Sốt xuất huyết ở Hà Nội chưa 'hạ nhiệt'
Cộng dồn năm 2022, thủ đô ghi nhận hơn 17.600 ca, gấp 5,3 lần so với cùng kỳ năm 2021; 23 người tử vong trong khi năm ngoái không ghi nhận trường hợp nào.
Tại một số bệnh viện, số điều trị đã giảm một nửa, nhưng theo các bác sĩ "vẫn có nhiều trường hợp trở nặng do đến khám muộn, tự chữa tại nhà".
Như Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đang điều trị khoảng 100 bệnh nhân sốt xuất huyết, giảm 50% so với cao điểm. Tương tự, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khoảng 100 người nằm nội trú, mỗi ngày tiếp nhận 5-6 ca nặng, giảm 30% so với cùng kỳ tháng trước.
So với tháng 10-11, CDC Hà Nội đánh giá số mắc mới đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. "Dự báo số ca mắc mới có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhiều ca nặng và tử vong", đại diện CDC nói.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển và truyền bệnh. Hà Nội đang trải qua hơn 10 ngày rét đầu tiên của mùa đông, ít mưa, độ ẩm cao song số ca sốt xuất huyết vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Đại diện CDC Hà Nội nhận định thực tế này không bất thường, lý do sốt xuất huyết có thời gian ủ bệnh khoảng một tuần đến 10 ngày, nhiều người đã nhiễm virus Dengue trước đó nhưng chưa phát bệnh. Bên cạnh đó, thời tiết trở lạnh song nhiệt độ chỉ giảm về đêm và sáng sớm, trời vẫn nắng ấm từ sáng đến chiều. Do đó, muỗi truyền bệnh vẫn có thể sinh sôi, hoạt động.
CDC cho rằng cần thêm thời gian để sốt xuất huyết hạ nhiệt, số ca có thể giảm mạnh trong tuần tới khi thời tiết trở nên rét đậm, rét hại.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cũng cho biết sốt xuất huyết tại Hà Nội có chu kỳ 5 năm một lần, do đó số ca nhiễm ở mức cao không phải là bất thường. Bác sĩ cũng cho rằng số ca mắc mới đang trên đà giảm khi thời tiết rét lạnh hơn.
Bác sĩ khám bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, ngày 13/12. Ảnh: Trần Anh
Để hạn chế số ca mắc mới, CDC Hà Nội kêu gọi người dân phối hợp diệt muỗi, diệt bọ gậy, loại bỏ các dụng cụ chứa nước đọng, vệ sinh để không còn môi trường cho muỗi truyền bệnh sinh sống, phát triển.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân không chủ quan với sốt xuất huyết. Khi có triệu chứng sốt cao, thuốc hạ sốt không có tác dụng, hoặc ho, đau mỏi cơ thể, nên đến cơ sở y tế khám ngay.
Về mặt bệnh lý, sốt xuất huyết diễn biến khoảng hơn một tuần. Ban đầu, bệnh nhân sốt cao liên tục trong vòng 6 ngày, kèm đau mỏi người và cơ. Từ ngày 3 đến 7, tiểu cầu giảm dần, máu cô đặc, người bệnh có thể bị chảy máu niêm mạc, nội tạng, rối loạn đông máu, có thể sốc sốt xuất huyết.
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho sốt xuất huyết, chủ yếu là trị triệu chứng và theo dõi dấu hiệu cảnh báo. Bệnh nhân nhập viện khi có một trong số các dấu hiệu: Xuất huyết niêm mạc, ví dụ răng, mũi, tiêu hóa; đau bụng vùng gan; nôn nhiều; xét nghiệm tiểu cầu giảm nhanh và máu cô đặc; nước tiểu ít; tràn dịch màng phổi, bụng.
Chi Lê/VNE
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phòng ngừa ung thư gan hiệu quả: Duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra gan định kỳ
14:34 | 08/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức