Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Sức bật cho các xã nông thôn mới ở Phú Thọ phát triển

LNV - Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, nhiều xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa ở tỉnh Phú Thọ đã phấn đấu về đích nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn miền núi đã thay da, đổi thịt, khoác lên mình tấm áo mới, đời sống của đồng bào các dân tộc được nâng lên đáng kể
“Lột xác" từ nông thôn mới

Thanh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, kinh tế - xã hội phát triển không đồng đều, trên địa bàn còn nhiều xã, thôn bản thuộc diện đặc biệt khó khăn nên khi bắt tay vào thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Thanh Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt điểm xuất phát về mức độ đạt các tiêu chí nông thôn mới của các xã trên địa bàn rất thấp (năm 2010, hầu hết các xã chỉ đạt từ 1 đến 2/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh).

Trong khi đó, một bộ phận cán bộ và nhân dân còn thói quen trông chờ, ỷ lại, chưa xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới, coi đây là chương trình của nhà nước đầu tư... Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính, UBND huyện Thanh Sơn đã chỉ đạo UBND các xã rà soát thực trạng và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cũng như về nguồn lực đất đai.

Phụ nữ người Mường ở Bản Chuôi, xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ bên khung dệt. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN.


Cùng đó, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích nhân dân dồn đổi ruộng đất, tạo vùng sản xuất tập trung, xây dựng cánh đồng một giống, đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hình thành các trang trại, gia trại có quy mô lớn hát huy thế mạnh, lợi thế về kinh tế đồi rừng, chăn nuôi trâu, bò,….

Từ những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, đến hết năm 2021, huyện Thanh Sơn đã có 4/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới…

Cự Thắng là một trong các xã ATK của huyện miền núi Thanh Sơn đang dần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ông Đại Quốc Bảo, Chủ tịch UBND xã Cự Thắng cho biết, xác định xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, Đảng ủy và chính quyền xã đã tập trung thực hiện tuyên truyền về mục tiêu, nội dung, ý nghĩa của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ đó đã nâng cao nhận thức và sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân trong xã về xây dựng nông thôn mới.

Đi đôi với tuyên truyền, xã đã khuyến khích phát triển các mô hình chăn nuôi khép kín, mở rộng ngành nghề, dịch vụ kinh doanh… giúp người dân nâng cao thu nhập, đẩy mạnh ứng dụng tiến độ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng và cơ giới hóa các khâu sản xuất; xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và giảm chi phí đầu tư; thông qua các chương trình, dự án, nhiều hộ gia đình khó khăn được hỗ trợ cây, con giống, thiết bị sản xuất và trang bị những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, xã hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân đi xuất khẩu lao động hay vào làm công nhân tại các công ty, các khu công nghiệp.

Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của xã luôn duy trì ổn định, đến nay thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 3,85 %; độ che phủ rừng toàn xã đạt 60%, thu nhập từ cây lâm nghiệp hàng năm đạt 7,5 đến 8 tỷ đồng. Các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Xã, khu dân cư, gia đình nông thôn mới” gắn với xây dựng nông thôn mới được nhân dân tích cực hưởng ứng...

Ông Nguyễn Nam Cường, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Phú Thọ cho biết, khi mới triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, hầu hết các xã đều gặp nhiều khó khăn, các tiêu chí đạt thấp, nhưng sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nhất là các xã miền núi, phát huy vai trò chủ thể của người dân, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình, nhiều tấm gương điển hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân,…

Tiếp tục thực hiện các giải pháp

Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới là tiền đề quan trọng để tỉnh Phú Thọ hướng tới mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh có thêm huyện Thanh Ba, Phù Ninh và huyên Tam Nông đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số lên 7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có 139/196 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; trong đó có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Bình quân toàn tỉnh đạt 17 tiêu chí/xã, không có xã đạt dưới 15 tiêu chí; có 1.715/2.040 khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới.

Bước sang một giai đoạn mới, các kế hoạch xây dựng nông thôn mới cũng phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Để thực hiện các mục tiêu theo đúng kế hoạch, các đơn vị, địa phương cần tiếp tục tập trung đẩy nhanh việc thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.

Xây dựng các chuỗi hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm cây trồng, vật nuôi chủ lực gắn với chuỗi các chợ đầu mối hoặc trung tâm cung ứng hàng nông sản hiện đại, sàn giao dịch nông sản. Trong số đó, chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và đặc sản thế mạnh của tỉnh theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng thương hiệu, bao bì nhãn mác sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, xác định đây là nội dung đột phá, động lực, sức sống của Chương trình nông thôn mới thời gian tới.

Hồ Phượng Mao, xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy có dung tích hồ chứa 11,6 triệu m3. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN


Theo ông Nguyễn Minh Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Thủy, năm 2020, Thanh Thủy vinh dự được công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Để tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, huyện tiếp tục rà soát, đánh giá mức độ của từng tiêu chí ở các xã đạt chuẩn, từng bước xây dựng kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu vào những năm sau, cân đối nguồn ngân sách hằng năm, hỗ trợ duy trì và nâng cao các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới...

Đặc biệt, với lợi thế là huyện có tiềm năng về du lịch, huyện tập trung đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sâu rộng về tiềm năng, thế mạnh của huyện gắn với nâng cao trách nhiệm, hành động của các cấp, các ngành và từng người dân về phát triển du lịch, từ đó thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân, tạo sức bật cho các xã nông thôn mới trong huyện phát triển…

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, việc xây dựng nông thôn mới đang chuyển biến mạnh mẽ cả về lượng và chất. Do vậy, việc hoàn thiện các tiêu chí mới và giữ vững các tiêu chí đã đạt được trong quá trình xây dựng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, tỉnh đang triển khai thống kê, rà soát các tiêu chí nông thôn mới đạt và chưa đạt của từng xã để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, thành viên trong Ban Chỉ đạo để hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm duy trì và phát triển bền vững các tiêu chí, tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu tại các khu, xã, huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Cùng với đó là việc đa dạng hình thức tuyên truyền, tập huấn và đa dạng hóa việc huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân, nguồn lực từ các chương trình, dự án đang thực hiện trên địa bàn.

Đồng thời, quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch; chú trọng thi đua khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào “chung sức xây dựng nông thôn mới…

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Phú Thọ có 122/196 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 62,2%; 23 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 25 xã đạt dưới 15 tiêu chí; trong đó, có 3 xã đạt từ 7 - 9 tiêu chí, bình quân tiêu chí toàn tỉnh đạt 15,9 tiêu chí/xã. Toàn tỉnh có 1.417 khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới …


Tạ Văn Toàn/TTXVN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Tuyên Quang: Hội viên các cấp Hội nông dân tỉnh chung tay xây dựng nông thôn mới

Tuyên Quang: Hội viên các cấp Hội nông dân tỉnh chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Bằng nhiều cách làm sáng tạo, phong trào “Dân vận khéo” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai sâu rộng, tạo sự lan tỏa và thu hút đông đảo hội viên, nông dân tham gia, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Làm kinh tế giỏi, góp phần xây dựng xã NTM nâng cao

Làm kinh tế giỏi, góp phần xây dựng xã NTM nâng cao

LNV - Xã Sơn Đà, huyện Ba Vì (Hà Nội) đang trong lộ trình xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Tốc độ đô thị hóa tại địa phương diễn ra nhanh chóng, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng cao. Trong kết quả ấy có phần đóng góp rất tích cực của cán bộ và nhân dân địa phương, các hộ gia đình làm kinh tế giỏi với sự ủng hộ tích cực sức người, sức của cho quá trình xây dựng xã nông thôn mới.
Phú Yên: Xã Hòa Quang Bắc được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

Phú Yên: Xã Hòa Quang Bắc được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

LNV - UBND huyện Phú Hòa vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh Phú Yên công nhận xã Hòa Quang Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu về sản xuất và giáo dục năm 2024. Đây là một trong hai xã của tỉnh Phú Yên và là xã đầu tiên của huyện Phú Hòa được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Quảng Ngãi: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã

Quảng Ngãi: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã

LNV - Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) của tỉnh trong thời gian qua và triển khai nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.
Nam Định: Phát huy vai trò của Hội Nông dân các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Nam Định: Phát huy vai trò của Hội Nông dân các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

LNV - Nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2019-2024 Hội Nông dân (HND) tỉnh Nam Định tiếp tục phát huy vai trò chủ thể của nông dân, tích cực tham gia thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động.
Thanh Hoá: Làng nghề Mật Sơn hối hả mùa tết trung thu

Thanh Hoá: Làng nghề Mật Sơn hối hả mùa tết trung thu

LNV - Từ đầu tháng 8 âm lịch, làng nghề Mật Sơn (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) lại hối hả, nhộn nhịp sản xuất đèn lồng, dèn ông sao để hoàn thiện các đơn hàng phục vụ nhu cầu của người dân.

Tin khác

Huyện Bá thước (Thanh Hoá): Tập trung đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công

Huyện Bá thước (Thanh Hoá): Tập trung đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công

LNV - Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 của huyện Bá Thước được phân bổ là 276.977 triệu đồng, trong đó vốn kế hoạch năm 2022, năm 2023 được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 là 40.076 triệu đồng, kế hoạch vốn được giao năm 2024 là 236.901 triệu đồng. Số vốn đã giải ngân đến ngày 10/6/2024 là 166.378 triệu đồng, đạt 60,2% kế hoạch vốn giao.
Bắc Kạn: Chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới

Bắc Kạn: Chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới

LNV - Với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và Nhân dân các cấp, đến tháng 6 năm 2024 tỉnh Bắc Kạn có 28 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 13 xã so với năm 2020); 04 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tăng 02 xã so với năm 2020); lũy kế đến nay 74 thôn được công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 22 thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III). Bình quân cả tỉnh đạt 12,68 tiêu chí/xã (tăng 0,43 tiêu chí/xã so với năm 2020).
Bắc Kạn: Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu gắn với bản sắc địa phương

Bắc Kạn: Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu gắn với bản sắc địa phương

LNV - Xây dựng nông thôn mới không chỉ là thay đổi diện mạo nông thôn mà phải đi vào chiều sâu, gắn với bản sắc, giá trị nông thôn. Chính vì vậy, tỉnh Bắc Kạn đã từng bước khắc phục khó khăn để xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Hướng đến xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân chuyên nghiệp”.
Hệ thống nhà máy hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP tại Công ty Cổ phần Curcumin Bắc Hà

Hệ thống nhà máy hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP tại Công ty Cổ phần Curcumin Bắc Hà

LNV - Để phủ sóng thương hiệu của các sản phẩm OCOP ở thị trường trong và ngoài nước, theo định hướng của nhu cầu tiêu dùng hiện đại, công tác xúc tiến thương mại của tỉnh Bắc Kạn đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp xúc tiến trong đó lựa chọn xúc tiến nhiều nền tảng, đa dạng hóa kênh xúc tiến đang được triển khai một cách quyết liệt
Phú Yên: Xã Hòa Đồng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

Phú Yên: Xã Hòa Đồng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - UBND huyện Tây Hòa vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh Phú Yên công nhận xã Hòa Đồng đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu về sản xuất năm 2024.
Huyện Thanh Thủy (Phú Thọ): Mặt trận tổ quốc xã Bảo Yên với phong trào nông thôn mới nâng cao

Huyện Thanh Thủy (Phú Thọ): Mặt trận tổ quốc xã Bảo Yên với phong trào nông thôn mới nâng cao

LNV - Bảo Yên là xã đồng bằng của huyện miền núi Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) đã về đích nông thôn mới (NTM) năm 2017, tháng 8/2024 xã vừa vinh dự được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.
Bắc Kạn: Rực rỡ nhiều đường hoa của phụ nữ góp phần dựng xây nông thôn mới

Bắc Kạn: Rực rỡ nhiều đường hoa của phụ nữ góp phần dựng xây nông thôn mới

LNV - Những ngày tiết trời dịu nhẹ, đến một số địa phương trong tỉnh Bắc Kạn dễ dàng bắt gặp nhiều con đường nông thôn mới sạch đẹp, khang trang với những tuyến đường hoa rực rỡ, đẹp như tranh vẽ. Đó là thành quả từ đôi bàn tay chăm sóc khéo léo, tỉ mỉ của hội viên Hội Phụ nữ địa phương.
Đồng Nai đầu tư hơn 179.000 tỉ đồng xây dựng nông thôn mới

Đồng Nai đầu tư hơn 179.000 tỉ đồng xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tỉnh Đồng Nai dự kiến sử dụng nguồn vốn lên đến 179.104 tỉ đồng cho chương trình này trong năm 2024.
Bình Định: Đường vui chào mừng ngày Quốc khánh

Bình Định: Đường vui chào mừng ngày Quốc khánh

LNV - Sau 2 năm thi công, Tuyến đường ĐT.637 đoạn từ xã Vĩnh Quang - thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh) đến nay đã hoàn thành, mở ra tương lai tươi sáng cho huyện miền núi Vĩnh Thạnh trên hành trình xây dựng nông thôn mới và quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2035.
Bến Tre: Xã Lộc Thuận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Bến Tre: Xã Lộc Thuận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại là một trong các địa phương có xuất phát điểm thấp, nhưng thời gian qua, xã đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vươn lên và đạt được những thành tích đáng tự hào, và được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2022. Không dừng lại ở kết quả trên, đến năm 2023, xã tiếp tục được công nhận xã NTM nâng cao. Kết quả đó là động lực lớn và là tiền đề quan trọng để xã tiếp tục vượt mọi khó khăn, hạn chế, tiến về phía trước xứng đáng với công sức thế hệ cha anh để lại, để có quê hương Lộc Thuận văn minh, phát triển như hôm nay.
Bình Định: Công bố xã Phước Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bình Định: Công bố xã Phước Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - UBND xã Phước Mỹ thuộc TP. Quy Nhơn vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định công nhận xã Phước Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023 và Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập xã.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Ba Trại xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Ba Trại xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

LNV - Là một trong 07 xã vùng núi của huyện Ba Vì, xã Ba Trại có diện tích tự nhiên là 2017,4 ha, dân số 15.444 người, trong đó có 41% là đồng bào Mường, Dao, còn lại là đồng bào Kinh.
Huyện Lục Yên (Yên Bái): Ngành nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới

Huyện Lục Yên (Yên Bái): Ngành nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới

LNV - Huyện Lục Yên phấn đấu đến hết năm 2025 cơ bản trở thành huyện nông thôn mới, trong đó tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn là một tiêu chí khó đang được các cấp, các ngành huyện Lục Yên tập trung chỉ đạo thực hiện.
Xã Đông Cuông (Văn Yên) phát động chiến dịch "Ươm mầm dâu – đẹp, giàu quê hương"

Xã Đông Cuông (Văn Yên) phát động chiến dịch "Ươm mầm dâu – đẹp, giàu quê hương"

LNV - Ủy ban nhân dân xã Đông Cuông, huyện Văn Yên vừa tổ chức Lễ phát động thực hiện chiến dịch 'Ươm mầm dâu- đẹp, giàu quê hương' gắn với phong trào '2 chung, 5 cùng, 1 đích đến' tại thôn Cầu Khai.
Thanh Hoá: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hoá: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch

LNV - Khu vực miền núi Thanh Hóa là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Mường, Thái, Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú... Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, những năm qua các huyện miền núi trong tỉnh đã có nhiều giải pháp khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm, gắn với phát triển du lịch, qua đó tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ

Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ

LNV - Sau khi siêu bão Yagi đổ bổ vào miền Bắc, mưa lũ xảy ra liên tiếp tại các tỉnh miền Bắc với quy mô rộng lớn, nhiều vùng đất nông nghiệp bị ngập úng và vùi lấp bởi đất, đá, cát, sỏi…
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

LNV - Trong thời gian qua, để hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã liên kết với các nghệ nhân làng nghề tạo ra nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để lan tỏa những sản phẩm thủ công truyền thống đến với công chúng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chỉ là một phần nhỏ, để hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững cần có sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng một cách cụ thể và sâu sát hơn nữa.
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống

Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống

LNV - Hiện cả nước có hơn 2.000 làng nghề, tăng gần 100 làng nghề so với năm 2020. Trong đó, có hơn 1.400 làng nghề và hơn 650 làng nghề truyền thống; 57 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống được ghi nhận. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều biến động, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ giúp duy trì các giá trị văn hóa lâu đời mà còn góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

LNV - Vừa qua, UBND huyện Phú Giáo đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Đậm đà hương vị tương nếp truyền thống Tân Đức

Đậm đà hương vị tương nếp truyền thống Tân Đức

LNV – Nghề làm tương nếp ở xã Tân Đức (nay là P. Minh Nông, TP. Việt Trì, Phú Thọ) có truyền thống hơn 40 năm đang được người dân và chính quyền địa phương tập trung đầu tư xây dựng thương hiệu và phát triển thành sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động