo quản.
Ngọc Ánh/Theo KTĐT
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 | 04/07/2025 Kinh tế

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 | 03/07/2025 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 | 03/07/2025 Kinh tế

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng
09:40 | 30/06/2025 Kinh tế

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch
10:28 | 26/06/2025 Kinh tế

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo
09:35 | 25/06/2025 Kinh tế
Tin khác

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 | 24/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 | 19/06/2025 Kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 | 15/06/2025 Kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi
15:19 | 10/06/2025 Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí
09:40 | 09/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025
10:46 | 03/06/2025 Kinh tế

Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động
18:16 | 02/06/2025 Kinh tế

Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả
10:12 | 02/06/2025 Kinh tế

Tín hiệu vui từ xuất khẩu
10:21 | 28/05/2025 Kinh tế

Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế
09:30 | 27/05/2025 Kinh tế

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó
09:44 | 23/05/2025 Kinh tế

Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn
09:32 | 16/05/2025 Kinh tế

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP